Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Mông Dương

Cập nhật: 02/07/2020

1.

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

liên minh chặt chẽ với Mỹ.

B:

hướng về các nước châu Á.

C:

hướng mạnh về Đông Nam Á.

D:

cải thiện quan hệ với Liên Xô.

Đáp án: A

2.

Ý nào sao đây không đúng khi giải thích cho luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

A:

Trở thành đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo cách mạng

B:

Giải quyết được cuộc khung hoàng về giai cấp và đường lối lãnh đạo lãnh đạo.

C:

Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

D:

Là sự chuẩn bị đầu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng thế giới.

Đáp án: A

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Để chứng minh cho Luận điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đòi là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta vào những năm 20 của thế kỉ XX
  • Kể từ khi Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mang thế giới.
  • Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối của cách mạng Việt Nam. -
  • Kể từ khi Đảng ra đời cách mạng Việt Nam đã tuyệt đối thuộc quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản, Đảng đã xây dựng được một lực lượng mới cho cách mạng, chủ yếu là liên minh công - nông , lôi cuốn được đông đảo nông dân đi theo con đường con đường cách mạng, xây dựng được khối liên minh công- nông vững chắc, là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
  • Đảng ra đời đã vạch ra được phương pháp cách mạng đúng đắn . Đó là phương pháp đấu tranh cách mạng bằng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

3.

Bộ Chính trị đã khắng định "thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam". Hãy cho biết khẳng định trên ra đời trong thời điểm nào ?

A:

Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên.

B:

Sau khi giải phóng Tam Kì.

C:

Sau thắng lợi của chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

D:

Sau khi giải phóng Đà Nẵng.

Đáp án: C

4.

Ga-ga-rin đã làm gi trong việc thực hiện chinh phục vũ trụ?

A:

Người đầu tiên bay lên Sao Hỏa.

B:

Người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo. 

C:

Người đầu tiên bay vào vũ trụ.

D:

Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

Đáp án: C

5.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam?

A:

 Công nhân với tư sản.

B:

 Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

C:

 Nông dân với địa chủ.

D:

 Địa chủ với tư bản.

Đáp án: B

6.

Điểm khác của nước Mĩ so với các nước Đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

 nước Mĩ sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác.

B:

 nước Mĩ không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường.

C:

 nước Mĩ kéo nhiều nước đồng minh thành lập liên minh quân sự (NATO).

D:

 nước Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.

Đáp án: B

7.

"Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực" là mục tiêu của:

A:

Liên minh châu Âu

B:

Tổ chức ASEAN

C:

Hội nghị Ianta

D:

Liên hợp quốc.

Đáp án: B

8.

Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc theo quyết định của hội nghị ngoại trưởng 4 nước nào?

A:

Mỹ, Anh, Pháp, Đức.

B:

Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp.

C:

Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

D:

Liên Xô, Mỹ, Pháp, Việt Nam.

Đáp án: B

Tháng 1 - 1954, ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp đã họp tại Bec-lin và quyết định sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) để giải quyết hai vấn đề: chiến tranh tại Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

9.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam

A:

phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.

B:

có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu.

C:

có sự phát triển độc lập với nền kinh tế Pháp.

D:

có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp.

Đáp án: A

10.

Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam từ năm 1949 - 1954 là 

A:

trung lập, không can thiệp vào Việt Nam. 

B:

ủng hộ nhân dân Việt Nam giành độc lập từ tay quân phiệt Nhật Bản. 

C:

can thiệp, "dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp. 

D:

phản đối Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. 

Đáp án: C

11.

Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A:

 cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

B:

 sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.

C:

 sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

D:

 sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

Đáp án: A

12.

Nội dung nào không phải là ý nghĩ của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

A:

Đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước

B:

Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân

C:

Hình thành khối liên minh công nông, công nhân và nông dân đoàn kết đấu tranh

D:

Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945

Đáp án: A

sgk 12 trang 95, loại trừ. Cách giải: Phong trào cách mạng 1930-1931 không đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước mà chỉ tập dượt cho quần chúng đấu tranh, chuẩn bị cho thời kì trực tiếp vận động cứu nước trong những năm 1939-1945

13.

Biểu hiện không đúng của xu thế toàn cầu hóa là:

A:

sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế.

B:

sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

C:

sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).

D:

Mĩ và Nhật Bản kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật và được kéo dài vĩnh viễn.

Đáp án: D

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 69 Cách giải:

- Các đáp án A, B, C: Là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa: Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế; sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực; sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).

- Đáp án D: Không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

14.

Với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành một thắng lợi quân sự quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự", thực dân Pháp đã đề ra và thực hiện

A:

kế hoạch Bôlae

B:

kế hoạch Rơve

C:

kế hoạch Nava

D:

kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi

Đáp án: C

15.

Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai chú trọng vào ngành kinh tế nào?

A:

Phát triển công nghiệp nặng.

B:

Phát triển công nghiệp truyền thống.

C:

Phát triển công nghiệp nhẹ.

D:

Phát triển công - nông - thương nghiệp.

Đáp án: A

Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai chú trọng vào Phát triển công nghiệp nặng như: chế tạo máy, điện lực, hoá dầu và trở thành cường quốc về công nghệ đứng sau Mĩ

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.