Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THCS -THPT Trần Nhân Tông

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Vì sao Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương vẫn còn có những hạn chế?

A:

Vì thực dân Pháp còn có âm mưu quay trở lại Đông Dương.

B:

Vì Mĩ can thiệp vào Hội nghị.

C:

Vì lực lượng cách mạng 3 nước Đông Dương còn yếu.

D:

Vì Pháp và Mĩ cấu kết với nhau.

Đáp án: B

2.

Nền kinh tế Mĩ có đặc điểm nổi bật nhất là gì ?

A:

Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút

B:

Mĩ bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt

C:

Kinh tế phát triển nhanh chóng nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái

D:

Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn

Đáp án: C

3.

Triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng”. Điều khoản trên được qui định trong Hiệp ước nào?

A:

Patơnốt

B:

Hácmăng

C:

Nhâm Tuất

D:

Giáp Tuất

Đáp án: D

4.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa phong trào nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương là:

A:

nguyên nhân bùng nổ

B:

giai cấp lãnh đạo

C:

lực lượng tham gia

D:

mục tiêu đấu tranh

Đáp án: D

Phương pháp : so sánh

Cách giải:

Điểm khác biệt giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế bao gồm:

Tiêu chí so sánh

Phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Thời gian

Diễn ra trong 10 năm (1885 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam

Diễn ra trong 30 năm (1884 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Mục đích đấu tranh

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến

Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng

Thành phần lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu

Nông dân

Lực lượng tham gia

Văn thân, sĩ phu, nông dân

Nông dân

Địa bàn hoạt động

Các tinh Trung và Bắc Kì

Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì

Trong đó, điểm khác biệt lớn nhất thể hiện ở ngay tên của phong trào và cuộc khởi nghĩa, đó là mục tiêu đấu tranh. Phong trào Cần Vương có mục tiêu đấu tranh là đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. Trong khi đó, khởi nghĩa nông dân Yên Thế có mục tiêu đấu tranh là đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

=> Mục tiêu đấu tranh cũng quy định tính chất:

- Phong trào Cần Vương mang tính chất là phong trào theo khunh hướng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế mang tính tự vệ.

5.

Yếu tố nào sau đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950)?

A:

Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường

B:

Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú

C:

Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu

D:

Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Đáp án: A

6.

Liên Xô phải đẩy mạnh khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vì

A:

muốn cạnh tranh vị thế cường quốc với Mĩ.

B:

vượt qua thế bao vây, cấm vận của Mĩ và các nước Tây Âu.

C:

chạy đua vũ trang với Mĩ, nhằm duy trì trật tự thế giới “hai cực”.

D:

khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: D

7.

Vì sao thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam

A:

Vì phương thức phong kiến phù hợp với Việt Nam.

B:

Vì muốn kìm kẹp kinh tế Việt Nam và buộc phải lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

C:

Vì Pháp thiếu vốn đầu tư.

D:

Vì sự phản kháng của lực lượng phong kiến.

Đáp án: B

8.

Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- những năm đầu thế kỉ XX là gì?

A:

Phải xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.

B:

Phải xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân.

C:

Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

D:

Phải sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.

Đáp án: A

9.

Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1.  Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản.

2.  Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội.

3.  Phan Châu Trinh mở cuộc vận động duy tân ở Trung Kì.

4.  Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân đưa sang Pháp.

A:

3,1,4,2

B:

3,1,2,4

C:

2,1,3,4

D:

3,2,1,4

Đáp án: A

Phương pháp: phân tích, sắp xếp

Cách giải:

1.  Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. (8-1908).

2.  Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội.(6-1912)

3.  Phan Châu Trinh mở cuộc vận động duy tân ở Trung Kì. (1906)

4.  Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân đưa sang Pháp. (1911)

10.

Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?

A:

Angiêri giành đuợc độc lập (1962)

B:

Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai bị xóa bỏ (1993).

C:

"Năm châu Phi" (1960)

D:

Thắng lợi của cách mạng 2 nước Môdămbích và Ănggôla (1975).

Đáp án: D

Phương pháp: Sgk 12 trang 36.

Cách giải:

Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

11.

Để đi đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, sự kiện nào sau đây được coi là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định?

A:

 Thành lập khu căn cứ Việt Bắc.

B:

 Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C:

 Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

D:

 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5.1941).

Đáp án: B

12.

Trong quá trình đổi mới, Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và Trung Quốc ?

A:

Trong quá trình đổi mới, Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và Trung Quốc ?

B:

Đẩy mạnh cuộc “Cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu phần mềm

C:

Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật trong xây dựng đất nước

D:

Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên

Đáp án: C

13.

Hiệp ước Ba-li (2-1976) đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN là gì?

A:

Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

B:

Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C:

Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có kết quả.

D:

Cả ba nguyên tắc nói trên.

Đáp án: D

14.

Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A:

chủ nghĩa thực dân cũ

B:

chế độ phân biệt chủng tộc

C:

chế độ độc tài thân Mĩ

D:

chủ nghĩa thực dân mới

Đáp án: A

Phương pháp : Sgk 12 trang 36, 37 suy luận

Cách giải:

- Đáp án A: chủ nghĩa thực dân cũ là kẻ thù chủ yếu của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đến năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla, chủ nghĩa thực dân cũ (Bồ Đào Nha) bị sụp đô về mặt cơ bản.

Đáp án B: Chế độ phân biệt chủng tộc cũng là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi, tồn tại ở Nam Phi.

Đáp án C: Chế độ độc tài thân Mĩ là kẻ thù của nhân dân Mĩ Latinh.

Đáp án D: chủ nghĩa thực dân mới là kẻ thù của nhân dân Mĩ Latinh.

=> Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân cũ.

15.

Nava sang Đông Dương mang theo kế hoạch quân sự với hy vọng "kết thúc chiến tranh trong danh dự" trong vòng

A:

18 tháng.

B:

24 tháng.

C:

12 tháng.

D:

20 tháng.

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.