Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Thanh Chương 3

Cập nhật: 04/07/2020

1.

Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? 

A:

Đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu. 

B:

Tạo nên sự phân chia đối lập giữa Đông Âu và Tây Âu. 

C:

Xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. 

D:

Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới. 

Đáp án: C

Xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. (NATO là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Còn Tổ chức Hiệp ước Vác sa va, một lien minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa, sgk trang 59)

2.

Âm mưu của Mĩ trong việc xâm chiếm miền nam Việt Nam là:

A:

Chia cắt lâu dài Việt Nam.

B:

Biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

C:

Biến miền nam Việt Nam thành trung tâm của chiến lược toàn cầu của Mĩ,

D:

Câu A và B đúng.

Đáp án: D

3.

Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927) đều

A:

lôi cuốn đông dảo công nông tham gia cách mạng.

B:

góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển.

C:

chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức trên cả nước.

D:

tăng cường huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.

Đáp án: B

4.

Quyết định chính thức thành lập tổ chức Liên hợp quốc được thông qua ở đâu? 

A:

Pốtxđam(Đức)

B:

Xan Phanxixcô(Mĩ)

C:

Ianta (Liên Xô)

D:

Vecxai (Pháp)

Đáp án: B

5.

Việc thực hiện đường lối "Ba ngọn cờ hồng" làm cho

A:

Nền kinh tế hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân điêu đứng.

B:

Đời sống nhân dân Trung Quốc được cải thiện.

C:

Nền kinh tế Trung Quốc có bước phát triển nhảy vọt.

D:

Kinh tế phát triển nhưng đời sống nhân dân gặp khó khăn.

Đáp án: A

6.

Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho dân tộc và cách mạng Việt Nam là

A:

chủ nghĩa cộng sản. 

B:

chủ nghĩa xã hội 

C:

cách mạng vô sản. 

D:

cách mạng tư sản. 

Đáp án: C

7.

Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là

A:

Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái.

B:

Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

C:

Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên.

D:

Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang

Đáp án: B

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 116
Cách giải: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Chọn: B

8.

Xu thế hòa hoãn Đông - Tây bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian nào? 

A:

Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. 

B:

Đầu những năm 70 của thế kỉ XX. 

C:

Giữa những năm 70 của thế kỉ XX. 

D:

Cuối những năm 70 của thế kỉ XX. 

Đáp án: B

9.

Mĩ trở thành trung tâm tài chính duy nhất trong thời gian nào ?

A:

Từ 1945 đến 1975

B:

Từ 1918 đến 1945

C:

Từ 1950 đến 1980

D:

Từ 1945 đến 1950

Đáp án: D

10.

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã

A:

đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp

B:

đứng đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp

C:

trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

D:

phục hồi nền kinh tế bằng với mức trước chiến tranh.

Đáp án: C

11.

Hình thức đấu tranh chủ yếu của của các nước Mĩ Latinh sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 là

A:

 đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh kinh tế.

B:

 đấu tranh nghị trường.

C:

 đấu tranh vũ trang.

D:

 đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao.

Đáp án: C

12.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946 - 1954), thắng lợi nào đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương?

A:

Chiến dịch Điện Biên Phủ Xuân-Hè 1954

B:

Hiệp định Giơ - ne - vơ năm 1954

C:

Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954

D:

Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950

Đáp án: A

13.

Trong thời kì 1936 –1939, trong số các đảng phái chính trị ở Việt Nam chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng mạnh nhất vì

A:

có số lượng đảng viên chiếm đa số trong nhân dân.

B:

có tổ chức chặt chẽ và có chủ trương rõ ràng.

C:

công khai hoạt động, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia.

D:

được Chính phủ Pháp công nhận và cho phép hoạt động.

Đáp án: B

14.

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm về quan hệ quốc tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 -1933: “Sự hình thành…....và đã báo hiệu nguy cơ của một.........”

A:

Chủ nghĩa phát xít, những cuộc xung đột trên thế giới, cuộc chiến tranh thế giới mới

B:

Chủ nghĩa phát xít, cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, cuộc chiến tranh thế giới mới

C:

Hai khối đế quốc đối lập, những hành động của các nước phát xít, cuộc chiến tranh thế giới mới

D:

Hai khối đế quốc đối lập, cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, cuộc chiến tranh thế giới mới

Đáp án: D

Phương pháp: Sgk 11 trang 62 (Phần chữ nhỏ), Suy luận, Phân tích

Cách giải:

-  Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tìm cách thoát khỏi bằng hai con đường

+ Anh-Pháp-Mĩ: Cải cách kinh tế duy trì Chủ nghĩa tư bản thoát khỏi khung hoảng.

+ Đức-Italia-Nhật: Thiết lập hình thức thống trị mới (Chủ nghĩa phát xít ra đời) ráo riết chạy đua vũ trang. Sự ra đời của hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

15.

Cho thông tin sau: "Chiến thắng của quân dân miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 được ví như (1)........., là chiến thắng quyết định (2)........ phải kí kết (3)............về chấm dứt chiến tranh, lập lại (4).............." Thứ tự đúng cho các thông tin trên là

A:

(1) trận "Điện Biên phủ trên không"; (2) buộc Pháp; (3) Hiệp định Pari; (4) hòa bình ở Việt Nam

B:

(1) trận "Điện Biên Phủ trên không", (2) buộc Mĩ; (3) Hiệp định Pari; (4) hòa bình ở Đông Dương

C:

(1) trận Điện Biên Phủ trên không", (2) buộc Pháp; (3) Hiệp định Giơnevơ; (4) hòa bình ở Đông Dương

D:

(1) trận "Điện Biên Phủ trên không"; (2) buộc Mĩ; (3) Hiệp định Pari; (4) hòa bình ở Việt Nam.

Đáp án: D

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.