Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TH Kinh Tế Q.Ninh

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Về hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kỳ 1936-1939 diễn ra như thế nào?

A:

Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai

B:

Kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

C:

Lợi dụng tình hình thế giới và trong nước đấu tranh công khai đối mặt với kẻ thù

D:

Đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường là chủ yếu

Đáp án: A

2.

Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định nhân dân Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng trong thời kì 1954 - 1975? 

A:

Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. 

B:

Đất nước hoàn toàn được giải phóng. 

C:

Đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. 

D:

Thực hiện chủ trương của Đảng đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên. 

Đáp án: A

3.

Tổng bộ Việt Minh đã chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung” vào thời gian nào

A:

5/7/1944

B:

16/8/1945

C:

7/5/1944

D:

13/8/1945

Đáp án: C

Giữa năm 1944, tình hình thế giới và nước ta chuyển biến mau lẹ có lợi cho cách mạng. Căn cứ vào đó, ngày 7-5-1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”. Tháng 10-1944, Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ: "phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt ... Cơ hội cho 1 dân tộc ta chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh".

4.

Ý nào sau đây không phải là một trong những nội dung của tình hình Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000?

A:

Kinh tế có sự tăng trưởng nhanh nhưng xen kẻ những đợt suy thoái kéo dài

B:

Một trong hai thách thức lớn của nước Nga là sự tranh chấp giữa các đảng phái

C:

Vừa ngả về phương Tây vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á

D:

Từ năm 2000, Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do phần tử li khai gây ra

Đáp án: A

5.

Trong thời kì đấu tranh để phục hồi lực lượng cách mạng, tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) các chi bộ đã ra nhừng tờ báo nào để bồi dưỡng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin cho Đảng viên:

A:

“Ý kiến chung”, “Đuốc đưa đường”.

B:

“Đuốc đưa đường”, “Con đường chính nghĩa”.

C:

“Tiếng dân”, “Nhành lúa”.

D:

Tất cả các tờ báo trên.

Đáp án: B

6.

Công lao to lớn đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là

A:

sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

B:

Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

C:

soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

D:

tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

Đáp án: D

Phương pháp: đánh giá
Cách giải: Công lao to lớn đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
Chọn: D

7.

Lí do cơ bản nhất khiến Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam?

A:

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

B:

Phù hợp với xu thế hòa bình hợp tác trên thế giới

C:

Do cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới

D:

Phù hợp với chiến lược “Cam kết và mở rộng” của tổng thống B.Clintơn

Đáp án: B

8.

Tổ chức cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có tên là gì? 

A:

Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. 

B:

Tân Việt cách mạng đảng. 

C:

Việt Nam Quốc dân đảng. 

D:

Đảng cộng sản Việt Nam. 

Đáp án: C

9.

Toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng bởi lý do nào sau đây

A:

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

B:

Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

C:

Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

D:

Thúc đẩy và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

Đáp án: A

10.

Khó khăn mới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vào cuối năm 1949 đầu năm 1950 là gì?

A:

 Pháp đẩy mạnh xây dựng quân đội tay sai và thành lập chính quyền bù nhìn.

B:

 Tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch theo chiều hướng có lợi cho Pháp, bất lợi cho ta.

C:

 Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện hoàn toàn tự lực cánh sinh.

D:

 Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

Đáp án: D

11.

Xu thế “ Toàn cầu hóa” là do

A:

Trật tự hai cực Ianta đã tan rã.

B:

Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật

C:

Các nước muốn hợp tác, giao lưu và phát triển kinh tế

D:

Các nước muốn tập trung phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

Đáp án: B

12.

Sự thành lập Liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các nước thành viên tham gia?

A:

Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

B:

Tăng sức cạnh tranh, tránh sự chi phối từ bên ngoài. 

C:

Mở rộng thị trường.

D:

Hợp tác cùng phát triển.

Đáp án: D

13.

Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai chú trọng vào ngành kinh tế nào?

A:

Phát triển công nghiệp nặng.

B:

Phát triển công nghiệp truyền thống.

C:

Phát triển công nghiệp nhẹ.

D:

Phát triển công - nông - thương nghiệp.

Đáp án: A

Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai chú trọng vào Phát triển công nghiệp nặng như: chế tạo máy, điện lực, hoá dầu và trở thành cường quốc về công nghệ đứng sau Mĩ

14.

Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945?

A:

Cách mạng vô sản

B:

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

C:

Cách mạng dân chủ nhân dân

D:

Cách mạng dân tộc dân chủ

Đáp án: B

15.

Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới được xác định trong Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) là

A:

giành độc lập dân tộc

B:

giành dân chủ, bảo vệ hòa bình

C:

chống phát xít, chống chiến tranh

D:

tự do, dân sinh dân chủ, cơm áo và hòa bình

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.