Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TT.ĐTBD-ĐH Công nghiệp Q. Ninh

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Nguyên nhân chủ quan nào là cơ bản làm cho khởi nghĩa Yên Bái thất bại?

A:

Thực dân Pháp còn mạnh

B:

Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng non yếu

C:

Khởi nghĩa nổ ra bị động

D:

Khởi nghĩa nổ ra chậm so với yêu cầu

Đáp án: B

2.

Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức liên minh về:

A:

Kinh tế, chính trị

B:

Quân sự

C:

Chính trị

D:

Kinh tế

Đáp án: A

3.

Một trong những mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu là gì?

A:

Làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới

B:

Cản trở Tây Âu, Nhật Bản và thành các trung tâm kinh tế thế giới

C:

Can thiệp trực tiếp vào các cuộc chiến tranh xâm lược trên thế giới

D:

Phát động cuộc Chiến tranh lạnh trên toàn thế giới

Đáp án: A

4.

Đâu không phải là nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại?

A:

Sự thắng lợi của cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

B:

Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập hệ thống chủ nghĩa tư bản.

C:

Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

D:

Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đẩy mạnh quá trình xâm lược

Đáp án: A

Phương pháp: Sgk 11 trang 44, loại trừ.

Cách giải: Những nội dung chính của Lich sử thế giới cận đại bao gồm:

  • Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
  • Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
  • Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.

5.

Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau năm 1954 là gì? 

A:

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam. 

B:

Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam chống Mĩ và tay sai. 

C:

Hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục kinh tế đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội rồi tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất nước nhà.

D:

Vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế đưa miền Bắc tiến lên chủ  nghĩa xã hội vừa tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà. 

Đáp án: D

6.

Đặc điểm nổi bật của kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 1990 – 1995 là

A:

suy thoái, tăng trưởng âm

B:

khủng hoảng và kém phát triển

C:

phục hồi và phát triển

D:

phát triển nhanh chóng

Đáp án: A

7.

Sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng nhất, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954) đi đến thắng lợi là

A:

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951)

B:

Hội nghị đại biểu thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào (3/1951)

C:

Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3/1951)

D:

Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (1/5/1952)

Đáp án: A

8.

Sự kiện nào đánh dấu Đảng Cộng sản Đông Dương được phục hồi?

A:

Phong trào cách mạng 1930–1931.

B:

Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (9–1930).

C:

Cuộc biểu tình của công nhân Vinh – Bến Thủy năm 1930.

D:

Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành Đại hội lần thứ nhất.

Đáp án: D

9.

Sắp xếp sự kiện với thời gian gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc cho phù hợp

Sự kiện Thời gian
1, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam a, 1921
2, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông b, 6 - 1925
3, Hội Liên hiệp thuộc địa c, 7 - 1925
4, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên d, 1930

 

A:

4a, 3b, 2c, 1d

B:

3a, 4b, 2c, 1d

C:

3a, 2b, 1c, 4d

D:

2a, 4b, 1c, 3d

Đáp án: B

10.

Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX?

A:

Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng

B:

Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản

C:

Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến

D:

Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến

Đáp án: A

Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Sự chuyển biến về kinh tế- xã hội- tư tưởng là yếu tố quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX vì: - Sự chuyển biến về kinh tế trước hết là sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự chuyển biến về xã hội (sự phân hóa giai cấp cũ, xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới) - Những tầng lớp mới như tư sản, tiểu tư sản chính là nền tảng xã hội để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập và phát triển ở Việt Nam

=> Những tầng lớp mới tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản đã làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

11.

Đảng và chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào hưởng ứng cuộc vận động "Quỹ độc lập", "Tuần lễ vàng" nhằm mục đích gì? 

A:

Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước. 

B:

Quyên góp tiền của để xây dựng đất nước. 

C:

Quyên góp vàng bạc để phát triển đất nước. 

D:

Hỗ trợ giải quyết nạn đói sau cách mạng. 

Đáp án: A

12.

Trước sự lớn mạnh của Cách mạng Trung Quốc, tập đoàn Tưởng Giới Thạch thựchiện âm mưu gì?

A:

Phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc.

B:

Cấu kết với đế quốc Mĩ để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc.

C:

Đưa 50 vạn quân sang Mĩ để huấn luyện quân sự.

D:

Huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy tấn công vào vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Đáp án: A

13.

Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

A:

Vai trò lãnh đạo của Đảng và thực hiện liên minh công nông

B:

Tập hợp đông đảo quần chúng thành lập đội quân chính trị

C:

Đảng kiên định trong đấu tranh

D:

Tất cả cùng đúng

Đáp án: A

14.

Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau đại thắng Xuân 1975?

A:

Tạo điều kiện để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

B:

Tạo những điều kiện thuận lợi để đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội

C:

Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước

D:

Tạo những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ đối ngoại

Đáp án: A

15.

Tận dụng cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh, trong năm 1945 ba nước Đông Nam Á đã giành được độc lập là

A:

Việt Nam, Lào, Malaixia.

B:

Việt Nam, Campuchia, Xingapo.

C:

Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

D:

Mianma, Lào, Việt Nam.

Đáp án: C

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.