Danh sách bài viết

Chuyện của người phụ nữ có nụ cười chiến thắng

Cập nhật: 09/07/2020

40 năm trước, có một tấm ảnh do phóng viên người Nhật chụp đã ghi lại nụ cười lịch sử - “nụ cười chiến thắng” của một người con gái đất Long An. "Nụ cười chiến thắng" đó đã trở thành một trong những biểu tượng cho cả thế hệ anh hùng của miền Nam "thành đồng tổ quốc" trong thời chống Mỹ cứu nước.

(Lanhdao.net) - 40 năm trước, có một tấm ảnh do phóng viên người Nhật chụp đã ghi lại nụ cười lịch sử - “nụ cười chiến thắng” của một người con gái đất Long An. "Nụ cười chiến thắng" đó đã trở thành một trong những biểu tượng cho cả thế hệ anh hùng của miền Nam "thành đồng tổ quốc" trong thời chống Mỹ cứu nước.

Sau bao năm tháng hoạt động chiến trường và chính trường, giờ đây, trên nụ cười của người phụ nữ đó vẫn hiện hữu vẻ đẹp của niềm tin chiến thắng...

Những câu nói, nụ cười đi vào lịch sử

Sinh ra và lớn tên từ quê hương Long An "trung dũng, kiên cường toàn dân đánh giặc", cô bé Võ Thị Thắng đã biết tập tành đưa thư liên lạc và cùng gia đình nuôi giấu cán bộ cách mạng khi mới lên 11 tuổi. Gia đình cô có 9 anh chị em, được sự giáo dục của ba má, đều đi về một hướng cách mạng. "Động cơ" đi chiến đấu của cô được lý giải rất đơn giản: cả quê hương mình "toàn dân đánh giặc", thì tất nhiên trong đó có mình rồi.

Lúc này, chính quyền Sài Gòn bất chấp Hiệp định Genève quy định hiệp thương tổng tuyển cử sau 2 năm đình chiến (1956). Mỹ làm hậu thuẫn viện và viện trợ cho Diệm Nhu thực hiện chính sách "tố Cộng, diệt Cộng", thực chất là truy lùng, bắt bớ, chém giết hàng loạt chiến sĩ cách mạng và nhân dân yêu nước bằng luật 10/59 sắt máu. Đau thương tang tóc bao trùm, cả miền Nam biến thành ngục tối.

Cả thế hệ trẻ của đất nước sôi sục căm thù, lên đường trong khí thế cách mạng hừng hực, trong đó có Võ Thị Thắng. Thắng tham gia phong trào đấu tranh xuống đường của thanh niên sinh viên, học sinh Sài Gòn Gia Định; rồi phong trào công nhân và nhân dân lao động khu xóm, xí nghiệp nội thành; khẩn trương gây dựng cơ sở, xây dựng căn cứ chính trị nội thành, diệt ác phá kềm, ém quân, vũ khí mai phục, chuẩn bị vào đợt Mậu thân - tổng công kích khởi nghĩa năm 1968.

Sau đợt 2, Thắng bị bắt trong vụ ám sát hụt tên mật thám ác ôn. Trước những trận thẩm vấn tra tấn cực hình, người con gái lứa tuổi 20 ấy vẫn kiên gan chịu đựng, giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng. Đứng trước phiên tòa địch, Võ Thị Thắng vẫn hiên ngang nhìn thẳng "quan tòa", rắn rỏi từng lời đối đáp, tỏ rõ khí phách trong tư thế tiến công cách mạng. Tên Ủy viên chính phủ địch đứng lên tức tối hằn giọng buộc tội: "... Võ Thị Thắng, cựu nữ sinh Gia Long, có thể nói là duyên dáng - với gương mặt thùy mị dịu dàng, nhưng không ngờ hành động của cô ta lại hoàn toàn trái ngược với gương mặt đó, nhất là thái độ vô lễ của cô ta khi đứng trước tòa án... Đề nghị chiếu theo luật 10/59 tòa cho xử mức án tối đa..."

Với tội "phản nghịch", "phá rối trị an" và "cố sát", tuy chưa gây chết người, nhưng thái độ bị cáo quá "ngoan cố", nên tòa nghị án và tuyên mức án: 20 năm khổ sai. Một thành viên trong hội đồng xét xử đó vội hả hê, tự đắc:

- "Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối"

- "Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để cầm tù tôi không?" - Thắng đanh thép vặn lại.

Bản án 20 năm khổ sai không khuất phục được Thắng, bởi cô gái tuổi thanh xuân đi trong hoa lửa ấy cũng có cái "lãng mạn, say mê pha chút mạo hiểm, luôn rực cháy niềm tin tất thắng". Niềm tin đó không chỉ được thổi bùng lên trong khí thế chiến thắng, mà ngay cả trong ngục tù, mặt đối mặt với kẻ thù, nó vẫn bền bỉ cháy và càng cháy mãnh liệt trước tòa án địch, bởi cô biết rất rõ chiến thắng thuộc về ai. Và cô cười - một phóng viên người Nhật kịp ghi lại nụ cười đó. Nụ cười đẹp như "một đóa hồng" đó đã theo bài thơ của nhà thơ Trần Quang Long đi vào lịch sử:

..."Chị là con người mang tên Chiến Thắng
Đã sinh ra và lớn lên từ mùa thu cách mạng
Hai mươi ba năm rực rỡ chiến công
Đã nở nụ cười tươi như một đóa hồng"...

