Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TT GDTX Ninh Giang

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12 – 1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là 

A:

Tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế 

B:

Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm

C:

Mở rộng hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp.   

D:

Thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.

Đáp án: B

2.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy” vì:

A:

phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc phát triển mạnh mẽ

B:

nhiều cuộc cách mạng ở Bắc Phi giành được thắng lợi

C:

đây là nơi núi lửa thường xuyên hoạt động

D:

cao trào đấu tranh giành độc lập phát triển mạnh

Đáp án: D

Phương pháp : nhận xét, đánh giá

Cách giải:

- Trước đó, châu Phi nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và được coi là “lục địa ngủ yên” khi chưa nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập.

- Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh chiu tác động bởi nhiều nhân tố

+ Nhân tố khách quan: Sự kết thúc Thế chiến thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi… 

Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở châu Phi. 

 + Nhân tố chủ quan: Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc… 

Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi… Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình.  Nhân dân châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức đấu tranh với nhiều hình thức phong phú nhưng chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị để gây áp lực với kẻ thù…. Mọi đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân… 

=> Với các nhân tố khách quan và chủ quan trên, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”.

3.

Với thắng nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp quân dân ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ? 

A:

Chiến dịch Quang Trung 1951. 

B:

Chiến dịch Hoà Bình 1952. 

C:

Chiến dịch Việt Bắc1947. 

D:

Chiến dịch Biên giới 1950.

Đáp án: D

4.

Đến đầu những năm 1970 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu cơ bản gì thể hiện sự cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu?

A:

Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế.

B:

Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh về hạt nhân nói riêng.

C:

Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng.

D:

Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ.

Đáp án: B

5.

Nhiệmm vụ chủ yếu của cách mạng được Chủ Tịch Hồ Chí Minh vạch  ra tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II  của Đảng (1951)là  gì ?

A:

Tiêu diệt thực dân  Pháp xâm lược,giành thắng lợi hoàn toàn 

B:

Tiêu diệt thực dân  Pháp xâm lược,đánh bại bọn can thiệp Mĩ

C:

Tiêu diệt thực dân  Pháp xâm lược,Đánh bại bọn can thiệp Mĩ dành đọc lập thống nhất hoàn toàn, bảo vệ cách  mạng thế giới

D:

Tiêu diệt bọn thực dân Pháp xâm lược ,giúp nhân dân campuchia  tiêu diệt thực dân pháp xâm lược, giành thắng lợi hoàn toàn

Đáp án: B

6.

Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương (tháng 10 năm 1930) là:

A:

xác định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

B:

xác định lực lượng tham gia cách mạng là công nhân và tiểu tư sản.

C:

xác định mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam.

D:

xác định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp và tư sản.

Đáp án: A

7.

Tổ chức nào dưới đây được thành lập tại Quảng Châu – Trung Quốc?

A:

Hội Phục Việt.

B:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C:

Hội truyền bá chữ Quốc ngữ.

D:

Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

Đáp án: B

8.

Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam trong những năm 1975-1976 đã

A:

tạo cơ sở để Việt Nam gia nhập Liên bang Đông Dương.

B:

tạo ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc.

C:

đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước về kinh tế.

D:

đánh dấu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã hoàn thành.

Đáp án: B

9.

Hiệp định nào sau đây công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lục luợng kháng chiến Lào?

A:

Hiệp định Viêng Chăn

B:

Hiệp định Pa-ri

C:

Hiệp định Giơ-ne-vơ

D:

Hiệp định hòa bình

Đáp án: C

Phương pháp: Sgk 12 trang 27.

Cách giải:

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Gionevo (7-1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền và và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.

10.

Từ 1951 –1953, cục diện trên chiến trường chính Bắc Bộ, ta giữ thế

A:

bị động, cầm cự.

B:

chủ động.

C:

phòng ngự.

D:

tổng tiến công.

Đáp án: B

11.

Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai ?

A:

Cách mạng khoa học – kĩ thuật chế tạo vũ khí đặt nhân loại trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

B:

Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

C:

Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật.

D:

Nạn khủng bố, gây nên tình hình căng thẳng.

Đáp án: C

12.

Kẻ thù chính của nhân dân các nước Đông Nam Á ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc là

A:

chủ nghĩa thực dân mới.

B:

giai cấp địa chủ phong kiến.

C:

chủ nghĩa thực dân cũ.

D:

chế độ phân biệt chủng tộc.

Đáp án: C

13.

 Bước vào đông – xuân 1953 - 1954, Pháp – Mĩ âm mưu giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm 

A:

"kết thúc nhanh chóng chiến tranh ở Việt Nam". 

B:

"kết thúc chiến tranh trong danh dự". 

C:

"nhanh chóng kiểm soát tình hình chiến trường".

D:

"giành thế chủ động trên chiến trường Đông Dương".

Đáp án: B

14.

Việc chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được đánh dấu bằng sự kiện

A:

cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng.

B:

Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản.

C:

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập với Cương lĩnh chính trị đúng đắn.

D:

Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

Đáp án: C

15.

Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc gồm những quốc gia nào?

A:

Liên Xô (Nga) – Nhật Bản – Trung Quốc – Mĩ - Anh

B:

Đức – Nhật Bản – Trung Quốc – Mĩ - Pháp

C:

Mĩ – Anh – Pháp – Trung Quốc – Nhật Bản

D:

Liên Xô (Nga) – Anh – Pháp – Mĩ – Trung Quốc

Đáp án: D

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.