Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Nam Lý

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Hành động cách mạng nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc chừng minh: từ một người yêu nước chân chính, Người đã trở thành một chiến sĩ cộng sản?

A:

Đọc luận cương của Lê nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920)

B:

Bỏ phiếu tán thành việc giai nhâp Quốc tế cộng sản (1920)

C:

Gửi yêu sách đến hội nghị Vecxai (1919)

D:

Tham gia Đảng xã hội Pháp (1919)

Đáp án: B

Phương pháp: Sgk 12 trang 80.

Cách giải:

Tháng 12 - 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Kể từ đây, Nguyễn Ái Quốc từ một nhà yêu nước đã trở thành người chiến sĩ cộng sản.

2.

Ngày 29/3/1973, ở miền Nam đã diễn ra sự kiện gì?

A:

Đường Trường Sơn được nâng cấp và mở rộng.

B:

Ngụy quyền đầu hàng.

C:

Kí hiệp định Paris về Việt Nam.

D:

Mỹ rút quân về nước.

Đáp án: D

3.

Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga và Mĩ sau chiến tranh lạnh là

A:

Trở thành đồng minh và là nước lớn trong Hội đồng Bào an Liên hợp quốc

B:

Đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới hai cực

C:

Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật để kết thúc chiến tranh

D:

Tạo lập trật tự thế giới mới là trật tự hai cực Ianta

Đáp án: B

Phương pháp: Sgk lớp 12 trang 17, 45, so sánh.

Cách giải:

  • Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, trong bối cảnh đó Liên bang Nga kế tục Liên Xô và thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự viện trợ về kinh tế; mặt khác nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
  • Kết thúc chiến tranh lạnh, trật tụ hai cực Ianta tan rã, Mĩ càng tìm cách vươn lên, chi phối lãnh đạo toàn thế giới bằng việc thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” và điều chỉnh chính sách đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng của mình.

4.

Đồng tiền EURO chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU thay cho các đồng bản tệ vào năm

A:

1992

B:

1997

C:

1999

D:

2002

Đáp án: D

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 52 Cách giải:

Đồng tiền EURO chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU thay cho các đồng bản tệ vào năm 2002.

5.

Ngày 06-06-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta?

A:

Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị Pari.

B:

Hội nghị cấp cao ba nưóc Đông Dương.

C:

Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần hai.

D:

Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.

Đáp án: D

6.

Cơ quan nào của Liên Hợp quốc đóng vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới?

A:

Đại hội đồng.

B:

Ban Thư ký

C:

Hội đồng Bảo an

D:

Tòa án Quốc tế

Đáp án: C

7.

Nội dung nào không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?

A:

Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu

B:

Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất

C:

Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền

D:

Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu

Đáp án: A

Phương pháp: Suy luận, loại trừ

Cách giải:

Hội nghị Trung ương Đảng lần VI (11/1939)

Địa điểm: Bà Điểm - Hoóc Môn (Gia Định) do tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.

Nội dung:

-  Xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

-  Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và địa chủ.

-  Thành lập chính quyền dân chủ cộng hòa, thay cho chính quyền Xô Viết công, nông, binh.

-  Chuyển từ đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh dân chủ sang lật đổ chính quyền đế quốc và tay sai, từ đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp sang đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.

-  Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

Sai lầm và chú ý: xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu là nội dung của chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. (12-3-1945)

8.

Trong những năm 1953 - 1954, tình đoàn kết chiến đấu chống Pháp của quân, dân hai nước Lào và Việt Nam được thể hiện qua việc

A:

Việt Nam là hậu phương, đóng vai trò cung cấp nhân, vật, lực cho Lào.

B:

Lào là hậu phương, đóng vai trò cung cấp, nhân, vật, lực cho Việt Nam.

C:

quân dân hai nước phối hợp mở nhiều chiến dịch, giành được thắng lợi to lớn.

D:

Việt Nam đưa quân tình nguyện sang giúp nhân Lào kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: C

9.

Sự khác nhau cơ bản nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên so với Việt Nam Quốc dân đảng là

A:

địa bàn hoạt động.

B:

 đối tượng cách mạng đánh đổ.

C:

thành phần tham gia.

D:

khuynh hướng cách mạng

Đáp án: D

10.

Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?

A:

Cách mạng công nghiệp

B:

Cách mạng chất xám

C:

Cách mạng công nghệ

D:

Cách mạng xanh

Đáp án: D

11.

Bức tranh dưới đây phản ánh sự kiện nào của lịch sử Việt Nam?

A:

Nhân dân Sài Gòn trong những ngày tháng 8/1945

B:

Quảng trường Ba Đình ngày 02/9/1945

C:

Mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế lao động (1/5/1938)

D:

Dinh độc lập trong ngày Sài Gòn giải phóng (30/4/1975)

Đáp án: C

12.

Cuộc “tìm diệt" đầu tiên khi quân Mĩ đổ bộ vào miền Nam để thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là

A:

cuộc hành quân vào khô thứ nhất 1965 –1966.

B:

cuộc hành quân vào mùa khô thứ hai 1966 –1967.

C:

cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi).

D:

cuộc hành quân Gianxơn Xiti.

Đáp án: C

13.

Ý nào không phải là mục tiêu cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu chống Mĩ - Diệm?

A:

 Lật đổ chính quyền Mĩ - Diệm

B:

 Giữ gìn và phát triển lực lượng

C:

 Đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ

D:

 Bảo vệ hoà bình

Đáp án: A

14.

Từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc, em hãy rút ra bài học trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A:

Đoàn kết toàn dân tộc

B:

Dựng nước phải đi đôi với giữ nước

C:

Xây dựng quân đội hùng mạnh

D:

Giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng

Đáp án: B

15.

“Ba nhất” và “Đại phong” là tên phong trào thi đua thực hiện kế hoạch 5 năm lần I ở miền Bắc trong các ngành:

A:

“Ba nhất”: nông nghiệp; “Đại phong”: Quân đội.

B:

“Ba nhất”: Quân đội ; “Đại phong” : Nông nghiệp.

C:

“Ba nhất”: Công nghiệp; “Đại phong” : Thủ công nghiệp.

D:

“Ba nhất”: Giáo dục ; “Đại phong“ : Nông nghiệp.

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.