Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Phạm Công Bình

Cập nhật: 02/07/2020

1.

Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

A:

Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

B:

Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1925).

C:

Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (1920).

D:

Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vec-xai (1919).

Đáp án: A

2.

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930) mang tầm vóc lịch sử của một đại hội vì 

A:

thể hiện tài năng và uy tín tuyệt đối của Trần Phú. 

B:

khẳng định sự thắng thế của con đường cách mạng tư sản. 

C:

chấm dứt sự chia rẽ và đề ra đường lối cách mạng đúng đắn. 

D:

chấm dứt phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. 

Đáp án: C

3.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ là

A:

 tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.

B:

 tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh.

C:

 tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D:

 thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

Đáp án: D

4.

Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào yêu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20 của
thế kỉ XX là

A:

đào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ cho phong trào yêu nước dân tộc dân chủ Việt Nam

B:

góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp truyền thống yêu nước

C:

góp phần khảo sát và thử nghiệm một con đường cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản

D:

chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản, độc lập dân tộc không gắn liền với con đường tư sản

Đáp án: D

Phương pháp: phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX ở Việt Nam có đặc trưng nổi bật là sự tồn tai song
song của hai khuynh hướng:
- Khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng.
- Khuynh hướng vô sản: tiêu biểu là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên gắn liền với các hoạt
động truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và phong trào công nhân.
Đến năm 1930, với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái cũng đánh dấu sự thất bại và bất lực của khuynh
hướng dân chủ tư sản. Đồng thời cũng khẳng định độc lập dân tộc không gắn liền với con đường tư sản. Trong
khi đó, khuynh hướng vô sản ngày càng khẳng định ưu thế và sự phát triển thông qua sự thành lập ba tổ chức
cộng sản, đặc biệt là khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (đầu năm 1930).
Chọn đáp án: D

5.

Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong Biên giới thu - đông 1950 là:

A:

Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ)

B:

Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh

C:

Giải phong dải Biên giới Việt – Trung với chiều dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập

D:

Bộ đội ta đã phát triển với ba thứ quân

Đáp án: A

6.

Ý nào dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?nào dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A:

Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác

B:

Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh về quân sự, chính trị mạnh để tránh bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài

C:

Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao

D:

Ban đầu khi mới thành lập chỉ có một vài nước thành viên, về sau mở rộng nhiều nước

Đáp án: B

7.

Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam?

A:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1936)

B:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (3-1938)

C:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939)

D:

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)

Đáp án: D

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) đã chủ trương thành lập mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam đó là Mặt trận Việt Minh (19/5/1941) -> Đáp án: D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)

8.

Mục tiêu quan trọng hàng đầu của Tổ chức Liên hợp quốc là

A:

phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc

B:

duy trì hòa bình và an ninh thế giới

C:

tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước

D:

phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên

Đáp án: B

9.

Thực dân Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay Ở Đong Dương, chia thành 3 cánh, mở cuộc tiến công:

A:

Bắc Cạn

B:

Lạng Sơn

C:

Cao Bằng

D:

Việt Bắc

Đáp án: D

10.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là đội tiên phong của giai cấp nào?

A:

Nông dân.

B:

Công nhân.

C:

Tư sản.

D:

Tiểu tư sản.

Đáp án: B

11.

Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến đầu thế kỉ XX, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là

A:

Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh, Xiêm, Thanh và Pháp

B:

Chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Xiêm, Pháp

C:

Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và chống Minh, Thanh, Xiêm

D:

Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Thanh

Đáp án: A

12.

Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ

A:

Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

B:

Cứu nguy cho chiến lược  “chiến tranh cục bộ “ ở miền  Nam

C:

Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài ở miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam

D:

Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân  ta ở hai miền đất nước

Đáp án: B

13.

Với chiến thắng của phong trào "Đồng Khởi", quân và dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?

A:

"Chiến tranh cục bộ"

B:

"Chiến tranh đặc biệt"

C:

"Việt Nam hóa chiến tranh"

D:

"Chiến tranh đơn phương"

Đáp án: D

14.

Trong bối cảnh xu hướng đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới, Mĩ đã làm gì vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX?

A:

Tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu

B:

Tăng cường chạy đua vũ trang

C:

Cùng Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh

D:

Rút quân ra khỏi nhiều khu vực trên thế giới

Đáp án: C

15.

Hội nghị tháng 11 - 1939 và Hội nghị tháng 5 - 1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm khác biệt về

A:

việc giải quyết quyền lợi ruộng đất cho nông dân

B:

chủ trương giải quyết vấn đề quyền dân tộc tự quyết

C:

chủ trương đoàn kết các lực lượng dân tộc

D:

việc xác định hình thức chính quyền cách mạng

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.