Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TC nghề số 12 Bộ Quốc phòng

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Nguyên nhân cơ  bản nhất dẫn đến phong trao Đồng Khởi  1959-1960 là gì “

A:

Mĩ –Diệm phá Hiệp định giơnevơ ,thực hiện chính sách “tố cộng”,”diệt cộng “

B:

Có nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của  Đảng về đường lối cách mạng miền Nam

C:

Do chính sách cai trị của Mĩ –Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề 

D:

Câu A và B đúng

Đáp án: B

Tháng 5/1959, Ngô Đình Diệm ban hành Đạo luật 10/59 công khai "đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật" và tiến hành tàn sát, bắt giữ hàng chục vạn thành viên Việt Minh và những người dân ủng hộ Việt Minh, đồng thời dùng máy chém xử tử một số người. Ước tính hàng vạn người đã bị giết, hàng trăm ngàn người bị bắt giữ. Tháng 1/1959, diễn ra hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đã quyết định "cho phép lực lượng cách mạng miền Nam sử dụng bạo lực để đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm". Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để lật đổ chính quyền Mỹ-Diệm, cao trào diễn ra ở các địa phương: Bác Ái (02/1959), Trà Bồng (08/1959)... phong trào lan nhanh ra khắp miền Nam, đặc biệt là phong trào Đồng khởi ở tỉnh Bến Tre. 17/1/1960, tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre diễn ra cuộc biểu tình phản đối (về sau lấy ngày 17/1 là ngày kỷ niệm), sau đó lan ra các huyện Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri... làm bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa hoang mang. Từ Bến Tre, phong trào lan rộng ra khắp miền Nam Việt Nam, Tây Nguyên, và các nơi khác ở miền Trung. Cuối năm 1960, phong trào đã làm chủ nhiều thôn xã ở miền Nam, Tây Nguyên, và ven biển miền Trung Việt Nam. Sự thành công của phong trào đã chiếm được nhiều vùng rộng lớn và thúc đẩy sự thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960).

2.

Điểm mới căn bản giữa hội nghị 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

A:

đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến

B:

tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức

C:

thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc

D:

giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương

Đáp án: D

Phương pháp: So sánh

Cách giải:

Hội nghị tháng 11/1939 và Hội nghị tháng 5/1941 đều:

-   Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến. Hội nghị tháng 11/1939 là mở đầu quá trình chuyển hướng chỉ đạo cách mạng; hội nghị tháng 5/1941 là đánh dấu sự hoàn chỉnh quá trình chuyể hướng đó.

-   Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

-   Thành lập mặt trận dân tộc rộng rãi chống đế quốc:

+ Hội nghị tháng 11/1939: Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

+ Hội nghị tháng 5/1941: Mặt trận Việt Minh.

Tuy nhiên, Hội nghị tháng 5/1941 có điểm mới căn bản đó là giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương

Sai lầm và chú ý: ghi nhớ những nội dung chính trong hai Hội nghị tháng 11-1939 và tháng 5-1941.

3.

Đâu là yếu tố bất ngờ nhất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?

A:

Tiến công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn.

B:

Tiến công vào đêm giao thừa.

C:

Tiến công vào Bộ tổng tham mưu quan đội Sài Gòn.

D:

Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Đáp án: B

4.

Chiến thắng nào của ta đã làm phá sản mục tiêu chiến lược “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ?

A:

Chiến thắng Ba Rài.

B:

Chiến thắng Đồng Xoài.

C:

Chiến thắng Ấp Bắc.

D:

Chiến thắng mùa khô 1965-1966, 1966-1967.

Đáp án: D

5.

Thực dân Anh đưa ra "phương án Maobattơn" chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự  trị Ấn Độ và Pakixtan chứng tỏ?

A:

Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn. 

B:

Thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa. 

C:

Thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị Ấn Độ. 

D:

Thực dân Anh đã phải nhượng bộ trước phong trào đấu tranh của nhân dân. 

Đáp án: D

6.

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?

A:

Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

B:

Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.

C:

Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.

D:

Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu.

Đáp án: C

7.

Chủ trương nào của Đảng cộng sản Trung Quốc từ sau năm 1959 đã gây ra tình trạng khủng hoảng và trì trệ của xã hội Trung Quốc?

A:

Thực hiện cuộc cách mạng "Đại văn hóa vô sản".

B:

Xây dựng "Công xã nhân dân".

C:

Thực hiện đường lối "Đại nhảy vọt".

D:

Đường lối " Ba ngọn cờ hồng".

Đáp án: D

8.

“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” là chủ trương của

A:

Lý Thường Kiệt.

B:

Trần Hưng Đạo

C:

​Lê Hoàn

D:

Lê Lợi

Đáp án: A

9.

Trong những năm 1946 -1949 ở Trung quốc diễn ra sự kiện gì?

A:

Cách mạng văn hóa  

B:

Quốc Cộng hợp tác chống phát xít Nhật

C:

Cách mạng Trung Quốc thắng lợi

D:

Nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng

Đáp án: D

10.

Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) là

A:

cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc

B:

tạo điều kiện cho việt nam giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

C:

tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á

D:

làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh

Đáp án: C

11.

Ý nghĩa nào sau đây không thuộc về thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) của quân và dân miền Nam?

A:

Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

B:

Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

C:

Làm phá sản chiến lược “chiến tranh một phía” của Mĩ.

D:

Làm thất bại hoàn toàn thủ đoạn dồn dân lập “Âp chiến lược’ của Mĩ.

Đáp án: D

12.

Trong cuộc đấu tranh chính trị tiêu biểu nhất trong năm 1963 của đồng bào miền Nam ?

A:

Cuộc biểu tình của 2 van tăng ni Phật tử Huế (8-5-1963)

B:

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm ở Sài Gòn (11-6-1963)

C:

Cuộc biểu tình của 70 vạn quân chúng Sài  Gòn (16-6-1963)

D:

Cuộc Đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm  (01-11-1963)

Đáp án: C

13.

Nguồn gốc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai

A:

 Do yêu cầu cuộc sống

B:

 Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai

C:

 Những thành tựu khoa học- kĩ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỹ XX, tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai

D:

 Tất cả đều đúng

Đáp án: D

14.

Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Vécxai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc (thuộc địa)

A:

phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa

B:

phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế

C:

chi có thể đi theo con đường cách mạng vô sản

D:

chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình

Đáp án: D

15.

Từ năm 1987 trở đi, trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc bình thườnghoá quan hệ với các nước nào?

A:

Mĩ, Liên Xô, Mông Cổ.

B:

Liên Xô, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

C:

Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam, Cu-ba.

D:

Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ.

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.