Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TTHN-GDTX Vân Đồn

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, một trong những hệ quả quan trọng nhất cuộc cách mạng khoa học công nghệ là:

A:

Tạo ra nhiều loại vũ khí huỷ diệt lớn

B:

Trên thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hoá

C:

Tăng năng suất lao động, mức sống và chất lượng cuộc sống

D:

Gây ô nhiễm môi trường

Đáp án: B

2.

Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc nổi dậy tự vệ của

A:

binh lính

B:

nông dân

C:

công nhân

D:

văn thân, sĩ phu yêu nước

Đáp án: B

3.

Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc khách chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ) ?

A:

Biên giới thu - đông năm 1950.

B:

Việt Bắc thu - đông năm 1947.

C:

Thượng Lào năm 1954.

D:

Điện Biên Phủ năm 1954.

Đáp án: A

4.

Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946), động thái của thực dân Pháp ra sao ?

A:

 Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã kí kết.

B:

 Đưa quân ra Bắc và đóng ở những địa điểm quy định.

C:

 Vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

D:

 Chủ trương tiếp tục đàm phán với ta để đòi thêm quyền lợi ở Việt Nam.

Đáp án: C

5.

Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1.  Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản.

2.  Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội.

3.  Phan Châu Trinh mở cuộc vận động duy tân ở Trung Kì.

4.  Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân đưa sang Pháp.

A:

3,1,4,2

B:

3,1,2,4

C:

2,1,3,4

D:

3,2,1,4

Đáp án: A

Phương pháp: phân tích, sắp xếp

Cách giải:

1.  Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. (8-1908).

2.  Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội.(6-1912)

3.  Phan Châu Trinh mở cuộc vận động duy tân ở Trung Kì. (1906)

4.  Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân đưa sang Pháp. (1911)

6.

Vì sao Hội nghị Trung ương 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám 1945? 

A:

Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. 

B:

Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ 6. 

C:

Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. 

D:

Củng cố được khối đoàn kết toàn dân. 

Đáp án: B

7.

Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc gồm những quốc gia nào?

A:

Liên Xô (Nga) – Nhật Bản – Trung Quốc – Mĩ - Anh

B:

Đức – Nhật Bản – Trung Quốc – Mĩ - Pháp

C:

Mĩ – Anh – Pháp – Trung Quốc – Nhật Bản

D:

Liên Xô (Nga) – Anh – Pháp – Mĩ – Trung Quốc

Đáp án: D

8.

Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

B:

đạt nhiều thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

C:

mở rộng quan hệ đối thoại và hợp tác với các nước lớn. 

D:

từ các nước thuộc địa, lệ thuộc trở thành các nước độc lập. 

Đáp án: D

9.

Tại sao tại Hội nghị Ianta (2 - 1945) các cường quốc chấp nhận điều kiện của Liên Xô để nước này tham chiến chống Nhật Bản?

A:

Liên Xô là trụ cột, đi đầu trong chiến tranh chống phát xít

B:

Liên Xô gây áp lực quân sự buộc các nước phải chấp nhận điều kiện

C:

Liên Xô là nước giàu mạnh, chi phối thế giới

D:

Nhật Bản đang chiếm ưu thế ở châu Á

Đáp án: A

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra ngày 1-9-1939 khi phát xít Đức tấn công Ba Lan. Sau khi chiếm hầu hết châu Âu, rạng sáng ngày 22-6-1941 phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Cuộc chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Liên Xô bắt đầu. Theo kế hoạch “Bacbarôt”, phát xít Đức hy vọng nhanh chóng đánh chiếm Liên Xô và “bắt thế giới đầu hàng”.

Ý thức được điều đó, Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân, Hồng quân Liên Xô sẵn sàng đuơng đầu với chủ nghĩa phát xít, không những vì nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc mà còn vì sự sống còn của toàn nhân loại. Sự thật lịch sử đã chứng minh: quân đội và nhân dân Liên Xô là người đóng vai trò quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

- Hồng quân Liên Xô đã chịu đựng gánh nặng lớn nhất của chiến tranh và tiêu diệt đại bộ phận lực lượng phát xít trên mặt trận Xô - Đức.

- Chiến thắng của quân đội Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh góp phần giành thắng lợi cho các lực lượng chống phát xít.

Việc đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức là bằng chứng không thể chối cãi được về sự bất lực của những kẻ xuyên tạc lịch sử. Không thể phủ nhận một sự thật là Quân đội Liên Xô đã giữ vai trò chủ lực, là lực lượng quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức ở châu Âu.

10.

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc không thu - đông năm 1947?

A:

Buộc thực dân Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.

B:

Quân đội Việt Nam giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

C:

Mở ra giai đoạn phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

D:

Chứng tỏ sự đúng đắn trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

Đáp án: A

Ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947:

- Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành được thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp.

- Căn cứ Việt Bắc vẫn được giữ vững, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.

- Chiến thắng này đã chứng minh sự đúng đắn về đường lối kháng chiến lâu dài của Đảng.

- Làm thất bại âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

- Sau chiến thắng Việt Bắc, ta có thêm điều kiện để xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến toàn quốc, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.

11.

Cơ quan Liên hợp quốc gồm đại diện các nước thành viên là

A:

Đại hội đồng

B:

Tòa án Quốc tế

C:

Hội đồng Quản thác

D:

Hội đồng Bảo an

Đáp án: A

Phương pháp: Sgk 12 trang 7.

Cách giải:

Trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc thì Đại hội đồng gồm đại diện các nuớc thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định.

12.

Nguyên nhân cơ bản khiến cuộc khởi nghĩa Yên Bái bị thất bại nhanh chóng là gì?

A:

Thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp

B:

Chuẩn bị chưa kỹ càng, nổ ra đơn độc

C:

Lãnh đạo thiếu thống nhất, thiếu sự ủng hộ của nhân dân

D:

Lực lượng tham gia ít

Đáp án: C

13.

Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỷ XIX đã

A:

làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy giảm

B:

trở thành nguyên nhân sâu xa để Việt Nam bị xâm lược

C:

làm cho Việt Nam bị lệ thuộc vào các nước phương Tây

D:

đặt Việt Nam vào thế đối đầu với tất cả các nước tư bản

Đáp án: A

14.

Cuộc vận động yêu nước ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX do lực lượng nào tiến hành?

A:

tiểu tư sản.

B:

tư sản.

C:

công nhân.

D:

sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa.

Đáp án: D

15.

Ai là người vạch ra kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A:

Nestor Roume

B:

Paul Beau

C:

Pôn Đu-me

D:

An be - Xa rô

Đáp án: D

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.