Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Ba Chẽ

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Cho các sự kiện sau:

(1) Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập.

(2) Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.

(3) Đông Dương Cộng sản đảng ra đời.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

A:

(2), (3), (1)

B:

(1), (2), (3)

C:

(3), (2), (1)

D:

(2), (1), (3)

Đáp án: B

Hội vncmtn:6/1925

Bason:8/1925

Đông dương csđ: 8/1929

2.

Một trong những ý nghĩa quan trọng của cuộc chiến đấu ở các đô thị là

A:

đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta

B:

tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài

C:

đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới

D:

đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta

Đáp án: B

3.

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

B:

Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

C:

Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ

D:

Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất

Đáp án: B

4.

Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A:

Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.

B:

Tận dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật để cải tiến cơ cấu hợp lí, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

C:

Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung phát triển kinh tế .

D:

Vai trò quản lí điều tiết của nhà nước.

Đáp án: C

5.

Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh cả nước năm 1930 là

A:

 Những cuộc biểu tình đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.

B:

 Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.

C:

 Nông dân chưa có khẩu hiệu cụ thể.

D:

 Những cuộc đấu tranh có vũ  trang tự vệ.

Đáp án: D

6.

Nội dung nào dưới đây giải thích không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976)?

A:

Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN

B:

Tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả dân tộc

C:

Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực còn lại.

D:

Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế

Đáp án: A

7.

Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi" (1959 – 1960)?

A:

Mĩ thừa nhận thất bại trong chiến lược chiến tranh thực dân mới ở miền Nam

B:

Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm

C:

Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công

D:

Giáng đòn nặng vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

Đáp án: A

8.

Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai?

A:

Chủ nghĩa thực dân cũ.

B:

Chủ nghĩa thực dân mới.

C:

Chủ nghĩa A-pac-thai.

D:

Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

Đáp án: C

9.

Ngày 12/4/1944, Hồ Chí Minh viết: “Cuộc kháng chiến của ta là một cuộc kháng chiến toàn dân nên phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”. Cuộc kháng chiến trên đây diễn ra trong bối cảnh nào?

A:

Khi nhân dân Việt Nam chưa có chính quyền cách mạng

B:

Khi nhân dân Việt Nam đã có chính quyền cách mạng

C:

Khi nước Việt Nam mới đang dần hình thành

D:

Khi các lực lượng đồng minh đang chuẩn bị vào Việt Nam

Đáp án: A

Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Thời điểm năm 1944, nước ta vẫn chưa có chính quyền cách mạng. Đến sau cách mạng tháng Tám (1945)
thành công, Đảng ta mới tiến hành xâu dựng chính quyền cách mạng.
Chọn đáp án: A
Chú ý:
Thời điểm này quân Đồng minh chưa vào Việt Nam, bởi đến năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ hai bước
vào giai đoạn kết thúc, các nước mới họp và thông qua kế hoạch phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các nước
và làm nhiệm vụ giải giáp quân phát xít, cụ thể ở Đông Dương là Hội nghị Postdam (17/7 đến 2/8/1945).

10.

Hình thái khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là

A:

đồng thời tiến hành khởi nghĩa ở thành thị và nông thôn

B:

bắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm

C:

bắt đầu từ nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị

D:

nổi dậy của quần chúng là chủ yếu

Đáp án: B

Phương pháp: nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
Ngày 24-10-1917, cách mạng tháng Mười bùng nổ. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí
then chốt ở thủ đô. Ngày 25-10-1917, cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi ở Mat-xcơ-va. Đầu năm 1918, cách
mạng giành thắng lợi trên toàn đất nước Nga rộng lớn.
=> Cách mạng tháng Mười Nga bắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm.
Chọn đáp án: B
Chú ý:
Có thể so sánh hình thái khởi nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga với Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cách mạng tháng Tám diễn ra hài hoà giữa nông thôn và thành thị.

11.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời xuất phát từ nhu cầu gì?

A:

Mĩ cần thiết lập một liên minh chính trị, quân sự ở khu vực Đông Nam Á để phục vụ chiến lược toàn cầu của Mĩ

B:

Cần hợp tác giữa các nước trong khu vực để cùng phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các nước bên ngoài đối với khu vực

C:

Sự xuất hiện các tổ chức hợp tác mang tính toàn cầu trên thế giới.

D:

Cần hợp tác giữa các nước trong khu vực để cạnh tranh với các tổ chức quốc tế khác

Đáp án: B

12.

Chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam:

A:

 Chiến dịch Tây Nguyên.

B:

 Chiến dịch Huế- Đà Nẵng.

C:

 Chiến dịch Hồ Chí Minh.

D:

 Chiến dịch đường 14- Phước Long.

Đáp án: A

13.

Kết quả nào của cách mạng tư sản Anh đầu thế kỉ XVII vẫn được nước Anh kế thừa cho đến nay?

A:

Nền quân chủ lập hiến

B:

Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc

C:

Chia ruộng đất cho nông dân

D:

Sự cầm quyền của tầng lớp quý tộc mới

Đáp án: A

14.

Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là

A:

 Công nhân, nông dân

B:

 Tư sản, tiểu tư sản, nông dân

C:

 Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp

D:

 Liên minh tư sản và địa chủ.

Đáp án: C

15.

Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển của nền kinh tế Mĩ cuối thế kỷ XX?

A:

Là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của TG

B:

Bình quân GDP đầu người là 34.600 USD.

C:

 Chi phối các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế.

D:

Chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.