Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Phương Sơn

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Trinh bày xuất xứ của đoạn văn sau đây: “Trong lúc này quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy. Chúng ta hãy đoàn kết lại đánh đổ bọn đé quốc và Việt gian đặng cứu nòi going ra khỏi nước sôi, lửa nóng”.

A:

Trong thư của Nguyễn Ái Quốc gửi đến đồng bào cả nước.

B:

Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.

C:

Trong lời hịch của mặt trận Việt Minh.

D:

Trong Quân lệnh số 1 của Mặt trận Việt Minh.

Đáp án: A

2.

Vì sao Triều đình đã ký với thực dân Pháp các Hiệp ước mà nhân dân vẫn đứng lên chống Pháp?

A:

Vì đây là các Hiệp ước chỉ có lợi cho tầng lớp quan lại

B:

Vì đây là các Hiệp ước bất bình đẳng, chủ quyền dân tộc từng bước bị mất.

C:

Vì nội dung các Hiệp ước bất lợi cho nông dân

D:

Vì các hiệp ước này có nội dung đàn áp phong trào nông dân.

Đáp án: B

3.

“Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”(Nguyễn Ái
Quốc). Câu nói trên thể hiện điều gì?

A:

Đảng ra đời đánh dấu giai cấp công nhân đã trở thành một giai cấp độc lập

B:

Đảng ra đời chứng tỏ phong trào công nhân đã có sự chuyển biến về chất

C:

Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân đã giành quyền lãnh đạo cách mạng

D:

Không có sự ra đời của Đảng thì không có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân

Đáp án: A

- Giai cấp vô sản chính là giai cấp công nhân.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là đội tiên phong của giai cấp công nhân => giai cấp công nhân trở thành một
giai cấp độc lập.

Chọn đáp án: A
Chú ý:
Đáp án B: sự chuyển biến về chất của phong trào công nhân bắt đầu từ cuộc bãi công của thợ máy xưởng
Bason (8-1925).

4.

Chiến thắng Đường số 14 – Phước Long (cuối năm 1974 đầu 1975) được coi là trận “trinh sát chiến lược” của quân dân miền Nam vì đã

A:

Cho thấy sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn.

B:

Buộc Mỹ phải can thiệp trở lại ở chiến trường miền Nam.

C:

Buộc Mỹ phải rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh.

D:

Bắt đầu chuyển cuộc kháng chiến của ta sang thế tiến công.

Đáp án: A

Chiến dịch đường 14 -Phước Long là trận đụng độ quân sự lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long trong chiến tranh Việt Nam, kết quả là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng và chiếm được Phước Long. Tuy không nằm trong chiến dịch Tây Nguyên nhưng trận Phước Long (từ đêm 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975) có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ để mở đầu cho những diễn biến tiếp theo của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đưa đến sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

5.

Với “hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương”giữa Pháp và Nhật kí ngày 23-7-1941, Pháp đã thừa nhận Nhật có quyền gì ở Đông Dương?

A:

Có quyền chỉ huy kinh tế.

B:

Có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương.

C:

Có quyền độc chiếm 3 sân bay Cát bi, Gia Lâm, Phủ Lạng Thương.

D:

Có quyền đưa 6000 quân đóng ở phóa Bắc song Hồng.

Đáp án: B

6.

Hội nghị Ianta có những quyết định quan trọng ngoại trừ việc

A:

phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh

B:

tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật

C:

thiết lập trật tự thế giới hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực

D:

thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới

Đáp án: C

Phương pháp : Sgk 12 trang 5, loại trừ

Cách giải:

Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta bao gồm:

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

- Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới

Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á.

Đáp án C là hệ quả từ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó giữa các cường quốc hình thành, nó không thuộc nội dung của Hội nghị Ianta.

7.

Sự kiện tiêu biểu nhất lịch sử thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng đến cách mạng nước ta? 

A:

Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô Viết ra đời. 

B:

Đảng Cộng sản Pháp thành lập năm 1920 

C:

Quốc tế Cộng sản thành lập năm 1919 

D:

Các nước đế quốc họp chia lại thế giới 

Đáp án: A

8.

Vì sao tầng lớp tiểu tư sản trở thành những bộ phân quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta?

A:

Bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ.

B:

Đời sống bấp bênh, dể bị đẩy vào con đường phá sản thất nghiệp.

C:

Câu A đúng câu B sai.

D:

Cả câu A, B đều đúng.

Đáp án: D

9.

Sau cuộc kháng chiến chống pháp kết thúc , Miền Bắc đã căn bản hoàn thành cuộc cánh  mạng nào?

A:

Cách mạng ruộng đất

B:

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 

C:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa 

D:

Cách mạng xanh trong nông nghiệp 

Đáp án: B

10.

Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

A:

thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu

B:

xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu

C:

nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế

D:

tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu

Đáp án: C

11.

Tại sao đế quốc Pháp lại đẩy mạnh khai thác Việt Nam ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất?

A:

Để độc chiếm thị trường Việt Nam.

B:

Do chiến tranh kết thúc, Pháp là nước thắng trận nên có đủ sức mạnh tiến hành khai thác ngay.

C:

Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

D:

Do Việt Nam có nhiều cao su và than là 2 mặt hàng mà thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn sau chiến tranh.

Đáp án: C

12.

Sau phong trào cách mạng 1930 –1931, Quốc tế Cộng sản đã ghi nhận như thế nào đối với Đảng Cộng sản Đông Dương?

A:

Là một đảng dự bị, hoạt động không chịu ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản.

B:

Là một phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

C:

Là tổ chức hoạt động mạnh nhất châu Á.

D:

Là tổ chức Đảng non yếu, dễ bị đàn áp.

Đáp án: B

13.

Chiến dịch Biên giới (thu - đông 1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam đều nhằm

A:

giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường

B:

tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực đối phương

C:

làm cho quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó

D:

phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của thực dân Pháp

Đáp án: B

14.

Các sách báo nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1929 đến 1925?

A:

An Nam trẻ, Người cùng khổ, Thanh niên, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh

B:

Người cùng khổ, Người nhà quê, Thanh niên, Bản án chế độ thực dân Pháp.

C:

Người cùng khổ, Thanh niên, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh, Nhân đạo.

D:

Tất cả đều đúng.

Đáp án: C

15.

Vấn đề gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị và quan hệ quốc tế đầu thế kỷ XXI là

A:

sự ngăn cách giàu - nghèo giữa các quốc gia ngày càng lớn

B:

chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường

C:

cuộc cách mạng Khoa học - kỹ thuật tạo ra các loại vũ khí hủy diệt

D:

sự trỗi dậy của các cường quốc mới đòi hình thành thế “đa cực”

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.