Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Hoàng Mai

Cập nhật: 04/07/2020

1.

Điểm khác nhau căn bản giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế là

A:

mục đích đấu tranh.

B:

lực lượng tham gia. 

C:

hình thức đấu tranh

D:

Tính chất ban đầu.

Đáp án: D

2.

Thắng lợi quyết định nhất của nhân dân ta trong trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) thể hiện trên mặt trận 

A:

quân sự. 

B:

chính trị. 

C:

kinh tế. 

D:

ngoại giao. 

Đáp án: A

3.

Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nền kinh tế Mĩ sau chiến
tranh thế giới thứ hai?

A:

Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.

B:

Tận dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật để cải tiến cơ cấu hợp lí, nâng cao năng suất, hạ
giá thành sản phẩm.

C:

Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung phát triển kinh tế .

D:

Vai trò quản lí điều tiết của nhà nước

Đáp án: C

4.

Nghị quyết hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 11/1939 có ý nghĩa

A:

 mở đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

B:

 nhấn mạnh việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

C:

 bổ sung làm rõ việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

D:

 hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Đáp án: A

5.

Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ

A:

vĩ tuyến 16 trở ra Bắc

B:

vĩ tuyến 17 trở ra Bắc

C:

vĩ tuyến 17 trở vào Nam

D:

vĩ tuyến 16 trở vào Nam

Đáp án: A

6.

Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên để trở thành siêu cường về:

A:

khoa học vũ trụ 

B:

quân sự.

C:

chính trị.

D:

khoa học - kĩ thuật.

Đáp án: C

7.

Xu thế “ Toàn cầu hóa” là do

A:

Trật tự hai cực Ianta đã tan rã.

B:

Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật

C:

Các nước muốn hợp tác, giao lưu và phát triển kinh tế

D:

Các nước muốn tập trung phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

Đáp án: B

8.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô thay đổi ra sao? 

A:

Chuyển từ đối đầu sang đối thoại. 

B:

Từng là đồng minh chuyển sang đối đầu đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. 

C:

Mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi. 

D:

Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn. 

Đáp án: B

9.

Sau điều ước Tân Sửu (1901), nhiệm vụ chủ yếu đặt ra với cách mạng Trung Quốc là

A:

cải cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu

B:

chống bọn phong kiến phản động để giành ruộng đất cho dân cày

C:

chống đế quốc, chống phong kiến

D:

chống đế quốc giành độc lập dân tộc

Đáp án: C

Phương pháp: Sgk 11 trang 14, 15.

Cách giải:

Sau điều ước Tân Sửu (1901) và triều đình Mãn Thanh kí với đế quốc, Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

=> Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra với cách mạng Trung Quốc là chống đế quốc và chống phong kiến. Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh của nhân dân chống đế quốc và phong kiến lan rộng. Hoa kiều ở nước ngoài cũng nhiệt liệt hưởng ứng phong trào.

10.

Các tác phẩm Nhật kí người điên, AQ chính truyện… là của nhà văn cách mạng nổi tiếng nào dưới đây

A:

Vích-to Huy-gô

B:

Lỗ Tấn

C:

Hô-xê Mác-ti.

D:

Mác Tuên

Đáp án: B

11.

Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A:

 Tư sản yêu nước

B:

 Tiểu tư sản yêu nước

C:

 Công nhân

D:

 Nông dân

Đáp án: D

12.

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào dân tộc dân chủ từ 1919 đến 1925 là 

A:

kinh tế và văn hóa. 

B:

văn hóa và giáo dục 

C:

chính trị và tư tưởng 

D:

kinh tế và chính trị

Đáp án: D

13.

Quốc hội thống nhất cả nước là Quốc hội khóa mấy?

A:

Khóa VII

B:

Khóa IV

C:

Khóa V

D:

Khóa VI

Đáp án: B

14.

Ý nghĩa lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 đối với cách mạng Việt Nam là gì?

A:

Đảng được công nhận là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

B:

Để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

C:

Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

D:

Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Đáp án: D

15.

Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về

A:

nhiệm vụ đấu tranh chủ yếu

B:

kết cục của cuộc chiến tranh

C:

mục tiêu đấu tranh chủ yếu

D:

tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục

Đáp án: D

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.