Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Trần Khánh Dư

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Yếu tố khách quan nào đã tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong những năm 1936 – 1939?

A:

Ở Đông Dương có Toàn quyền mới.

B:

Quốc tế Cộng sản tổ chức Đại hội lần thứ VII.

C:

Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.

D:

Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, chuẩn bị gây chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án: C

2.

Cơ quan nào của Liên Hợp quốc đóng vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới?

A:

Đại hội đồng.

B:

Ban Thư ký

C:

Hội đồng Bảo an

D:

Tòa án Quốc tế

Đáp án: C

3.

Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là:

A:

Người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.

B:

Đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng.

C:

Trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

D:

Cả hai nước đều trở thành trụ cột trong “Trật tự thế giới hai cực”.

Đáp án: B

Phương pháp: phân tích, so sánh

Cách giải:

Cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài giữa Mĩ và Liên Xô trong hơn 4 thập kỉ đã gây tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của Mĩ và Liên Xô so với các cường quốc khác nên cả Mĩ và Liên Xô nhận thấy cần phải kết thúc Chiến tranh lạnh. Để lấy lại và phát huy vị thế của mình, từ sau Chiến tranh lạnh, cả Mĩ và Nga – “quốc gia kế tục Liên Xô” đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng. => Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh.

4.

Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về nội dung Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) được kí kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp?

A:

Việt Nam và Pháp đều ngừng bắn để tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc đàm phán

B:

Pháp được phép đem 15.000 quân vào miền Bắc nước ta làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật thay cho quân Trung Hoa Dân quốc.

C:

Việt Nam được Pháp công nhận là một quốc gia tự do, có chính phủ và nghị viện riêng

D:

Việt Nam được Pháp công nhận là một quốc gia độc lập, có chính phủ, nghị viện riêng.

Đáp án: D

5.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 -1933, chủ nghĩa phát xít đã nắm được chính quyền ở đâu?

A:

Đức, Phát, Nhật

B:

Đức, Tây Ban Nha, ý

C:

Đức, Italia, Nhật

D:

Đức, áo, Hung

Đáp án: C

6.

Phong trào đấu tranh chính trị trong thời kì chống chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của Mĩ ở miền Nam diễn ra khắp Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng... trong đó vai trò quan trọng nhất thuộc về giai cấp nào?

A:

Công nhân, Nông dân. 

B:

Dân nghèo thành thị.

C:

Tuổi trẻ, học sinh, sinh viên.         

D:

Các tổ chức Phật tử.

 

Đáp án: C

7.

Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức nào

A:

Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương

B:

Mặt trận dân chủ Đông Dương

C:

Việt Nam độc lập đồng minh

D:

Mặt trận Liên Việt

Đáp án: C

8.

Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh dặc biệt” của Mĩ ?

A:

Ấp Bắc

B:

Bình Giã

C:

Ba Gia

D:

Đồng Xoài

Đáp án: B

9.

Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là:

A:

Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước

B:

Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

C:

Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

D:

Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp vũ lực

Đáp án: A

10.

Tổng số vốn Pháp đầu tư vào Đông Dương dể thực hiện chương trình khai thác lần thứ hai (1924-1929) là bao nhiêu?

A:

Gấp 20 lần so với 20 năm trước chiến tranh.

B:

Gấp 10 lần so với 6 năm trước chiến tranh.

C:

Gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.

D:

Gấp 8 lần so với 20 năm trước chiến tranh.

Đáp án: C

11.

Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là:

A:

hậu phương được củng cố, lớn mạnh về mọi mặt

B:

hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc

C:

vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đối với cuộc kháng chiến

D:

sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô

Đáp án: C

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

- Xét chủ trương của Đảng trong năm 1950:

+ Tháng 6-1950, trước âm mưu của Pháp, Đảng và chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiền lên.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

+ Trực tiếp chỉ đạo chiến dịch: chủ động tấn công cứ điểm Đông Khê…chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4…..

=> Sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ đối với cuộc kháng chiến là nhân tố quan trọng, mang tính quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

12.

Vì sao sau đại thắng mùa Xuân 1975, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là một việc làm cấp thiết của cách mạng Việt Nam?

A:

 vì kinh tế miền Nam phát triển chậm chạp.

B:

 vì tàn dư chế độ cũ ở miền Nam còn tồn tại.

C:

 vì bọn phản động ngóc đầu dậy chống phá chính quyền của ta.

D:

 vì ở mỗi miền còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

Đáp án: D

13.

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

A:

Nhật tiến hành cuộc đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương

B:

Pháp tăng cường khủng bố phong trào yêu nước Việt Nam

C:

Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế

D:

Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp

Đáp án: A

14.

Một trong những nguyên nhân buộc Liên Xô và Mĩ phải chấm dứt Chiến tranh lạnh là do

A:

Nhân dân thế giới phản ứng quyết liệt cuộc chiến tranh lạnh.

B:

Liên hợp quốc yêu cầu chấm dứt Cuộc chiến tranh lạnh.

C:

Nhân dân các nước thuộc địa phản đối cuộc chiến này.

D:

Cuộc chạy đua vũ trang làm Xô - Mỹ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt

Đáp án: D

Phương pháp: Sgk 12 trang 63.

Cách giải:

Nguyên nhân dẫn đến hai cường quốc Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh là:

  • Một là, cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém về nhiều mặt so với các cường quốc khác.

Hai là, nhiều khó khăn và thách thức to lớn đã đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu...Kinh tế Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng

15.

Nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản mà Việt Nam cần học tập là gì?

A:

Sự hòa tan trong qáu trình hội nhập

B:

Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại

C:

Sự gìn gữ bản sắc văn hóa của dân tộc

D:

Sự hiện đại cùng với sự phát triển của nền kinh tế - khoa học kĩ thuật

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.