Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT chuyên Lê Hồng Phong

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm khác biệt về

A:

. giai cấp lãnh đạo

B:

nhiệm vụ chiến lược

C:

nhiệm vụ trước mắt

D:

động lực chủ yếu.

Đáp án: C

Cách giải: - Phong trào 1930 – 1931: nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ đế quốc và phong kiến (theo đúng nội dung của luận cương) - Phong trào 1936 – 1939: do hoàn cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến đổi. Hội nghị tháng 7-1936 xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

2.

Điểm thống nhất trong tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là:

A:

cứu nước và cứu dân

B:

chống phong kiến để mưu cầu độc lập dân tộc

C:

chống Pháp để mưu cầu độc lập dân tộc

D:

chủ trương Duy tân để chống Pháp

Đáp án: A

Phương pháp : so sánh, phân tích, đánh giá

Cách giải:

- Đáp án A: mục tiêu của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cuối cùng đều là giải phóng dân tộc, thống nhất với nhau trong quan điểm dân nước nước dân.

- Đáp án B: dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như điều kiện tiên quyết để giành độc lập là chủ trương của Phan Bội Châu.

- Đáp án C: chống Pháp trước tiên là chủ trương của Phan Châu Trinh.

- Đáp án D: chủ trương dựa vào Pháp để cải cách, duy tân đất nước là chủ trương của Phan Châu Trinh.

=> Điểm thống nhất trong tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là cứu nước và cứu dân.

3.

Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 có đóng góp gì cho cách mạng Việt Nam?

A:

Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam

B:

Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930

C:

Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam

D:

Quá trình thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam

Đáp án: B

4.

Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng cộng sản việt nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là

A:

Chính trị

B:

Văn hoá

C:

Tư tưởng

D:

Kinh tế

Đáp án: D

5.

Những hành động nào của Hội VNCMTN gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc

A:

Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu TQ, ra báo Thanh niên

B:

Bí mật chuyển tác phẩm của Ái Quốc về nước

C:

Chủ trương phong trào vô sản hóa

D:

Phong trào bãi công của công nhân nhà máy sệt Nam Định, nhà máy Diêm và cưa Bến Thủy

Đáp án: A

6.

Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình nổi bật ở khu vực Đông Nam Á là gì?

A:

Hầu hết các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập

B:

Tất cả cá quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập.

C:

Tiếp tục chịu ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.

D:

Tham gia Khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO) do Mĩ thành lập.

Đáp án: A

Phương pháp: giải thích Cách giải:

Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình nổi bật ở khu vực Đông Nam Á là: Hầu hết các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập. Trong đó: Năm 1945 có 3 nước giành được độc lập là: In-đô-nê-xia, Việt Nam và Lào. Lần lượt sau đó, các quốc gia khác ở Đông Nam Á cũng giành được độc lập: Philippin (1946), Miến Điện (1948), Mã Lai (1957) và Xingapo giành quyền tự trị năm 1959.

7.

Căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta do Nguyễn Ái Quốc xây dựng là

A:

 Bắc Kạn.

B:

 Hà Giang.

C:

 Tuyên Quang.

D:

 Cao Bằng.

Đáp án: D

8.

Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A:

Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

B:

Kinh tế Mỹ phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang

C:

Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh của thế giới

D:

Kinh tế Mỹ ngày càng giảm sút do ảnh hưởng của chiến tranh

Đáp án: A

9.

Từ phong trào dân chủ 1936 – 1939, bài học nào còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?

A:

Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

B:

Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh

C:

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào cách mạng nước ta

D:

Sự linh hoạt trong các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao

Đáp án: A

Phương pháp : liên hệ

Cách giải:

Phong trào 1936 – 1939:

- Lần đầu tiên thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho mục tiêu chung.

- Thu hút đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia với hình thức đấu tranh phong phú đòi quyền dân sinh, dân chủ.

=> Bài học và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

10.

Mĩ Latinh được gọi là “lục địa bùng cháy” sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì

A:

Khởi nghĩa vũ trang là hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.

B:

thường xuyên xảy ra cháy rừng.

C:

có nhiều núi lửa hoạt động.

D:

có cách mạng Cuba bùng nổ và 17 nước giành được độc lập năm 1960.

Đáp án: A

11.

Quốc gia cô đại nào đã phát minh ra hệ đếm lục thập phân (60)?

A:

Ai Cập

B:

Lưỡng Hà

C:

Trung Quốc

D:

Không quốc gia nào

Đáp án: B

12.

Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự 2 cực Ianta”?

A:

Trật tự thế giới mới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai

B:

Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta

C:

Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế

D:

Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác…

Đáp án: D

13.

Thời kì Cách mạng từ 1930-1935 là thời kì:

A:

Đảng ta ra hoạt động công khai.

B:

Đảng ta hoạt động mạnh mẽ.

C:

Đảng ta hoạt động nửa công khai, nửa bí mật.

D:

Đảng ta hoạt động bí mật.

Đáp án: D

14.

Trong giai đoạn chiến tranh phá hoại (1965 - 1968) lý do nào là cơ bản nhất miền Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, nhất là chủ trọng phát triển nông nghiệp?

A:

Đảm bảo cho nhu cầu chiến đấu tại chỗ.

B:

Đảm bảo đời sống cho nhân dân địa phương.  

C:

Hạn chế được sự tàn phá của chiến tranh. 

D:

Miền Bắc phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của hậu phương lớn, chi viện theo yêu cầu về sức người sức của cho miền Nam, cả Lào và Cam-pu-chia. 

Đáp án: D

15.

Sự kiện nào chứng tỏ Phan Bội Châu đã có cảm tình với nước Nga Xô Viết?

A:

Dịch ra chữ Hán cuốn Điều tra chân tướng Nga La Tư của một tác giả Nhật Bản

B:

Thành lập Duy tân hội (1904)

C:

Thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912)

D:

Viết Thất điều thư

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.