Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử P.hiệu ĐT Hữu Nghị, CĐN Than KSVN

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Trong những câu dưới đây, câu nào diễn tả bối cảnh ra đời của tổ chức ASEAN?

1. Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển.
2. Cần có một tổ chức để duy trì an ninh khu vực.
3. Các nước muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
4. Cần một tổ chức để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực.
5. Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều.
6. Sự thành công của khối thị trường chung châu Âu.

A:

1,2,3,5

B:

2,3,4

C:

1,3,4,5,6

D:

1,2,3,4,5

Đáp án: C

2.

Chiến dịch phản công đầu tiên của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ (1946-1954): 

A:

Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

B:

Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947

C:

Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950

D:

Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân năm 1951-1952

Đáp án: B

3.

Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm

A:

làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp

B:

giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào

C:

tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp

D:

buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh

Đáp án: A

4.

Bản chất của toàn cầu hóa là

A:

sự ảnh hưởng của các nước lớn đối với các nước khác

B:

sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia dân tộc

C:

sự hình thành các tổ chức khu vực trên thế giới và sự gia tăng ảnh hưởng của các tổ chức này

D:

quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới

Đáp án: D

5.

Nguồn lực chi viện, cùng với chiến thắng của quân dân miền Bắc đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh nào của Mĩ -Ngụy?

A:

Chiến lược “Chiến tranh một phía”.

B:

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. 

C:

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

D:

Chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh.

Đáp án: C

6.

Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức yêu nước đại diện cho khuynh hướng cách mạng

A:

dân chủ tư sản.

B:

vô sản.

C:

dân chủ nhân dân.

D:

phong kiến

Đáp án: A

Phương pháp: giải thích
Cách giải: Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức yêu nước đại diện cho khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
Chọn: A

7.

Mục đích ra đời của Liên minh châu Âu (EU) là

A:

Thắt chặt an ninh chung ở châu Âu

B:

Hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

C:

Duy trì hòa bình, hợp tác hữu nghị giữa các nước ở châu Âu.

D:

Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ.

Đáp án: B

8.

Tại sao Pháp lại chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơnevơ năm 1954?

A:

Do sức ép của Liên Xô

B:

Pháp sợ Trung Quốc đưa quân sang

C:

Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ

D:

Dư luận nhân dân thế giới phản đối

Đáp án: C

9.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884), tình hình sau trận cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) có điểm gì khác so với trận cầu Giấy làn thứ nhất (21-12-1873)?

A:

Triều đình vẫn ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

B:

Quân Pháp ở Hà Nội và Bắc Kì vô cùng hoảng sợ.

C:

Nhân dân cả nước vui mừng phán khởi.

D:

Chính phủ Pháp càng đặt quyết tâm xâm lược nước ta.

Đáp án: D

Phương pháp: so sánh.

Cách giải:

  • Với chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873) khiến cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng.
  • Với chiến thắng cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), chính phủ Pháp càng đặt quyết tâm xâm lược nước tA. Lí do là sau chiến thắng này, vua Tự Đức, triều đình nhà Nguyễn ngày càng rối ren. Vì thế, Pháp đã quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng.

10.

Nhóm cây nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích trồng trọt ở nước ta hiện nay?

A:

Cây lương thực

B:

Cây ăn quả

C:

Cây công nghiệp lâu năm

D:

Cây công nghiệp hàng năm

Đáp án: A

11.

Văn minh Arab xuất hiện vào thời kỳ: 

A:

Cổ đại

B:

Trung đại 

C:

Cận đại

D:

Hiện đại

Đáp án: B

12.

Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập không nhằm mục đích

A:

duy trì hòa bình và an ninh thế giới

B:

phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc

C:

duy trì trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ và đồng minh

D:

hỗ trợ kinh tế, giáo dục, khoa học kĩ thuật cho các nước thành viên

Đáp án: C

13.

Kế hoạch quân sự mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ sau khi Pháp đánh mất quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ là:

A:

Kế hoạch Mác san

B:

Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi

C:

Kế hoạch Nava

D:

Kế hoạch Rove

Đáp án: B

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

 - Đáp án A: kế hoạch Macsan là kế hoạc của Mĩ áp dung đối với các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án B: Với chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) có ý nghĩa lớn nhất là mở ra bước phát tiển mới của cuộc kháng chiến, ta giành quyền chủ động trên chiến trường. Ngay sau đó, khi nhận được nguồn viện trợ của Mĩ, Pháp đã đề ra kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi mong muốn nhanh chóng kế thúc chiến tranh.

Đáp án C: kế hoạch Nava là kế hoạch dược thực hiện từ năm 1953, không phải là kế hoạch Pháp đề ra ngay sau khi đánh mất quyền chủ động trên chiến trường tại chiến dịch Biên giới (1950).

Đáp án D: Kế hoạc Rove đề ra khi Pháp vẫn còn giữ thế chủ động trên chiến trường (1950), sau đó Đảng và Chính phủ mới quyết định mở chiến dịch biên giới (6-1950).

=> Kế hoạch quân sự mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ sau khi Pháp đánh mất quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ là Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi.

14.

Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

1. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.                                 

2. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari.

3. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

4. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.

A:

2,3,4,1

B:

1,4,2,3

C:

1,3,2,4

D:

1,2,3,4

Đáp án: B

15.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?

A:

Đông Phi.

B:

Đông Bắc Á.

C:

Bắc Phi.

D:

Đông Nam Á.

Đáp án: D

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.