Thử thách lớn nhất là đương đầu với nghiệt ngã và vượt lên chính mình

Sau gần 20 năm lăn lộn chiến trường, người con gái của mảnh đất Long An ngẫm lại: "Quả thật chiến trường miền Nam quá ác liệt, mà có lẽ thử lửa cao nhất là 'thịt da cọ sắt thép' và 'cuộc đấu tranh cân não' trong nhà tù chế độ Sài Gòn... Mình nương tựa tập thể, kiên trung giữ vững khí tiết cách mạng cho đến lúc ra tù vẫn ngẩng cao đầu với tư thế của đoàn quân chiến thắng. Hạnh phúc nhất là được chiến đấu và chiến thắng trong tình yêu thương của đồng chí, đồng đội, vì mục tiêu thiêng liêng: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nên nó nhẹ nhõm và thanh thản biết chừng nào"...

Đất nước hòa bình, người phụ nữ có nụ cười lịch sử năm nào bước chân vào chính trường. Có người hỏi nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng thử so sánh khó khăn của những năm tháng chiến trường và 32 năm chính trường mà cô đã trải qua. Một cách rất thật lòng, người nữ chính khách ấy trả lời: "Khó mà làm bài tính so sánh chính xác tính khốc liệt của hai đoạn cuộc đời đó như thế nào. Khi người ta đảm đương chức vụ cao, ví như mình ngồi vào chiếc ghế bên miệng hố. Chức càng cao thì chiếc ghế xích lại gần miệng hố hơn. Bản lĩnh là không để rơi xuống miệng hố. Và khó khăn thử thách đó càng lớn hơn gấp bội, nếu chính khách đó là nữ. Bởi họ đâu chỉ có gánh nặng việc nước, mà còn gánh vác việc gia đình. Mặt khác, họ còn đương đầu với định kiến khắt khe của xã hội, đâu dễ gì nam giới chấp nhận một người phụ nữ có cương vị xã hội cao bằng hoặc hơn mình, nên đòi hỏi sự nỗ lực lớn để tự khẳng định mình. Lại thêm, nhiều năm liền tôi phải đương đầu, quyết đấu tranh đến cùng với phần tử xấu trong cơ quan, tổ chức Đảng, nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chân lý. Chưa kể đến phải kiên định đấu tranh với chính mình trước sự cám dỗ, ma lực của tiêu cực tác động mình hàng ngày hàng giờ... Nói chung, 32 năm chính trường có lắm nghiệp ngã cùng cực đã phải đương đầu, có lúc tưởng chừng không gượng nổi và tôi đã vượt qua tất cả. Khi rời khỏi chính trường, tôi thật sự ung dung thanh thản".

"Thì ra em là đàn bà"

Cùng lúc với công việc bề bộn nơi chính trường, người phụ nữ được bao người ngưỡng mộ ấy cũng phải dành thời gian vun đắp cho mái ấm gia đình, cũng trăn trở lo toan như bao người phụ nữ khác. Bởi cô coi đó là mục tiêu hạnh phúc mà bất cứ người phụ nữ thành đạt nào cũng không quên phấn đấu tạo dựng "góc riêng" của mình. Đó cũng là một khó khăn thử thách nữa đặt lên vai người phụ nữ giàu lòng tự trọng, giữ trọng trách xã hội, lại có tính cầu toàn.

Giờ đây, rời khỏi áp lực trách nhiệm công việc nhà nước, nhưng cô vẫn tất bật nhiều việc phải làm thuộc lĩnh vực chuyên môn, từ thiện, viết hồi ký... và để bù đắp những tháng năm chưa có điều kiện, thời gian chăm chút chồng con. Cô cảm thấy hài lòng với hiện tại, dù không nói ra, nhưng trong những câu chuyện kể toát lên niềm vui - những niềm vui nho nhỏ và bình dị làm cho giọng nói của người phụ nữ vị tha trở nên lấp lánh hạnh phúc. Cô kể: năm nào đến ngày sinh nhật của cô, ngày lễ Tình yêu 14/2, ngày 8/3, ngày 20/10, thậm chí ngày cô bị bắt, ngày cô ra tòa... chú Thuận (chồng cô) đều tặng cô món quà kỳ niệm, hoặc có một bữa cơm ngon gia đình, ôn truyền thống, giáo dục con cái.

Nhược điểm của cô là không bao giờ nhớ ngày sinh của chồng và của chính mình, nhưng chú không bao giờ trách móc. Có lần, cô xếp quần áo cho các con, chợt thấy mất một nút áo, vội lấy kim chỉ ngồi kết lại. Bỗng nhiên, cô nghe thấy một hơi thở thật mạnh phà sau lưng, cô quay lại, thấy chú đứng đó tự bao giờ... Bất chợt, chú buông một câu gọn lỏn: "À, thì ra em là đàn bà, bấy lâu nay anh tưởng em là đàn ông chứ!". Một câu thôi cũng đủ cho cô thấm thía giật mình, kể từ đó cô âm thầm tự điều chỉnh...

Cô tâm sự: nhìn lại đoạn đời chiến đấu và công tác đã qua, tuy không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót, nhưng có điều là cô đã dốc sức cho sự nghiệp chung, đã hoàn thành nhiệm vụ trên các lĩnh vực được phân công. Bên cạnh đó, cô cũng đã tạo dựng được "góc riêng" hạnh phúc của mình. Ước nguyện của cô là sắt son với tổ quốc quê hương, đóng góp theo khả năng còn lại cuối đời, và vui sống với các con - mà theo cô là tài sản vô giá!

Thu Lượng

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.