Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Nguyễn Đức Thuận

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác Mỹ đã sử dụng khẩu hiệu gì?

A:

"Mỹ là siêu cường duy nhất đóng vai trò lãnh đạo thế giới"

B:

“Cam kết và mở rộng”

C:

"Thế giới phải luôn công bằng”

D:

“Thúc đẩy dân chủ”

Đáp án: D

2.

Điểm khác nhau căn bản giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế là

A:

mục đích đấu tranh.

B:

lực lượng tham gia. 

C:

hình thức đấu tranh

D:

Tính chất ban đầu.

Đáp án: D

3.

Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là:

A:

hậu phương được củng cố, lớn mạnh về mọi mặt

B:

hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc

C:

vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đối với cuộc kháng chiến

D:

sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô

Đáp án: C

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

- Xét chủ trương của Đảng trong năm 1950:

+ Tháng 6-1950, trước âm mưu của Pháp, Đảng và chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiền lên.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

+ Trực tiếp chỉ đạo chiến dịch: chủ động tấn công cứ điểm Đông Khê…chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4…..

=> Sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ đối với cuộc kháng chiến là nhân tố quan trọng, mang tính quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

4.

Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất vì:

A:

Là nơi thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất

B:

Là nơi tập trung đông đảo giai cấp công nhân

C:

Là nơi có các tổ chức Đảng đông nhất trong cả nước

D:

Là nơi có truyền thống anh dũng dân tộc chống giặc ngoại xâm

Đáp án: C

5.

Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là:

A:

sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.

B:

phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản.

C:

khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước. 

D:

khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối nhờ kinh nghiệm từ khuynh hướng tư sản.

Đáp án: C

6.

Với kế hoạch Nava, âm mưu của Mĩ là: 

A:

muốn kéo dài và quốc tế hóa cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

B:

giúp đỡ Pháp nhanh chóng kết thúc chiến tranh

C:

cùng với Pháp cai trị Đông Dương.

D:

giúp Pháp kết thúc chiến tranh trong danh dự, trả độc lập cho nhân dân Đông Dương.

Đáp án: A

7.

Trong các biện pháp giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945), biện pháp nào là quan trọng nhất?

A:

Lập hũ gạo tiết kiệm

B:

Tổ chức ngày đồng tâm

C:

Tăng cường sản xuất

D:

Chia lại ruộng đất cho nông dân

Đáp án: C

8.

Sự viện nào ở Đông Bắc Á trong thế kỷ XX đã khiến chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới

A:

Sự thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

B:

Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công.

C:

Trung Quốc thử thành công vũ khí nguyên tử.

D:

Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc.

Đáp án: B

9.

Góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là ý nghĩa của

A:

việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B:

phong trào "vô sản hóa".

C:

phong trào đòi độc lập dân tộc.

D:

phong trào đòi tự do dân chủ.

Đáp án: B

10.

Hãy nêu nhưng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất?

A:

Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa g/c tư sản với g/c vô sản

B:

Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa g/c nông dân với g/c phong kiến.

C:

Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa g/c nông dân với g/c tư sản.

D:

Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa tất cả các giai cấp trong hội do địa vị và quyền lợi khác nhau nên đều mâu thuẫn.

Đáp án: B

11.

Trận đọ sức giữa bộ đội chủ lực ta và quân viễn chinh Mĩ ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) diễn ra vào thời gian nào?

A:

16-8-1965.

B:

18-8-1965.

C:

18-6-1965.

D:

16-5-1965.

Đáp án: B

12.

Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đối phó với vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay?

A:

Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

B:

Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

C:

Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.

D:

Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn.

Đáp án: A

13.

Tổ chức cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có tên là gì? 

A:

Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. 

B:

Tân Việt cách mạng đảng. 

C:

Việt Nam Quốc dân đảng. 

D:

Đảng cộng sản Việt Nam. 

Đáp án: C

14.

Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm năm nước sáng lập Asean là

A:

xây dựng nền kinh tế thị trường.

B:

trở thành nước công nghiệp mới.

C:

tăng cường nhập khẩu.

D:

nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.

Đáp án: D

15.

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải đê giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (theo Sách giảo khoa Lịch sử 12 hiện hành) là câu trích trong tài liệu nào dưới đây?

A:

“Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

B:

“Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

C:

“Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh

D:

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.