Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TC nghề Thủ công mỹ nghệ 19.5

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Bác Hồ viết tuyên ngôn độc lập tại đâu?

A:

Số nhà 48 phố Hàng Ngang – Hà Nội

B:

Số nhà 48 phố Hàng Quạt – Hà Nội

C:

Số nhà 48 phố Hàng Buồm – Hà Nội

D:

Số nhà 84 phố Hàng Ngang – Hà Nội

Đáp án: A

2.

Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng trong những năm 1936 – 1939 là do:

A:

Đường lối nghị quyết của Quốc tế Cộng sản

B:

Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi

C:

Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt

D:

Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa

Đáp án: D

3.

Cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc lần thứ nhất của Mỹ diễn ra trong thời gian nào? 

A:

Từ ngày 5/8/1964 đến ngày 1/11/1968 

B:

Từ ngày 7/2/1965 đến ngày 1/12/1968 

C:

Từ ngày 8/5/1964 đến 1/11/1968 

D:

Từ ngày 2/7/1964 đến 11/1/1968 

Đáp án: A

Sau khi gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) và tiến hành các hoạt động khiêu khích, đánh phá một số vùng ven biển miền Bắc VN, ngày 7.2.1965 lấy cớ "trả đũa việc Quân Giải phóng miền Nam VN tiến công căn cứ Mỹ ở Pleiku", Mỹ chính thức phát động chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc VN. 

Mở đầu là chiến dịch Mũi lao lửa (7-11.2.1965), đánh phá các mục tiêu quân sự và khu dân cư ở Vĩnh Linh, Quảng Bình; từ ngày 2.3.1965, mở chiến dịch Sấm rền (2.3.1965-31.10.1968) từng bước leo thang chiến tranh, mở rộng quy mô dùng không quân đánh phá miền Bắc bằng nhiều loại máy bay hiện đại, kể cả B-52 (từ 4.1966). 

Trong 4 năm (1965-68), không quân Mỹ đã tiến hành hơn 190.000 trận, ném hơn 700.000t bom vào các mục tiêu quân sự, đầu mối giao thông, cơ sở kinh tế và khu dân cư. 

Cùng với việc sử dụng không quân, từ tháng 10.1966, Mỹ cũng huy động lực lượng lớn hải quân đánh phá các mục tiêu ven biển và ngăn chặn tuyến vận chuyển tiếp tế trên biển từ miền Bắc vào miền Nam (xem chiến dịch Rồng biển, tháng 10.1966-10.1968). 

Quân và dân  miền Bắc xây dựng và phát triển lực lượng phòng không, phòng thủ bờ biển của ba thứ quân, tổ chức phòng tránh và đánh trả có hiệu quả, bắn rơi 3.243 máy bay (có 6 B-52 va 3 F-111), bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt kích của Mỹ. 

Bị thất bại trên cả hai miền Nam, Bắc VN, từ 31.3.1968 Mỹ buộc phải thực hiện ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào; ngày 1.11.1968, tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc.

4.

Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nền kinh tế Mĩ sau chiến
tranh thế giới thứ hai?

A:

Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.

B:

Tận dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật để cải tiến cơ cấu hợp lí, nâng cao năng suất, hạ
giá thành sản phẩm.

C:

Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung phát triển kinh tế .

D:

Vai trò quản lí điều tiết của nhà nước

Đáp án: C

5.

Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:

A:

Đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị để giành lại nền độc lập dân tộc.

B:

Đấu tranh chống lại các thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ; qua đó giành lại độc lập và chủ quyền thực sự cho dân tộc

C:

Đấu tranh chính trị kết hợp với hòa bình thương lượng để bảo vệ độc lập dân tộc

D:

Đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, chủ quyền.

Đáp án: B

Phương pháp: so sánh.

Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Mĩ Latinh: chống thế lực thân Mĩ, trong đó là chế độ độc tài thân Mĩ ( tiêu biểu là Cuba chống chế độ độc tài Batixta, giành độc lập dân tộc).

