Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Cẩm Lý

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào ngày, tháng, năm nào?

A:

Ngày 7/1/1984.

B:

Ngày 28/7/1995.

C:

Ngày 23/7/1997.

D:

Ngày 30/4/1999.

Đáp án: B

2.

Mĩ đã tuyên bố xóa bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào thời gian nào?

A:

Năm 1976.

B:

Năm 1994.

C:

Năm 2004.

D:

Năm 1986.

Đáp án: B

3.

Chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

ngăn chặn tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới

B:

khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh

C:

triển khai “chiến lược toàn cầu”

D:

đàn áp phong trào giải phóng dân tộc thế giới

Đáp án: C

4.

Hãy chọn đáp án đúng điền vào những cụm từ còn thiếu cho đúng với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975): " (1)...vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là (2) ... của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam".

A:

"(1) Thống nhất đất nước (2) quy luật khách quan"

B:

"(1) Chủ nghĩa xã hội (2) yêu cầu"

C:

"(1) Giải phóng dân tộc (2) quy luật khách quan"

D:

"(1) Thống nhất đất nước (2) yêu cầu"

Đáp án: A

5.

Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?

A:

Những quyết định của Hội nghị Ianta

B:

Những thỏa thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc

C:

Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng với những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.

D:

Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Đáp án: C

6.

Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cuba năm 1959 so với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là:

A:

đấu tranh ngoại giao

B:

đấu tranh chính trị

C:

đấu tranh vũ trang

D:

khởi nghĩa từng phần

Đáp án: C

Phương pháp : so sánh

Cách giải:

Cách mạng Cuba (1953–1959) là một cuộc nổi dậy vũ trang do Phong trào 2 tháng 7 của Phiđen Cátxtơrô và các đồng minh của họ tiến hành nhằm chống lại chính phủ của Tổng thống Batixta. Cách mạng bắt đầu vào tháng 7 năm 1953, và cuối cùng lật đổ Batixta vào ngày 1 tháng 1 năm 1959, lập nên chính phủ xã hội chủ nghĩa cách mạng. Tổ chức phong trào sau đó cải tổ theo đường lối cộng sản chủ nghĩa, và trở thành Đảng Cộng sản vào tháng 10 năm 1965.

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là cách mạng bảo lực với hình thức là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từ tay thực dân Pháp.

=> Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của Cách mạng Cuba năm 1959 so với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là đều đâu tranh vũ trang.

7.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –1933, thực dân Pháp ở Đông Dương đã

A:

dừng cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương để giải quyết tình hình trong nước.

B:

tập trung đầu tư khai thác thuộc địa để bù đắp cho kinh tế chính quốc.

C:

tập trung vốn chỉ khai thác than đá để cung cấp cho ngành công nghiệp Pháp.

D:

tạo mọi điều kiện để tư sản thuộc địa phát triển kinh tế.

Đáp án: B

8.

Vì sao ngày 9-3-1945, Nhật tiến hành cuộc đảo chính hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương?

A:

 Để tránh hậu họa khi quân Đồng minh vào Đông Dương, Pháp sẽ dựa vào Đồng minh đánh Nhật.

B:

 Nhật muốn độc chiếm Đông Dương.

C:

 Pháp vi phạm những điều khoản đã kí kết với Nhật.

D:

 Nhật bị Đồng minh đánh bại nên trả thù Pháp.

Đáp án: A

9.

Thắng lợi quan trọng trong công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là

A:

Đưa nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn

B:

Khẩu hiệu "người cày có ruộng" trở thành hiện thực

C:

Giải phóng hoàn toàn nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến

D:

Đã đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến

Đáp án: B

10.

Tinh thần yêu chuộng hòa bình trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta phát huy như thế nào trong cuộc đấu ranh bảo vệ chủ quyền trên biển đảo hiện nay?

A:

Đàm phán, chia sẻ quyền lợi

B:

Nhân nhượng một số quyền lợi

C:

Chấp nhận đánh đổi một phần chủ quyền biển đảo

D:

Đấu tranh hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế

Đáp án: D

Phương pháp : liên hệ

Cách giải:

Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong ….Việt Nam đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu chuộng hòa bình của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” để giải quyết vấn đê biển Đông. Lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

11.

Mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là?

A:

 mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

B:

 mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp.

C:

 mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản.

D:

 mâu thuẫn giữa nhân dân ta và tay sai.

Đáp án: B

12.

Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Trung Quốc là

A:

đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa và giáo dục.

B:

đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật.

C:

làm cuộc "Đại cách mạng văn hóa vô sản".

D:

thực hiện đường lối "Ba ngọn cờ hồng".

Đáp án: A

13.

Cuộc “tìm diệt" đầu tiên khi quân Mĩ đổ bộ vào miền Nam để thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là

A:

cuộc hành quân vào khô thứ nhất 1965 –1966.

B:

cuộc hành quân vào mùa khô thứ hai 1966 –1967.

C:

cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi).

D:

cuộc hành quân Gianxơn Xiti.

Đáp án: C

14.

Trong quá trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có

A:

hội Đồng minh

B:

hội Cứu quốc

C:

hội Phản phong

D:

hội Phân đề

Đáp án: B

Phương pháp: sgk Lịch sử 12 trang 109

Cách giải: Trong quá trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, đến năm 1942, khắp các châu Cao Bằng đều có hội Cứu quốc, trong đó có 3 châu “hoàn toàn”.

15.

Thắng lợi quân sự mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân ta là 

A:

Điện Biên Phủ năm 1954. 

B:

Việt Bắc thu - đông năm 1947. 

C:

Biên giới thu - đông năm 1950. 

D:

Tây Bắc và Trung Lào cuối năm 1953. 

Đáp án: C

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.