Danh sách bài viết

Công nghệ mới: Kính mắt đặc biệt "phát ra tiếng nói" dành cho người khuyết tật

Cập nhật: 04/09/2022

Những chiếc kính đặc biệt được chế tạo cho các phi hành gia ESA (Cơ quan Vũ trụ Châu Âu/ESA) ngày nay được sử dụng cho cả người khuyết tật để giúp họ trong giao tiếp.

Đó là EyeSpeak, một công nghệ tương tác ảo (Augmented Reality/AR) có khả năng dò chuyển động của mắt thông qua một bàn phím ảo nằm bên trong mắt kính. Câu và từ mà người dùng (người đeo kính) nhìn vào được đánh vần nhờ một phần mềm tích hợp và truyền đến loa gắn ở một bên gọng kính.

Kính này cũng cho phép người dùng lướt web, xem video và truy cập e-mail, bởi vì chỉ người đó mới có thể nhìn thấy những gì đang chiếu lên bên trong mắt kính. Trong khi đó những thông tin xuất hiện chồng lên bên trong mắt kính, người dùng vẫn có thể tiếp tục nhìn xem những gì đang xảy ra xung quanh mình.

EyeSpeak có khả năng dò chuyển động của mắt thông qua một bàn phím ảo nằm bên trong mắt kính.
EyeSpeak có khả năng dò chuyển động của mắt thông qua một bàn phím ảo nằm bên trong mắt kính.

"Đây là thiết bị độc lập đầu tiên thuộc loại này; có thể sử dụng ở bất cứ đâu, ở bất kỳ tư thế nào, bất kể sự xoay chuyển hay cử động ở đầu của người dùng", Teresa Nicolau chuyên gia về EyeSpeak cho biết.

Ban đầu đây là một công nghệ được thiết kế để các phi hành gia giao tiếp với nhân viên kiểm soát ở mặt đất, khi đi ra ngoài không gian.

Công nghệ cho các phi hành gia

Thiết bị này là kết quả của một nghiên cứu được thực hiện cho ESA về công cụ trực quan dành cho phi hành gia.

"Tại thời điểm đó, các phi hành gia chỉ có hệ thống thô sơ khi đi bộ trong không gian: một danh sách phải kiểm tra được viết trên cánh tay và thông báo về cho nhân viên theo dõi trên mặt đất", ông Joao Pereira do Carmo thuộc ESA cho biết.

"Chúng tôi muốn khai thác những công nghệ sẽ xuất hiện liên tục và cho phép dịch trực tiếp những thông tin quan trọng trong tầm nhìn của phi hành gia khi đi trong không gian vũ trụ", ông Pereira cho biết thêm.

Ý tưởng áp dụng công nghệ này để giúp người khuyết tật đến từ Ivo Vieira – Giám đốc điều hành của công ty LusoSpace của Bồ Đào Nha, người phụ trách nghiên cứu cho ESA – khi cha ông được chẩn đoán mắc một căn bệnh thoái hóa.

"Chúng tôi đang làm về thực tế tăng cường cho phi hành gia vào năm 2005, thì được biết cha tôi mắc bệnh, tôi nhận thấy có thể sử dụng công nghệ này để cải thiện cuộc sống của cha thông qua một hệ thống thông tin di động mới", Vieira nói.

Ivo Vieira đang tiến hành thử mẫu kính EyeSpeak cho cha mình.
Ivo Vieira đang tiến hành thử mẫu kính EyeSpeak cho cha mình. (LusoVu).

Các nguyên mẫu đầu tiên

Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS), còn được gọi là bệnh Lou Gehrig hay Charcot – một bệnh khiến các tế bào thần kinh vận động bị xơ hóa, làm suy yếu hoạt động các cơ. Bệnh này phát triển đến một lúc nào đó sẽ khiến bệnh nhân khó giao tiếp bằng lời. Tuy nhiên, cử động của con mắt thường không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này và đây là cơ hội để giao tiếp bằng công nghệ mới này.

Điều này đã định hướng cho công ty LusoSpace sản xuất ra những chiếc kính đầu tiên về thực tế tăng cường vào năm 2008, và sau đó lại lập ra công ty LusoVu để ứng dụng công nghệ này cho người khuyết tật.

Sau những bước phát triển đầu tiên của công nghệ, năm 2014 một công ty được triển khai ở Kickstarter và nhờ đó, năm 2015 đã sản xuất được 45 kính mẫu EyeSpeak.

Nguyên mẫu hiện tại EyeSpeak 1, ra mắt tháng 3 năm 2016, trên cơ sở một cặp kính model Epson BT-200 HR, được bổ sung một microphone, loa và một camera nhỏ điều khiển bởi một bộ vi xử lý. Có thể phát ra giọng nói chuẩn được tổng hợp hoặc giọng nói của chủ sở được ghi âm từ trước.

Vậy là từ nay trở đi, người khuyết tật sẽ có thêm một công cụ trợ giúp đắc lực trong cuộc sống, phá bỏ đi rào cản ngôn ngữ và giao tiếp.


Nguồn: /

Thước phim về cuộc chiến đầu tiên giữa AI và phi công

Các ngành công nghệ

Một chiếc tiêm kích F-16 do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển tham gia trận không chiến đầu tiên với máy bay F-16 khác do người lái.

Phát triển thiết bị bay không người lái chạy bằng nhiên liệu hydro

Các ngành công nghệ

Với kinh phí đầu tư ban đầu là 3,6 triệu AUD (2,32 triệu USD), dự án Wildu sẽ phát triển một loại thiết bị bay không người lái y tế đặc biệt, chạy bằng nhiên liệu hydro.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết... bắt bệnh

Các ngành công nghệ

Nhà vệ sinh với các cải tiến có thể giảm bớt gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời giúp người lớn tuổi có thể ở nhà an toàn.

Boston Dynamics công bố dòng robot Atlas mới, thực hiện được những động tác bất khả thi với con người

Các ngành công nghệ

Gần một thập kỷ qua, robot Atlas do công ty công nghệ Boston Dynamics phát triển đã nhiều lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Siêu máy tính AI giống bản sao kỹ thuật số của Trái đất

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái Đất, có thể dự đoán thời tiết nhanh hơn nhiều so với dịch vụ thông thường.

Cuộc thi người đẹp AI đầu tiên trên thế giới

Các ngành công nghệ

Những người đẹp giành vị trí cao trong cuộc thi sắc đẹp trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới sẽ nhận được các phần giải thưởng trị giá lên tới hơn 20.000 USD.

Google Photos mở nhiều tính năng chỉnh sửa AI miễn phí tới người dùng

Các ngành công nghệ

Các công cụ chỉnh sửa hình ảnh sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ được Google Photos cung cấp miễn phí tới cả người dùng iOS lẫn Android.

Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh được điều khiển bằng AI

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh đầu tiên trên thế giới được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Elon Musk nói AI sắp vượt trội hơn người thông minh nhất

Các ngành công nghệ

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk dự đoán trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh hơn người thông minh nhất có thể được phát triển vào năm 2025 hoặc 2026.

Robot đã tự biết lừa bóng, qua người, ghi bàn

Các ngành công nghệ

Nhờ phương pháp đào tạo AI mới, những chú robot đã có thể tự động cải thiện kỹ năng và tham gia vào một trận bóng mô phỏng.