Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TTGDTX H. Yên Thế

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Mỹ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

A:

Chiến tranh cục bộ

B:

Đông Dương hóa chiến tranh

C:

Việt Nam hóa chiến tranh

D:

Chiến tranh đặc biệt

Đáp án: A

2.

Tại Hà Nội năm 1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên đã

A:

tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B:

cải cách ruộng đất trong cả nước

C:

thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh

D:

tiến hành đổi mới đất nước

Đáp án: A

3.

Từ năm 1969 đến năm 1973, ở miền Nam Việt Nam đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược

A:

"Chiến tranh đặc biệt"

B:

"Chiến tranh một phía"

C:

"Việt Nam hoá chiến tranh"

D:

"Chiến tranh cục bộ"

Đáp án: C

4.

Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1929 đã khiến cho những giai cấp nào phát triển nhanh về số lượng?

A:

 Tiểu tư sản và công nhân.

B:

 Công nhân và nông dân.

C:

 Địa chủ và tư sản.

D:

 Tư sản và tiểu tư sản.

Đáp án: A

5.

Trong quá trình đồi mới và phát triển đất nước, Đảng ta đã vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc?

A:

Đổi mới đất nước bắt đầu từ đổi mới về chính trị, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm.

B:

Đổi mới về chính trị gắn liền vói đổi mới về kinh tế, trọng tâm là đổi mới về chính trị. 

C:

Lấy đổi mới về tư tưởng làm trọng tâm.

D:

Đổi mới đất nước bắt đầu từ đổi mới về kinh tế, lấy đổi mới về kinh tế làm trọng tâm.

Đáp án: D

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Xét từ nội dung đường lối cải cách ở Trung Quốc năm 1978.

-Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

-Tiến hành cải cách và mở cửa.

-Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

=> Nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

Nhìn từ thực tế quá trình đổi mới và phát triển đất nước, đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng và văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đó cũng là một chủ trương tối quan trọng mà đảng ta đã nát ra được từ thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc năm 1978.

6.

Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là

A:

bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị

B:

mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đang xuất hiện

C:

chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc

D:

chế độ phong kiến đang phát triển

Đáp án: C

7.

Sự kiện ngày 11.9 ở Mĩ đã đặt ra cho các quốc gia –dân tộc trên thế giới hiện nay là:

A:

chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.

B:

sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố.

C:

nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D:

tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Đáp án: B

8.

Từ năm 1929, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ khắp cả nước. Đó là kết quả của việc Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

A:

 tuyên truyền thông qua tác phẩm "Đường Kách mệnh".

B:

 mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ.

C:

 tuyên truyền thông qua báo Thanh niên.

D:

 thực hiện chủ trương "vô sản hoá".

Đáp án: D

9.

Trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc, trung tâm của tập đoàn Tưởng Giới Thạch ở đâu?

A:

Bắc Kinh

B:

Nam Kinh

C:

Thiên Tân

D:

Trùng Khánh

Đáp án: D

10.

Trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ Latinh đã sử dụng hình thức đấu tranh chủ yếu nào?

A:

Đấu tranh nghị trường.

B:

Đấu tranh vũ trang.

C:

Đấu tranh chính trị.

D:

Bãi công, biểu tình.

Đáp án: B

11.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi sang Pháp đã dặn dò Huỳnh Thúc Kháng: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Theo em, cái "bất biến" của dân tộc ta trong thời điểm này là gì?

A:

Tự do

B:

Độc lập

C:

Hòa bình

D:

Tự chủ

Đáp án: B

12.

Nghệ thuật kết thúc chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) thể hiện rõ mối quan hệ giữa

A:

đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao

B:

đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao

C:

đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị

D:

đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao

Đáp án: D

13.

Tạm ước 14-9-1946 ta nhân hượng cho Pháp một số vấn đề gì?

A:

Một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa

B:

Chấp nhận cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc

C:

Một số quyền lợi về chính trị, quân sự

D:

Một sớ quyền lợi về kinh tế, quân sự

Đáp án: A

14.

Dựa vào Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi nhằm mục đích chung là

A:

"chinh phục từng gói nhỏ". 

B:

mong muốn kết thúc nhanh chiến tranh. 

C:

bao vây, cô lập cứ điểm Đông Khê. 

D:

cuộc kháng chiến của ta ở vùng sau lưng địch gặp khó khăn. 

Đáp án: B

15.

Sau chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều tập trung phát triển kinh tế là do

A:

 kinh tế là nền tảng căn bản tạo nên sức mạnh lâu bền và thực sự.

B:

 chiến tranh lạnh kết thúc tạo điều kiện để tập trung phát triển kinh tế.

C:

 cuộc cách mạng công nghệ giúp kinh tế phát triển thuận lợi hơn.

D:

 nhu cầu trao đổi về kinh tế trên thế giới đang diễn ra thuận lợi.

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.