Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Sơn Động 2

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Trong những năm 1937 – 1938, Đảng Cộng Sản Đông Dương lợi dụng khả năng hợp pháp đưa người của Đảng và của Mặt trận vào Hội đồng Quản hạt ở Nam Kì và Viện dân biểu ở Bắc-Trung Kì nhằm mục đích gì?

A:

Vận động bọn tay sai của thực dân Pháp đứng về phía cách mạng để đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

B:

Mở rộng địa bàn hoạt động trong cả nước, gây cơ sở cách mạng trong toàn quốc.

C:

Nắm bắt tình hình để đối phó với kẻ thù trong bất cứ tình huống nào đồng hờ chuẩn bị tiến đến thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

D:

Tất cả đều sai.

Đáp án: D

2.

Nội dung nào sau đây không nằm trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?

A:

Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

B:

Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.

C:

Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.

D:

Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu.--

Đáp án: D

3.

Hiệp hội các quôc gia Đông Nam Á thành lập vào thời gian nào?

A:

Ngày 8/8/1966

B:

Ngày 18/8/1966

C:

Ngày 8/8/1967

D:

Ngày 18/8/1967

Đáp án: C

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là 1 liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.

4.

Chiến dịch Tây Nguyên 1975 kết thúc thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới vì:

A:

chuyển cuộc kháng chiến từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược.

B:

làm mất tinh thần và khả năng chiến đấu của quân địch.

C:

đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ chính trị mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

D:

tạo điều kiện để ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh.

Đáp án: A

5.

Lựa chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu …ngày càng cao của con người”.

A:

cuộc sống và sản xuất

B:

vật chất và tinh thần

C:

dân số và môi trường

D:

kinh tế và chiến tranh

Đáp án: B

6.

Đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật là:

A:

đế quốc cho vay lãi

B:

đế quốc thực dân

C:

đế quốc phong kiến quân phiệt

D:

đế quốc quân phiệt hiếu chiến

Đáp án: C

Phương pháp: sgk lịch sử 11, trang 7

Cách giải:

Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

7.

Chủ trương đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu của Đảng Cộng sản Đông Dương được mở đầu từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương

A:

tháng 7/1936. 

B:

tháng 11/1939.

C:

tháng 11/1940.    

D:

tháng 5/1941.

Đáp án: B

8.

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A:

Chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

B:

Triển khai chiến lược toàn cầu với hi vọng làm bá chủ thế giới.

C:

Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

D:

Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.

Đáp án: B

*Chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống

- Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

- Khởi xướng cuộc “Chiến tranh lạnh”, trực tiếp hay gián tiếp gay ra và ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn.

- Từ năm 1972, Mĩ đã thực hiện chính sách “hòa hoãn” với Trung Quốc, Liên Xô. Sau thất bại ở Việt Nam, Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện “Chiến lược toàn cầu” đối đầu với Liên Xô.

- Từ giữa những năm 80, xu hướng đối thoại hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế. Cuối năm 1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.

- Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Mĩ thực hiện chiến lược: “Cam kết và mở rộng” dưới đời tổng thống B. Clintơn với ba mục tiêu cơ bản: bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự hùng mạnh để sẵn sàng chiến đấu; tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ, sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

- Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự Ianta tan rã (1991), Mĩ đang thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” chi phối và lãnh đạo toàn thế giới.

* Xét về mặt bản chất, mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” giống mục tiêu của “Chiến lược toàn cầu” ở chỗ, đều thể hiện và thực hiện cho tham vọng vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới của Mĩ. Nói một cách khác, chiến lược “Cam kết và mở rộng” vẫn là sự tiếp tục triển khai “Chiến lược toàn cầu” trong bối cảnh lịch sử mới.

=> Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau năm 1945 đến năm 2000 là thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

9.

Tại sao lại gọi là phong trào "Hội kín" ở Nam Kì?

A:

Vì các phong trào yêu nước của nhân dân Nam Kì hoạt động bí mật.

B:

Vì các hoạt động yêu nước của nhân dân Nam Kì núp dưới hình thức tôn giáo, mê tín để dễ tuyên truyền, vận động quần chúng.

C:

Vì đây là các hoạt động thuần túy mang màu sắc tôn giáo

D:

Vì phong trào này thường hội họp kín.

Đáp án: B

10.

Thiện chí của ta thể hiện trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

A:

Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng.

B:

Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta đã kí hiệp định sơ bộ.

C:

Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ

D:

Tất cả các câu đều đúng

Đáp án: A

11.

Nguyên nhân nào dưới đây làm cho Liên Xô và các nước Đông Âu bị “trì trệ”, khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

A:

Do xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn.

B:

Do chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới

C:

Do hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội

D:

Tất cả các nguyên nhân trên.

Đáp án: B

12.

Những hành động nào của Hội VNCMTN gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc

A:

Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu TQ, ra báo Thanh niên

B:

Bí mật chuyển tác phẩm của Ái Quốc về nước

C:

Chủ trương phong trào vô sản hóa

D:

Phong trào bãi công của công nhân nhà máy sệt Nam Định, nhà máy Diêm và cưa Bến Thủy

Đáp án: A

13.

Ý nghĩa của phong trào Cần vương là

A:

Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam

B:

Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập

C:

Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân.

D:

Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX

Đáp án: D

14.

"Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được". Nội dung trên được trích trong văn kiện của Hội nghị nào dưới đây?

A:

 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

B:

 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.

C:

 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1940.

D:

 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941.

Đáp án: D

15.

Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỷ XIX đã

A:

làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy giảm

B:

trở thành nguyên nhân sâu xa để Việt Nam bị xâm lược

C:

làm cho Việt Nam bị lệ thuộc vào các nước phương Tây

D:

đặt Việt Nam vào thế đối đầu với tất cả các nước tư bản

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.