Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Trung tâm GDTX Thanh Liêm

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Trong các niên đại sau đây, niên đại nào gắn với Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo

A:

Tháng 10 – 1930

B:

Tháng 9 - 1930

C:

Tháng 2 – 1930

D:

Tháng 3 – 1930

Đáp án: A

2.

Vai trò quốc tế của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là gì?

A:

Ủy viên thường trực tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

B:

Nắm quyền chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

C:

Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ.

D:

Chi phối các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: A

3.

Sự kiện nào sau đây không thuộc “Chiến tranh lạnh”?

A:

Sự đối đầu khối NATO và Hiệp ước Vácsava (1949 – 1991).

B:

Chiến tranh Irắc - Mỹ (1991).

C:

Chiến tranh Việt Nam - Mỹ (1954-1975).

D:

Đối đầu giữa 2 nước Đức (1949 -1989).

Đáp án: B

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 60, suy luận

Giải chi tiết:

Sự kiện không thuộc “Chiến tranh lạnh” là: Chiến tranh Irắc - Mỹ (1991).

4.

Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian
1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước.
3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản.
4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao.

A:

3,1,2,4.

B:

4,2,3,1.

C:

3,2,4,1.

D:

3, 2,1,4.

Đáp án: D

5.

Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

A:

Phong trào cách mạng 1930 – 1931

B:

Phong trào dân chủ 1936 – 1939

C:

Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945

D:

Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945

Đáp án: B

Phương pháp: Sgk 12 trang 102, suy luận

Cách giải: Phong trào dân chủ nhân dân 1936-1939 được xem là cuộc tập dượt thứ 2 cho cách mạng tháng Tám sau cao trào 1930 -1931.

Chọn đáp án: B

Sai lầm và chú ý:

-  Cuộc tập dượt lần thứ 1: phong trào 1930 - 1931.

-  Cuộc tập dượt lần thứ 2: phong trào 1936 - 1939.

-  Cuộc tập dượt lần thứ 3: cao trào kháng Nhật cứu nước.

6.

Định ước Henxinki (8/1975) đã tạo cơ chế để:

A:

giải quyết vấn đề xung đột giữa Đông Đức và Tây Đức.

B:

giải quyết hòa bình các tranh chấp và xung đột trên thế giới

C:

giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.

D:

giải quyết các vấn đề an ninh giữa Mĩ và Liên Xô.

Đáp án: C

7.

Nước nào ở Đông Nam á gia nhập vào khối ASEAN năm 1997

A:

Việt Nam

B:

Lào 

C:

Campuchia

D:

Brunây

Đáp án: B

  • Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
    • Cộng hoà Indonesia
    • Liên bang Malaysia
    • Cộng hoà Philippines
    • Cộng hòa Singapore
    • Vương quốc Thái Lan
  • Các quốc gia gia nhập sau:
    • Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)
    • Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
    • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
    • Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
    • Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)

8.

Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10-1949) có ý nghĩa như thế nào?

A:

Đánh dấu cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã hoàn thành triệt để

B:

Lật đổ chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do

C:

Đưa Trung Quốc trở thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á

D:

Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội

Đáp án: D

9.

Điểm giống nhau giữa chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là:

A:

Chỉ có nước tư bản chủ nghĩa tham chiến

B:

Qui mô của hai cuộc chiến tranh giống nhau

C:

Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước tư bản.

D:

Hậu quả chiến tranh nặng nề như nhau

Đáp án: C

10.

Tình hình các nước Đông Bắc Á trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), là như thế nào? 

A:

Tất cả đều bị chủ nghĩa thức dân nô dịch. 

B:

Đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản). 

C:

Các quốc gia vẫn giữ được độc lập tương đối. 

D:

Là các quốc gia Phong kiến lạc hậu đứng trước nguy cơ bị xâm lược. 

Đáp án: B

11.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu thi hành các chính sách

A:

chống cộng, tiến hành Chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế.

B:

cô lập chính trị nhưng vẫn hợp tác về kinh tế.

C:

phong tỏa tài chính trong ngân hàng thế giới.

D:

chống cộng, xâm lược tất cả các nước trong phe XHCN.

Đáp án: A

12.

Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN? 

A:

Hội nghị Băng cốc ngày 8-8-1967 

B:

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 2 năm 1976

C:

Hội nghị Băngcoc Thái lan năm 1999

D:

Hội nghị cấp cao Bali tháng 2 năm 1976

Đáp án: D

13.

Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là do

A:

phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác

B:

phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn

C:

Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cần hợp nhất

D:

các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng

Đáp án: B

14.

Điều gì chứng tỏ Cương lĩnh đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là đúng đắn, sáng tạo, thấm đượm tính dân tộc và nhân văn?

A:

Thấy  được khả năng liên minh có điều kiện với giai cấp tư sản dân tộc, lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

B:

Đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam

C:

Nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu

D:

Đặt ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp

Đáp án: D

15.

Ý nào sau đây không nằm nội dung Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)? 

A:

Nhường cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam. 

B:

Ta để cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng. 

C:

Hai bên ngừng ngừng bắn ở Nam Bộ... 

D:

Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chíng riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. 

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.