Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Phú Bình

Cập nhật: 02/07/2020

1.

Khi mới thành lập, tổ chức Liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên?

A:

50 nước.

B:

40 nước.

C:

45 nước.

D:

55 nước.

Đáp án: A

2.

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong thời gian?

A:

56 ngày đêm 

B:

57 ngày đêm

C:

55 ngày đêm

D:

54 ngày đêm

Đáp án: A

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 56 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.

Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch

3.

Tác phẩm mang tính chính trị được phổ biến rộng rãi nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và chính sách của Đảng đó là tác phẩm nào?

A:

Đường cách mệnh

B:

Bản án chế độ thực dân Pháp

C:

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 

D:

Vấn đề dân cày

Đáp án: A

4.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, "Chiến tranh lạnh" xuất phát từ mâu thuẫn nào trước tiên?

A:

 Mâu thuẫn chủ nghĩa đế quốc với phong trào giải phóng dân tộc.

B:

 Mâu thuẫn chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa đế quốc.

C:

 Mâu thuẫn giữa Liên xô với Mĩ.

D:

 Mâu thuẫn chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa xã hội.

Đáp án: C

5.

Điểm khác biệt trong chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh với Phan Bội Châu là

A:

dựa vào Nhật đánh Pháp.

B:

thực hiện cải cách.

C:

thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

D:

thực hiện bạo động.

Đáp án: B

6.

Ai là Tổng bí thư đầu tiên của nước ta?

A:

Nguyễn Ái Quốc

B:

Lê Hồng Phong

C:

Trần Phú

D:

Nguyễn Văn Cừ

Đáp án: C

7.

Nhân tố quyết định hàng đầu dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

chi phí cho quốc phòng thấp.

B:

vai trò quản lí của Nhà nước.

C:

tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.

D:

yếu tố con người

Đáp án: D

8.

Trong đợt thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã bắt sống được tướng Pháp nào ?

A:

Na-va.

B:

Đờ-lát-đờ-tát-xinhi

C:

Bô-la-ec.

D:

Đờ-cát-tơ-ri.

Đáp án: D

9.

Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)

A:

Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta

B:

Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch

C:

Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài, toàn dân toàn diện

D:

Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới

Đáp án: C

10.

Bài học kinh nghiệm nào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc? 

A:

Phải linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh. 

B:

Kết hợp giữa đấu tranh với xây dựng để ngày càng vững mạnh. 

C:

Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước. 

D:

Có đường lối đúng đắn, phù hợp. 

Đáp án: D

11.

Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI là gì?

A:

Chiến tranh xung đột ở nhiều nơi.

B:

Nguy cơ cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên.

C:

Chủ nghĩa khủng bố hoành hành.

D:

Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đáp án: C

12.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi là gì?

A:

Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân châu Phi.

B:

Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc phát triển mạnh mẽ.

C:

Giai cấp tư sản trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo.

D:

Chủ nghĩa thực dân châu Âu suy yếu.

Đáp án: C

13.

Luận cương chính trị của Đảng (10/1930) đã xác định động lực cách mạng là 

A:

công nhân, phú nông. 

B:

công nhân, nông dân. 

C:

công nhân, tiểu tư sản. 

D:

công nhân, tư sản dân tộc. 

Đáp án: B

14.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không dựa vào lý do nào

A:

Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực.

B:

Nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập.

C:

Xu thế khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả.

D:

Các nước Đông Nam Á muốn đấu tranh với chủ nghĩa thực dân.

Đáp án: D

15.

Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1930)?

A:

Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng

B:

Luận cương chính trị năm 1930

C:

Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt

D:

Báo cáo chính trị

Đáp án: C

Phương pháp: Sgk 12 trang 88

Cách giải: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6/1/1030 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì.

Nội dung: Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là đảng cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.