Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Lê Chân

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật ngày nay là

A:

 khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B:

 cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực công nghệ.

C:

 cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy.

D:

 cách mạng khoa học-kỹ thuật đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết như đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái,...

Đáp án: A

2.

Từ sau cuộc tấn công Gia Định (2-1859), thực dân Pháp buộc phải chuyển sang thực hiện kế hoạch:

A:

“đánh nhanh thắng nhanh”.

B:

“đánh chắc, chắc thắng thì đánh”

C:

“chinh phục từng gói nhỏ”

D:

“đánh lâu dài”.

Đáp án: C

Phương pháp : Sgk 11 trang 110

Cách giải:

Sau cuộc tấn công ở Gia Đinh, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.

3.

Vì sao Nhật bất ngờ làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương vào đêm 9 tháng 3 năm 1945

A:

Để tránh hậu họa khi quân Đồng minh vào Đông Dương, Pháp sẽ dựa vào Đồng minh đánh Nhật.

B:

Nhật muốn độc chiếm hoàn toàn Đông Dương

C:

Pháp không thực hiện đúng những điều khoản đã kí với Nhật

D:

Nhật bị Đồng minh đánh bại nên trả thù Pháp

Đáp án: A

4.

Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều chủ trương

A:

thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược

B:

giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

C:

tiến hành thúc đẩy hợp tác về kinh tế, chính trị và quốc phòng

D:

giải thể các tổ chức quân sự của Mỹ và Liên Xô tại châu Âu

Đáp án: B

Phương pháp: so sánh, nhận xét.

Cách giải: - Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) có nội dung: Hai bên thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện trên cơ sở bình đẳng và giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

- Định ước Henxinki (1975) có nội dung: giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, . nhằm đảm bảo an ninh và sự hợp tác giữa các nước

5.

Mục đích của phát xít Nhật khi bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?

A:

Phá hoại nền nông nghiệp của nước ta

B:

Phát triển trồng cây công nghiệp

C:

Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh

D:

Phát triển công nghiệp

Đáp án: C

6.

Quan hệ quốc tế bắt đầu chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại trong thời gian nào?

A:

 Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.

B:

 Từ nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

C:

 Từ nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

D:

 Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.

Đáp án: B

7.

Quốc gia nào sau đây đã mở đầu kỉ nguyên chính phục vũ ưu của loài người?

A:

Liên Xô

B:

Phần Lan

C:

Ai Cập

D:

Ba Lan.

Đáp án: A

Phương pháp: sgk Lịch sử 12 trang 11

Cách giải: Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

8.

Thắng lợi lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 là gì?

A:

Đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc

B:

Khai thông biện giới Việt Trung với chiều dài 750km

C:

Nối liền căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV

D:

Ta đã giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ

Đáp án: D

9.

Nước ta năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám ở vào tình thế

A:

bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận. 

B:

vô cùng khó khăn như "ngàn cân treo sợi tóc".

C:

được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D:

khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân.

Đáp án: B

10.

Hội nghị đã vận dụng sáng tạo nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế cộng sản vào nước ta là:

A:

Hội nghị thành lập Đảng (2/1930).

B:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941).

C:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936).

D:

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3/1945).

Đáp án: C

Phương pháp giải: đánh giá

Giải chi tiết:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936) là Hội nghị đã vận dụng sáng tạo nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế cộng sản vào nước ta.

11.

Đường lối đổi mới về chính trị ở nước ta được Đảng ta đề ra trong Đại hội VI (12-1986) là nội dung nào sau đây? 

A:

Xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân. 

B:

Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa,bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. 

C:

Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc,chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. 

D:

Tất cả các ý trên. 

Đáp án: D

12.

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp thể hiện trong các văn kiện lịch sử nào?

A:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946)

B:

Chỉ thị ‘toàn dân kháng chiến” của ban thường vụ TW Đảng 922-12-1946)

C:

Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh

D:

Tất cả các văn kiện trên

Đáp án: D

13.

Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cuba năm 1959 so với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là:

A:

đấu tranh ngoại giao

B:

đấu tranh chính trị

C:

đấu tranh vũ trang

D:

khởi nghĩa từng phần

Đáp án: C

Phương pháp : so sánh

Cách giải:

Cách mạng Cuba (1953–1959) là một cuộc nổi dậy vũ trang do Phong trào 2 tháng 7 của Phiđen Cátxtơrô và các đồng minh của họ tiến hành nhằm chống lại chính phủ của Tổng thống Batixta. Cách mạng bắt đầu vào tháng 7 năm 1953, và cuối cùng lật đổ Batixta vào ngày 1 tháng 1 năm 1959, lập nên chính phủ xã hội chủ nghĩa cách mạng. Tổ chức phong trào sau đó cải tổ theo đường lối cộng sản chủ nghĩa, và trở thành Đảng Cộng sản vào tháng 10 năm 1965.

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là cách mạng bảo lực với hình thức là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từ tay thực dân Pháp.

=> Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của Cách mạng Cuba năm 1959 so với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là đều đâu tranh vũ trang.

14.

Ý nghĩa của sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam?

A:

Là một trong những nhân tố quyết định đưa đến sự ra đời của Đảng.

B:

Dẫn đến sự trưởng thành của giai cấp công nhân.

C:

Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

D:

Tạo điều kiện để chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

Đáp án: C

15.

Trong Hội nghị Muy – ních, đại biểu của Tiệp Khắc được mời đến dự nhằm

A:

bàn bạc, thỏa thuận vấn đề Xuy – đét

B:

tiếp nhận và thi hành hiệp định kí giữa Anh, Pháp và Đức, Italia.

C:

bỏ phiếu quyết định đến số phận của vùng Xuy – đét.

D:

là một thành viên quan trọng không thể thiếu trong hội nghị .

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.