Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TTHN-GDTX Cô Tô

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Ngay sau khi giành được độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược gì?

A:

Công nghiệp hóa XHCN   

B:

Ngả về Phương Tây

C:

Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu 

D:

Công nghiệp hóa lấy nhập khẩu làm chủ đạo

Đáp án: C

2.

Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới II là:

A:

Hòa bình, trung lập

B:

Hòa bình, tích cực ủng hộ Cách mạng thế giới

C:

Ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt

D:

Kiên quyết chống lại chính sách gây chiến tranh của Mĩ

Đáp án: B

3.

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 – 1941) đã chủ trương thành lập ở Việt Nam tổ chức

A:

 Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

B:

 Liên Việt.

C:

 Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

D:

 Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh).

Đáp án: D

4.

Thủ đoạn nào của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

A:

Quân Mỹ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm bớt xương máu của người Mỹ trên chiến trường.

B:

Thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.

C:

Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô để thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.

D:

Đưa quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh Mỹ vào miền Nam Việt Nam.

Đáp án: C

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhân dân Việt Nam nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc.

- Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai tuy đã gây nên cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô những sau đó vào những năm cuối thập kỉ 70 hai bên lại có chuyến thăm lẫn nhau. Đối với Trung Quốc cũng vậy, Mĩ sang thăm nước này (2-1972), đến năm 1979 thì quan hệ ngoại giao được thiết lập giữa hai nước. Mĩ âm mưu đặt quan hệ ngoại giao với hai nước lớn nhằm cô lập phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

=> Tổng thống Mĩ thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo hướng hòa dịu giữa hai nước và hòa hoãn Liên Xô đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta.

5.

Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi được đánh giá như “một mốc lịch sử bằng vàng “ Dó là câu nói của ai ?

A:

Võ Nguyên Giáp

B:

Hồ Chí Minh

C:

Phạm Văn Đồng

D:

Trường Trinh

Đáp án: B

6.

Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? 

A:

Đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu. 

B:

Tạo nên sự phân chia đối lập giữa Đông Âu và Tây Âu. 

C:

Xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. 

D:

Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới. 

Đáp án: C

Xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. (NATO là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Còn Tổ chức Hiệp ước Vác sa va, một lien minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa, sgk trang 59)

7.

Trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, có hai sự kiện tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?

A:

Phong trào Đại hội Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ

B:

Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và nghị trường

C:

Phong trào đón Gođa và đấu tranh nghị trường

D:

Phong trào báo chí và đòi dân sinh dân chủ

Đáp án: A

8.

Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi?

A:

Cách mạng niềm Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

B:

Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.

C:

Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

D:

Mỹ phải thừa nhận thất bại trong chiến tranh thực dân mới ở miền Nam.

Đáp án: D

9.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

A:

Vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam.

B:

Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C:

Vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam.

D:

Thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

Đáp án: D

10.

Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức yêu nước đại diện cho khuynh hướng cách mạng

A:

dân chủ tư sản.

B:

vô sản.

C:

dân chủ nhân dân.

D:

phong kiến

Đáp án: A

Phương pháp: giải thích
Cách giải: Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức yêu nước đại diện cho khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
Chọn: A

11.

đồ chiến lược của Mĩ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương (1945-1954) là gì?

A:

Khẳng định vị thế của nước Mĩ

B:

Chia cắt lâu dài nước Việt Nam

C:

Giúp đỡ Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh

D:

Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương

Đáp án: D

12.

Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926-1929) có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam?

A:

Tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ truyền bá vào Việt Nam

B:

Là một yếu tố dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

C:

Là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc dân chủ

D:

Đã tập hợp đông đảo các lực lượng xã hội chống đế quốc, phong kiến

Đáp án: B

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

Với sự phát triển của phong trào công nhân (1926 – 1929) đã yêu cầu cần phải thành lập một chính đảng duy nhất để lãnh đạo phong trào. Tuy nhiên, trong Họi Việt Nam Cách mạng thanh niên lại không có được ý kiến thống nhất dẫn tới hệ quả là sự ra đời của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức này để tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng đã đặt ra yêu cầu cần thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.

=> Nguyễn Ái Quóc đã triệu tập Hội nghị thành lập Đảng (đầu năm 1930), thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

=> Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926 – 1929) là một yếu tố dẫn tới sự thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam.

13.

Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho dân tộc và cách mạng Việt Nam là

A:

chủ nghĩa cộng sản. 

B:

chủ nghĩa xã hội 

C:

cách mạng vô sản. 

D:

cách mạng tư sản. 

Đáp án: C

14.

Nội dung của Hội nghị TW Đảng lần thứ XV đầu năm 1959 là gì?

A:

Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng vũ trang là chủ yếu, kết hợp với lực lượng chính trị.

B:

Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh vũ ttrang với đấu tranh chính trị và ngoaị giao.

C:

Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh vũ trang.

D:

Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang nhân dân.

Đáp án: D

15.

Người vạch ra kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là

A:

Pôn – Đu –me ( Paul Doumer).

B:

Anbe Xarô (Albert Sarraut).

C:

Brêviê (Joseph Jeles Brevie).

D:

Đờ– cu (Jean – Decoux).

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.