Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TT GDTX Đình Lập

Cập nhật: 02/07/2020

1.

Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại quyết định triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam?

A:

Vì đây là nhiệm vụ mà Quốc tế Cộng sản giao cho Nguyễn Ái Quốc.

B:

Vì nhận thấy cách mạng Việt Nam có nguy cơ chia rẽ lớn.

C:

Vì trong nước xuất hiện Việt Nam Quốc dân đảng.

D:

Vì các tổ chức đảng ở mỗi miền có nguy cơ bị thực dân Pháp đàn áp.

Đáp án: B

2.

Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A:

chủ nghĩa thực dân cũ

B:

chế độ phân biệt chủng tộc

C:

chế độ độc tài thân Mĩ

D:

chủ nghĩa thực dân mới

Đáp án: A

Phương pháp : Sgk 12 trang 36, 37 suy luận

Cách giải:

- Đáp án A: chủ nghĩa thực dân cũ là kẻ thù chủ yếu của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đến năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla, chủ nghĩa thực dân cũ (Bồ Đào Nha) bị sụp đô về mặt cơ bản.

Đáp án B: Chế độ phân biệt chủng tộc cũng là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi, tồn tại ở Nam Phi.

Đáp án C: Chế độ độc tài thân Mĩ là kẻ thù của nhân dân Mĩ Latinh.

Đáp án D: chủ nghĩa thực dân mới là kẻ thù của nhân dân Mĩ Latinh.

=> Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân cũ.

3.

Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là 

A:

giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp. 

B:

giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. 

C:

giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. 

D:

giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. 

Đáp án: B

4.

Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta là gì?

A:

Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài. 

B:

Kháng chiến toàn diện. 

C:

Toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính. 

D:

Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia. 

Đáp án: C

5.

Vì sao Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương vẫn còn có những hạn chế?

A:

Vì thực dân Pháp còn có âm mưu quay trở lại Đông Dương.

B:

Vì Mĩ can thiệp vào Hội nghị.

C:

Vì lực lượng cách mạng 3 nước Đông Dương còn yếu.

D:

Vì Pháp và Mĩ cấu kết với nhau.

Đáp án: B

6.

Sau Chiến tranh thế giới II quốc gia nào ở Châu Phi giành được độc lập sớm nhất?

A:

Agiêri

B:

Ghinê

C:

Ai Cập

D:

Tuynidi

Đáp án: C

7.

Năm 1985, Gioocbachop đưa ra đường lối tiến hành công cuộc cải tổ đất nước vì ?

A:

Đất nước lâm vào tình trạng « trì trệ » khủng hoảng

B:

Đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ

C:

Cải tổ để áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật đang phát triển con người

D:

Cải tổ để cải thiện mối quan hệ với Mĩ

Đáp án: A

8.

Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là

A:

chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

B:

chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.

C:

chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.

D:

chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.

Đáp án: A

Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng (sgk Địa lí 11 trang 92)

9.

Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình nổi bật ở khu vực Đông Nam Á là gì?

A:

Hầu hết các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập

B:

Tất cả cá quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập.

C:

Tiếp tục chịu ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.

D:

Tham gia Khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO) do Mĩ thành lập.

Đáp án: A

Phương pháp: giải thích Cách giải:

Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình nổi bật ở khu vực Đông Nam Á là: Hầu hết các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập. Trong đó: Năm 1945 có 3 nước giành được độc lập là: In-đô-nê-xia, Việt Nam và Lào. Lần lượt sau đó, các quốc gia khác ở Đông Nam Á cũng giành được độc lập: Philippin (1946), Miến Điện (1948), Mã Lai (1957) và Xingapo giành quyền tự trị năm 1959.

10.

Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ” là lực lượng nào?

A:

Lực lượng viễn chinh Mĩ.

B:

Lực lượng nguỵ quân.

C:

Lực lượng quân đội Sài Gòn.

D:

Lực lượng quân đội Hà Nội.

Đáp án: A

11.

Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu
-đông năm 1950 của quân dân Việt Nam về

A:

địa hình tác chiến.

B:

loại hình chiến dịch.

C:

đối tượng tác chiến.

D:

lực lượng chủ yếu.

Đáp án: B

Phương pháp: so sánh, nhận xét.
Cách giải:
Về loại hình chiến dịch:
- Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947: chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta.
- Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950: chiến dịch tiến công lớn đẩu tiên của ta trong kháng chiến chống
Pháp.
Chọn đáp án: B

12.

Kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936-1939 là

A:

 Thực dân Pháp nói chung

B:

 Địa chủ phong kiến

C:

 Phản động thuộc địa và tay sai không chấp nhận thi hành chính sách của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp

D:

 Các quan lại của triều đình Huế

Đáp án: C

13.

Mục đích chính trị của kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện là gì?

A:

Lôi kéo và khống chế các nước Tây Âu làm đồng minh chống Liên Xô và các nước XHCN

B:

Giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

C:

Tấn công Liên Xô và Đông Âu từ phía tây.

D:

Chia cắt châu Âu thành hai phe, làm cho châu Âu suy yếu.

Đáp án: A

14.

Với hiệp ước hòa bình Xan-phran-xi-cô năm 1951,Nhật Bản đã ký tay đôi với nước nào ?

A:

Mĩ.

B:

Pháp.

C:

Đức.

D:

Anh.

Đáp án: A

15.

Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vì:

A:

Muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương

B:

Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển

C:

Cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài

D:

Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.