Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TTGDTX & DN Yên Lạc

Cập nhật: 02/07/2020

1.

Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động đối phó... Đó là phương hướng chiến lược của ta trong

A:

Phá sản kế hoạch Na-va

B:

Chiến dịch Tây Bắc

C:

Đông Xuân 1953-1954

D:

Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp án: C

2.

Ngày 6-3-1946, Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp khi

A:

Nhân dân Việt Nam đang tránh việc đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc

B:

Chính phủ Pháp có thiện chí giữ gìn nền hòa bình ở Đông Dương

C:

quân dân Việt Nam vẫn đang phát triển thể chủ động tiến công

D:

Trung Hoa Dân quốc không đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc Việt Nam

Đáp án: A

3.

Chủ trương "vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã góp phần

A:

thúc đẩy sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên

B:

lôi kéo tay sai và quân đội Pháp đi theo cách mạng

C:

thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ tự phát sang tự giác

D:

thúc đẩy sự phân hóa của Việt Nam quốc dân Đảng

Đáp án: C

4.

Sự kiện 6/1924 gắn với hoạt động nào của Nguyễn Aí Quốc ở Liên Xô?

A:

Người dự đại hội quốc tế VII của quốc tế cộng sản

B:

Người dự đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản

C:

Người dự đại hội quốc tế phụ nữ

D:

Người dự đại hội Nông dân quốc tế

Đáp án: B

5.

"Chiến tranh phá hoại của Mỹ đã phá huỷ hầu hết những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm" (Đảng Công sản Việt Nam, Báo chí chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1977, Trang 37-38) Nhận định trên đề cập đến hậu quả chiến tranh ở nơi nào của Việt Nam?

A:

Miền Nam

B:

Tây Nguyên

C:

Miền Bắc

D:

Duyên hải Nam trung bộ

Đáp án: C

6.

Bình định miền Nam trong 18 tháng, là nội dung của kế hoạch nào sau đây?

A:

Kế hoạch Stalây Taylo.

B:

Kế hoạch Johnson Mac-namara.

C:

Kế hoạch Đờ-Lát Đờ-tát-Xi-nhi.

D:

Kế hoạch Stalây Taylo và Johnson Mac-Namara.

Đáp án: A

7.

 

Ba chương trình kinh tế được đề ra tại Đại hội VI (tháng 12/1986) là gì?

A:

 Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp

B:

 Lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu

C:

 Phát triển vườn - ao - chuồng

D:

 Nông nghiệp - công nghiệp chế biến - xuất khẩu

Đáp án: B

8.

Chiến lược "kinh tế hướng nội" của nhóm các nước sáng lập ASEAN với nội dung chủ yếu là 

A:

phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. 

B:

khuyến khích sử dụng hàng nội thay cho hàng ngoại. 

C:

chú trọng đầu tư trong nước hơn là đầu tư ở nước ngoài. 

D:

lấy thị trường trong nước làm chổ dựa để phát triển sản xuất, xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. 

Đáp án: A

9.

Tội ác tàn bạo nhất của đế quốc Mỹ trong việc đánh phá miền bắc nước ta.

A:

Ném bom vào các mục tiêu quân sự.

B:

Ném bom vào các đầu mối giao thông.

C:

Ném bom vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, công trình thủy lợi.

D:

Ném bom vào khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện.

Đáp án: D

10.

Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yếu nước trở thành một người cộng sản là?

A:

Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

B:

Ủng hộ Quốc tế Cộng sản.

C:

Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

D:

Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Đáp án: A

11.

Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Pháp và Nhật Bản từ 1991 - 2000 là

A:

Pháp tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản đã trở thành đối trọng của Mĩ.

B:

đều tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh quan trọng của Mĩ

C:

Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, Pháp đã trở thành đối trọng của Mĩ

D:

Pháp rút khỏi NATO, Nhật Bản vẫn là thành viên quan trọng của NATO

Đáp án: C

12.

Vì sao Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A:

Vì góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác.

B:

Vì góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin và lý luận giải phóng dân tộc vào Việt Nam.

C:

Vì góp phần chuẩn bị chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D:

Vì góp phần làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc.

Đáp án: C

13.

Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX?

A:

Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng

B:

Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản

C:

Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến

D:

Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến

Đáp án: A

Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Sự chuyển biến về kinh tế- xã hội- tư tưởng là yếu tố quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX vì: - Sự chuyển biến về kinh tế trước hết là sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự chuyển biến về xã hội (sự phân hóa giai cấp cũ, xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới) - Những tầng lớp mới như tư sản, tiểu tư sản chính là nền tảng xã hội để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập và phát triển ở Việt Nam

=> Những tầng lớp mới tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản đã làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

14.

Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

A:

Vai trò lãnh đạo của Đảng và thực hiện liên minh công nông

B:

Tập hợp đông đảo quần chúng thành lập đội quân chính trị

C:

Đảng kiên định trong đấu tranh

D:

Tất cả cùng đúng

Đáp án: A

15.

Ý nào sau đây không phản ánh được điểm mới của “chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh” so với các chiến lược trước đó?

A:

Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước Xã hội chủ nghĩa

B:

Gắn “Việt Nam hoá chiến tranh” với “Đông Dương hoá chiến tranh”

C:

Là hình thức chiến tranh xâm lược mới của Mĩ ở miền Nam

D:

Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu có sự phối hợp với quân Mĩ.

Đáp án: C

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.