Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Tư thục Việt Yên

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong đông - xuân 1953-1954 là tập trung tiến công

A:

 đồng bằng Bắc Bộ, nơi tập trung quân cơ động chiến lược của Pháp.

B:

 những hướng quan trọng chiến lược mà địch tương đối yếu.

C:

 Điện Biên Phủ, trung tâm của kế hoạch Nava.

D:

 trên toàn bộ các chiến trường Đông Dương.

Đáp án: B

2.

Trong thời gian ở Liên Xô (1923-1924), Nguyễn Ái Quốc đã

A:

tham dự Đại hội lần thứV của Quốc tế Cộng sản

B:

thành lập nhóm Cộng sản đoàn

C:

thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

D:

sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa

Đáp án: A

Phương pháp: sgk Lịch sử 12 trang 82

 Cách giải: Trong thời gian ở Liên Xô (1923-1924), Nguyễn Ái Quốc đã tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

3.

Sự kiện "Bức tường Berlin" bị phá bỏ diễn ra vào thời gian nào?

A:

Tháng 10 - 1990

B:

Tháng 11 - 1989

C:

Tháng 10 - 1991

D:

Tháng 10 - 1988

Đáp án: B

Bức tường sụp đổ trong đêm thứ Năm ngày 9 tháng 11, rạng sáng ngày thứ Sáu ngày 10 tháng 11 năm 1989, sau hơn 28 năm.

4.

Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" là gì?

A:

Thắng lợi của cách mạng Cu Ba năm 1959.

B:

Thắng lợi của cuộc cách mạng Hồi giáo I-ran năm 1979.

C:

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.

D:

Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

Đáp án: C

5.

Mốc đánh dấu bước đột phá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc là:

A:

Ngày 23/4/1949, giải phóng Nam Kinh.

B:

Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập.

C:

Ngày 14/2/1950, kí "Hiệp ước hữu nghị đồng minh và tương trợ Xô- Trung".

D:

Tháng 12/1978, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đáp án: D

6.

Những quyết định của Hội nghị Ianta đã đưa đến hệ quả gì?

A:

 Trên lãnh thổ Đức hình thành hai nhà nước Đức với hai chế độ chính trị khác nhau.

B:

 Liên hợp quốc được thành lập.

C:

 Một trật tự thế giới mới được hình thành-trật tự hai cực Ianta.

D:

 Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt tận gốc.

Đáp án: C

7.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Chiến tranh lạnh với các cuộc Chiến tranh thế giới đã qua là

A:

diễn ra trên phạm vi toàn cầu

B:

không có xung đột quân sự trực tiếp giữa Mĩ và Liên Xô

C:

thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng

D:

diễn ra dai dẳng, không phân thắng bại

Đáp án: B

Phương pháp: so sánh

Cách giải: Nếu như các cuộc chiến tranh thế giới đã qua đều có sự xung đột quân sự trực tiếp giữa các nuớc thì Chiến tranh lạnh là chiến tranh không tiếng súng, không có xung đột quân sự trực tiếp giữa Mĩ và Liên Xô.

8.

Tư tưởng yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam được thể hiện rõ nhất thời kỳ từ 8/1945 đến 12/1946 đó là

A:

nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc, yêu cầu Pháp chấp hành Hiệp định Giơ ne vơ.

B:

không chấp nhận tối hậu thư của Pháp, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.

C:

hòa với Trung hoa dân quốc ở miền Bắc, đánh Pháp ở miền Nam.

D:

hòa với Trung hoa dân quốc, ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ 06/3 và Tạm ước 14/9.

Đáp án: D

9.

Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La Tinh là ai?

A:

Chế độ phân biệt chủng tộc.

B:

Chủ nghĩa thực dân cũ.

C:

Chế độ tay tai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

D:

Giai cấp địa chủ phong kiến.

Đáp án: C

10.

Giành chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là những tỉnh:

A:

Hải Dương, Hà Tình, Quảng Nam, Hà Nội

B:

Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Quảng Nam

C:

Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa

D:

Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam

Đáp án: D

11.

Ý nghĩa quan trọng của phong trào "Đồng Khởi " là gì?

A:

 Làm phá sản chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.

B:

 Buộc Mĩ phải đàm phán với ta ở Pari.

C:

Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

D:

Sự ra đời của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Đáp án: C

12.

Sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A:

Việt Nam gia nhập ASEAN (1995)

B:

Hiệp ước Bali được kí kết (1976)

C:

Campuchia gia nhập ASEAN (1999)

D:

Brunây gia nhập ASEAN (1984)

Đáp án: B

- Từ 1967 – 1975: tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

- Từ 1976 đến nay: hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (Indonesia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali)

13.

Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban khởi toàn quốc khi

A:

Đảng ta nhận được những thông tin về phát xít Nhật sắp đầu hàng.

B:

Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim bị khủng hoảng sâu sắc.

C:

Nội các Nhật Bản thông qua quyết định đầu hàng.

D:

Phát xít Đức chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

Đáp án: A

Hội nghị diễn ra (từ ngày 13-15/8/1945) trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi: phát xít Đức đã thất bại (tháng 5/1945), phát xít Nhật đang bị quân Đồng minh dồn vào bước đường cùng rồi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 

14.

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) có ý nghĩa quốc tế sâu sắc vì

A:

góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở câu Phi.

B:

góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ latinh.

C:

tạo điều kiện cho cách mạng Lào, Campuchia và các nước Đông Bắc Á phát triển, giành thắng lợi

D:

góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ latinh.

Đáp án: D

Phương pháp : Sgk 12 trang 45, suy luận

Cách giải:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.

=> Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) có ý nghĩa quốc tế sâu sắc vì góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ latinh.

15.

Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945)? 

A:

Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. 

B:

Thành lập Tòa án quốc tế để xét xử tội phạm chiến tranh. 

C:

Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. 

D:

Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít. 

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.