Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Ngô Sỹ Liên

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949) là

A:

tăng cường lực lượng của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới

B:

đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.

C:

đánh dấu sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới

D:

đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới

Đáp án: A

2.

Để đẩy mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa, ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị

A:

Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

B:

Thành lập tổ chức ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam.

C:

“Sửa soạn khởi nghĩa”

D:

“Sắm vũ khí đuổi thù chung”

Đáp án: C

Phương pháp: Sgk 12 trang 111.

Cách giải: Năm 1943 Ban Việt Minh tỉnh Cao - Bắc - Lạng đã lập ra 19 ban “Xung phong Nam tiến” để liên lạc với căn cứ địa Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai, phát triển lực lượng xuống miền xuôi. Ngày 7/7/1944, Tổng bộ Việt Minh cho ra đời chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”. Ngày 10/8/1944, Trung ương Đảng kêu gọi “Sắm sửa vũ khí đuổi thù chung”.

3.

An Nam Cổng sản đảng được ra đời từ tổ chức nào?

A:

Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

B:

Các hội viên tiền tiến trong Hội Việt Nam Các mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì

C:

Các hội viên tiên tiến trong Tân Việt Cách mạng đảng

D:

Số còn lại của VN Quốc dân đảng

Đáp án: B

4.

Tháng 12-1989, những người đứng đầu hai nước Mĩ và Liên Xô chính thức cùng tuyên bố

A:

bình thường hóa quan hệ

B:

chấm dứt Chiến tranh lạnh

C:

không phổ biến vũ khí hạt nhân

D:

cắt giảm vũ khí chiến lược

Đáp án: B

Tháng 12/1989, tại Man–ta (Malta- Địa Trung Hải ), Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” để ổn định và củng cố vị thế của mình. -> Đáp án:B

5.

Tại sao sau Cách mạng tháng Tám Hồ Chí Minh không đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà lại là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

A:

Do chủ nghĩa xã hội mới hình thành.

B:

Do tình hình thế giới và trong nước cần phải đặt tên nước như vậy mới phù hợp.

C:

Do nước ta vừa đứng về phe dân chủ chống phát xít

D:

Do các thế lực đế quốc đang chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa xã hội.

Đáp án: B

6.

Đồng bằng sông Hồng không có thế mạnh về

A:

đất phù sa

B:

nước ngầm

C:

thủy năng

D:

biển đảo

Đáp án: C

Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 150.

Cách giải:  Đồng bằng sông Hồng có:

+ Diện tích đất phù sa lớn, 70% diện tích đất nông nghiệp là đất phù sa màu mỡ. -> A đúng. + Nguồn nước ngầm phong phú. -> B đúng.

+ Các tỉnh thành phố Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình giáp biển nên có thế mạnh về biển đảo. ->D đúng.

+ Đồng bằng sông Hồng có địa hình thấp và khá bằng phẳng nên sông ngòi tại đây không có nhiều tiềm năng về thủy điện. -> C không đúng.

7.

Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây?

A:

Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972

B:

Định ước Henxinki năm 1975.

C:

Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989)

D:

Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)

Đáp án: C

8.

Ngày 6-3-1946, Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp khi

A:

Nhân dân Việt Nam đang tránh việc đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc

B:

Chính phủ Pháp có thiện chí giữ gìn nền hòa bình ở Đông Dương

C:

quân dân Việt Nam vẫn đang phát triển thể chủ động tiến công

D:

Trung Hoa Dân quốc không đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc Việt Nam

Đáp án: A

9.

Hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền tảng đầu tiên cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới?

A:

Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản

B:

Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa

C:

Thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp

D:

Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông

Đáp án: A

Phương pháp : Sgk 12 trang 81, suy luận

Cách giải:

- Từ năm 1911, sau khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động cách mạng, tham gia vào nhiều tổ chức cách mạng tiến bộ ở Pháp.

- Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới vì Quốc tế Cộng sản là cơ quan chỉ đạo chung cho phong trào công nhân và cách mạng vô sản trên thế giới. Từ đó cách mạng Việt Nam là một bộ phận trực thuộc Quốc tế cộng sản, có đường lối và hướng phát triển theo con đường cách mạng vô sản.

10.

Nguyên nhân chủ yếu nhất buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là

A:

Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

B:

Cuộc chạy đua vũ trang làm cho hai nước tốn kém, suy giảm nhiều mặt

C:

Sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

D:

Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành đối thủ của Mĩ

Đáp án: B

11.

Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta không được thể hiện trong văn kiện nào dưới đây?

A:

Bản chỉ thị "Toàn dân kháng chiến"của Ban Thường vụ Trung ương Đảng

B:

Tác phẩm "kháng chiến nhất định thắng lợi" của Tổng Bí thư Trường Chinh

C:

"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Chí Minh

D:

Chỉ thị phải "phá tan cuộc tiến công mùa đông của của giặc Pháp" của Đảng

Đáp án: D

12.

Chính sách nào thể hiện “chiến lược chiến tranh một phía” của Mĩ - Diệm?

A:

Gạt hết quân Pháp để Mĩ độc chiến miền Nam.

B:

Phế truất Bạo Đại để Diệm làm tổng thống.

C:

Hiệp thương tuyển cử riêng lẻ.

D:

Ra sức “Tố cộng”, “diệt cộng” thi hành “Luật 10 - 59”.

Đáp án: D

13.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở vùng nào của Châu Phi

A:

Bắc Phi

B:

Đông Phi

C:

Nam Phi

D:

Tây Phi

Đáp án: A

14.

Đọan văn: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..." được trích trong văn kiện nào?

A:

Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng

B:

Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta

C:

Bản Tuyên ngôn Độc lập đọc vào ngày 2/9/1945

D:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Đáp án: D

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 131

Giải chi tiết:

Đoạn văn trên được trích từ văn kiện Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

15.

Quan điểm: "Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta" được Đảng ta đưa ra trong bối cảnh

A:

toàn cầu hóa.

B:

Chiến tranh lạnh

C:

 đối đầu Đông -Tây.

D:

hoà hoãn Đông-Tây.

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.