- Châu Phi: đấu tranh chống chế độc thực dân cũ.

6.

Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?

A:

 Đứng thứ nhất trên thế giới

B:

 Đứng thứ hai trên thế giới

C:

 Đứng thứ ba trên thế giới

D:

 Đứng thứ tư trên thế giới

Đáp án: B

7.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là:

A:

việc quản lý, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu

B:

sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kỳ 1924 - 1929

C:

hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923

D:

giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa

Đáp án: B

8.

Tác động tích cực nào sau đây không phải của xu thế toàn cầu hóa?

A:

Sự thúc đẩy nhanh, mạnh việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất

B:

Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế

C:

Đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế

D:

Tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống của con người

Đáp án: D

9.

Sự kiện nào dưới đây là tín hiệu tiến công của quân ta, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân xâm lược

A:

Công nhân Nhà máy điện Yên Phụ phá máy, tắt điện vào 20 giờ ngày 19-12-1946

B:

Hội nghị bất thường Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ngày 19 và 19-1-1946

C:

Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến ngày 12-12- 1946

D:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được truyền đi khắp cả nước

Đáp án: A

10.

Công lao lớn nhất của Tổng thống Ru –dơ –ven đối với nước Mĩ trong những năm 30 của thế kỷ XX là gì?

A:

Ban hành các đạo luật dân chủ.

B:

Ban hành Chính sách mới, đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

C:

Ban hành đạo luật về ngân hàng.

D:

Ban hành đạo luật về điều chỉnh nông nghiệp.

Đáp án: B

11.

Lực lượng lao động nước ta năm 2015 là 53,98 triệu người phân theo các khu vực kinh tế lần lượt là khu vực 1: 23, 26 triệu người; khu vực 2: 12,02 triệu người; khu vực 3: 18,70 triệu người. Tỉ lệ lao động phân theo khu vực lần lượt là:

A:

44,1%; 23%; 33,9%.

B:

43,0%; 22,5%; 33,9%.

C:

43,1%; 22,3%; 34,6%.

D:

44,1%; 24,3%; 33,9%.

Đáp án: C

Áp dụng công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng = giá trị thành phần / Tổng *100 (%)

Tỉ lệ lao động khu vực I là 23, 26 / 53,98 *100   = 43,1%.

Tỉ lệ lao động khu vực II là 12,02 /53,98 *100   = 22,3%.

Tỉ lệ lao động khu vực III là 18,70 /53,98 *100   = 34,6%.

12.

Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á:

A:

 Ngày 8-8-1967

B:

 Ngày 8-8-1977

C:

 Ngày 8-8-1987

D:

 Ngày 8-8-1997

Đáp án: A

13.

Điểm khác nhau căn bản trong hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên với Việt Nam Quốc dân Đảng là:

A:

Chú trọng tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê-nin

B:

Tập trung phát triển lực lượng cách mạng

C:

Chú trọng xây dựng tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng

D:

Tăng cường tổ chức quần chúng đấu tranh vũ trang

Đáp án: A

14.

Bài học quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển hiện nay từ cuộc đàm phán và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là 

A:

đàm phán hòa bình và hợp tác đối thoại. 

B:

tích cực sử dụng chiến tranh và vũ lực. 

C:

đánh giá chính xác tình hình và phụ thuộc vào các nước lớn. 

D:

tranh thủ các nước lớn để đấu tranh. 

Đáp án: A

15.

Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định lực lượng của cách mạng Việt nam bao gồm:

A:

Công nhân, nông dân, tiểu tư sản và trí thức

B:

Công nhân, nông dân,tư sản, trí thức

C:

Công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản

D:

Công nhân,nông dân, tiểu tư sản và trung tiểu địa chủ

Đáp án: A

Cương lĩnh xác định rõ lực lượng của cách mạng Việt Nam là công nhân,nông dân,tiểu tư sản-tri thức. Còn phú nông, trung,tiểu,đại địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.