Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Quảng La

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là

A:

thúc đẩy Mỹ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

B:

thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa.

C:

góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.

D:

góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.

Đáp án: C

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
góp phần làm “xói mòn” và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá đối với trật tự Ianta, đập tan âm mưu của
Mỹ không chế Trung Quốc và Liên Xô. Mỹ phải từ bỏ những đặc quyền của mình ở Đông Bắc Trung Quốc.
+ Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của khu vực Á
Phi - Mỹ Latinh - khu vực ảnh hưởng trước đây của Mỹ.
Chọn đáp án: C
Chú ý:
Một nhân tố nữa cũng góp phần đưa tới sự xói mòn của trật tự hai cực Ianta là: sự phát triển kinh tế của các
nước Tây Âu và Nhật Bảnđã làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh hướng của Mỹ. Sự phát triển thần kỳ của
Nhật Bản đã dẫn đến sự thành lập 3 trung tâm kinh tế, tài chính thế giới. Các nước Tây Âu. Nhật Bản đã trở
thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Mỹ.

2.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?

A:

Đại địa chủ phong kiến.

B:

Tư sản mại bản.

C:

Tiểu tư sản.

D:

Tư sản dân tộc.

Đáp án: A

3.

Đế chế Đông La Mã tồn tại trong khoảng thời gian nào sau đây?

A:

 395 – 1453

B:

330 – 1453 

C:

476 – 1492 

D:

476 – 1495 

Đáp án: A

4.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để đưa đất nước phát triển?

A:

Phát triển nền công nghiệp nhẹ.

B:

Phát triển nền công nghiệp truyền thống.

C:

Phát triển kinh tế công-nông- thương nghiệp

D:

Phát triển công nghiệp nặng.

Đáp án: D

5.

Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là:

A:

Người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.

B:

Đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng.

C:

Trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

D:

Cả hai nước đều trở thành trụ cột trong “Trật tự thế giới hai cực”.

Đáp án: B

Phương pháp: phân tích, so sánh

Cách giải:

Cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài giữa Mĩ và Liên Xô trong hơn 4 thập kỉ đã gây tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của Mĩ và Liên Xô so với các cường quốc khác nên cả Mĩ và Liên Xô nhận thấy cần phải kết thúc Chiến tranh lạnh. Để lấy lại và phát huy vị thế của mình, từ sau Chiến tranh lạnh, cả Mĩ và Nga – “quốc gia kế tục Liên Xô” đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng. => Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh.

6.

Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau 1975?

A:

Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B:

Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên (24/6 đến 2/7/1976)

C:

Hội nghị Hiệp thương của đại biểu hai miền Nam - Bắc tại Sài Gòn (11-1975)

D:

Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976)

Đáp án: B

7.

Sau khi ki Hiệp định Pari (năm 1973), chính quyền Sài Gòn mở những cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” Vùng giải phóng. Vi thế, quân dân Việt Nam phải

A:

tiếp tục con đường cách mạng bạo lực

B:

ngừng đàm phán kết hợp với ngừng bắn

C:

chuyển sang thể giữ gìn lực lượng

D:

chuyển sang đấu tranh chính trị hòa bình

Đáp án: A

Phương pháp: Phân tích. Cách giải:

– Đáp án A đúng vì sau Hiệp định Pari, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam và con đường đau tranh để giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước chỉ có thể tiến hành bằng bạo lực cách mạng.

– Đáp án B loại vì lúc này ta không thực hiện việc đàm phán với chính quyền Sài Gòn.

– Đáp án C, D loại vì sau Hiệp định Pari, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam nên không có việc chuyển sang thế giữ gìn lực lượng.

8.

Thắng lợi nào buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược nước ta?

A:

Chiến thắng Vạn Tường.

B:

Chiến thắng Mậu Thân 1968.

C:

Chiến thắng hai mùa khô (1965-1966) và (1966-1967).

D:

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Đáp án: D

9.

Nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

sự năng động và tầm nhìn xa của các công ti Nhật

B:

truyền thống lao động, sáng tạo, cần cù, tiết kiệm của người dân Nhật

C:

ứng dụng thành công các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất

D:

trình độ quản lí vĩ mô của nhà nước Nhật

Đáp án: B

10.

Cuộc kháng chiến ở các đô thị bắc vĩ tuyến 16 đã có tác dụng gì?

A:

Giam chân địch trong các thành phố, tạo điều kiện để bên ngoài chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

B:

Tiêu hao sinh lực địch

C:

Bao vây, chia cắt địch

D:

Đánh vào cơ quan đầu não của địch.

Đáp án: A

11.

Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam được rút ra trong việc lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A:

Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù để thực hiện các giải pháp cụ thể.

B:

Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng.

C:

Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng nhiều hình thức.

D:

Xây dựng khối liên minh công – nông và mặt trận dân tộc thống nhất.

Đáp án: B

12.

Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về những hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930) do đồng chí Trần Phú soạn thảo?

A:

Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản

B:

Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa

C:

Chưa xác định được vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương

D:

Không thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ

Đáp án: C

13.

Bộ luật Hammurabi nổi tiếng là của quốc gia cổ đại nào? 

A:

Lưỡng Hà 

B:

Cổ Babilon

C:

Assyria

D:

Tân Babilon 

Đáp án: A

14.

Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các đô thị nhằm mục đích gì?

A:

 Phá tan âm mưu xâm lược ngay từ đầu của thực dân Pháp.

B:

 Tiêu hao sinh lực địch để kết thúc nhanh chiến tranh.

C:

 Tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố, đảm bảo cho cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ rút về căn cứ cách mạng an toàn.

D:

 Giam chân địch trong các đô thị.

Đáp án: C

15.

Nguyên nhân cơ bản khiến cuộc khởi nghĩa Yên Bái bị thất bại nhanh chóng là gì?

A:

Thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp

B:

Chuẩn bị chưa kỹ càng, nổ ra đơn độc

C:

Lãnh đạo thiếu thống nhất, thiếu sự ủng hộ của nhân dân

D:

Lực lượng tham gia ít

Đáp án: C

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.