Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 10 (Đề số 1)

Cập nhật: 14/12/2022

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu thông qua con đường 

A. thương mại.       

B. xâm lược

C. di dân.     

D. viễn thông.

Câu 2. Nhân tố nào đã thúc đẩy sự phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu thời trung đại từ phân quyền lên tập quyền?

A. Sự xuất hiện của các lãnh địa phong kiến.

B. Sự ra đời, phát triển của các thành thị trung đại.

C. Sự ra đời của giai cấp tư sản.

D. Giáo hội Ki-tô mất đi địa vị thống trị trong triều đình.

Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích thành lập “phường hội” của tầng lớp thợ thủ công ở các thành thị Tây Âu thời trung đại?

A. Nắm giữ độc quyền về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

B. Bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề.

C. Đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.

D. Bảo vệ quyền lợi cho các thương nhân, thúc đẩy tự do trao đổi hàng hóa.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý trong thế kỉ XV - XVI?

A. Trung tâm thương mại dịch chuyển từ Đại Tây Dương ra Địa Trung Hải.

B. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen.

C. Thúc đẩy sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các khu vực, dân tộc.

D. Đem lại những hiểu biết mới cho con người về trái đất, các nền văn hóa.

Câu 5. Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

A. Mỗi lãnh địa là một vùng đất đai rộng lớn, trong đó có đất canh tác cho nông nô sản xuất.

B. Nông nô bị phụ thuộc vào ruộng đất của lãnh chúa, người nào bỏ trốn sẽ bị trừng phạt.

C. Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực đến quần áo,... đều do nông nô sản xuất.

D. Lãnh địa có quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ,... riêng.

Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng về phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Đề cao caon người, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa nhân văn.

B. Phong trào khởi nguồn từ Italia, sau đó lan sang các nước Tây Âu.

C. Là cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.

D. Đưa tới sự ra đời của tôn giáo cải cách ở Tây Âu - Đạo Tin Lành.

Câu 7. Ở giai đoạn sơ kì trung đại, chế độ phong kiến phân quyền lại được xác lập ở các nước Tây Âu chủ yếu là do

A. tác động của chế độ ban cấp ruộng đất.

B. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

C. sự lũng đoạn của giáo hội Ki-tô.

D. ảnh hưởng từ truyền thống dân chủ cổ đại.

Câu 8. So với các nước phong kiến Tây Âu thời sơ kì, nền chính trị ở các nước phong kiến phương Đông có nhiều điểm khác biệt, ngoại trừ việc

A. kế thừa mô hình chính trị thời cổ đại.

B. tính tập quyền cao độ, được duy trì lâu dài.

C. vương quyền và thần quyền bắt tay với nhau.

D. thần quyền lấn át vương quyền của nhà vua.

II. Phần tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): So sánh sự khác biệt về mô hình chính trị sau quá trình phong kiến hóa ở các nước phương Đông và Tây Âu. Lý giải vì sao có sự khác nhau đó?

Câu 2 (3,0 điểm): Đánh giá về thành thị trung đại, C.Mác cho rằng: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”. Phát biểu ý kiến của anh(chị) về quan điểm trên.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

1 - A

2 - B

3 - D

4 - A

5 - C

6 - D

7 - A

8 - D

 

 

Gợi ý trả lời:

Câu 1.

- Từ khoảng thế kỉ II TCN, mối quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á đã được thiết lập chủ yếu thông qua con đường thương mại, buôn bán. Trên các chuyến tàu thương mại, có cả các nhà truyền giáo đi cùng để truyền bá văn hóa, như: Ấn Độ giáo, Phật giáo…. 

=> Chọn đáp án A

Câu 2.

- Sự ra đời của các thành thị trung đại đã phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp trong các lãnh địa phong kiến, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Đặt ra yêu cầu thống nhất về thị trường, dân tộc; Thúc đẩy sự tiêu vong của các lãnh địa phong kiến, chuyển hóa từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền.

=> Chọn đáp án B

Câu 3.

- Ở các thành thị Tây Âu trung đại, các “phường hội” của thợ thủ công được thành lập nhằm mục đích:

+ Nắm giữ độc quyền về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề.

+ Đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.

=> Đáp án D phản ánh về vai trò của các thương hội => lựa chọn đáp án Ds

Câu 4.

- Đáp án A không phản ánh đúng hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý. Vì :

+ Với sự chiếm đóng của người Thổ, con đường thương mại từ Địa Trung Hải sang phương Đông qua vùng Tiểu Á đã bị vô hiệu hóa. Địa Trung Hải mất đi địa vị trung tâm thương mại thế giới của mình.

+ Việc tìm thấy những con đường biển mới sang phương Đông sau các cuộc phát kiến, xuất phát từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã thúc đẩy sự dịch chuyển trung tâm thương mại từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương. Sự dịch chuyển này đã góp phần quan trong thúc đẩy sự phát triển hưng thịnh của các quốc gia ven Đại Tây Dương như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…

=> Chọn đáp án A

Câu 5.

- Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực đến quần áo,... đều do nông nô sản xuất - đây chính là một trong những biểu hiện cho thấy các lãnh địa phong kiến Tây Âu là một đơn vị kinh tế độc lập, mang tính chất tự cấp, tự túc => lựa chọn đáp án C

Câu 6.

- Đáp án D không phản ánh đúng về phong trào Văn hóa Phục hưng. Vì sự ra đời của tôn giáo cải cách (đạo Tin Lành) là hệ quả của phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu diễn ra vào thế kỉ XVI => Chọn đáp án D.

Câu 7. 

- Ở giai đoạn sơ kì trung đại, chế độ phong kiến phân quyền lại được xác lập ở các nước Tây Âu chủ yếu là do tác động của chế độ ban cấp ruộng đất => Chọn đáp án A

Câu 8.

- Đáp án D không phản ánh đúng điểm khác biệt giữa nền chính trị ở các nước phong kiến ở phương Đông với các nước phong kiến Tây Âu thời sơ kì. Vì 

+ Ở phương Đông, vương quyền và thần quyền đều do nhà vua khống chế, tạo lập. Nhà vua là “thiên tử”, là đại diện của thần linh ở dưới trần gian, nên vua có quyền cai trị tất cả => thần quyền chỉ giữ vai trò là “công cụ” để phục vụ cho việc cai trị của nhà vua.

+ Ở phương Tây, thần quyền do giáo hội Ki-tô nắm giữ. Nhà vua muốn có được quyền lực phải được giáo hội công nhận. “Giáo hoàng mang lại quyền lực cho hoàng đế giống như mặt trời mang lại ánh sáng cho mặt trăng”.

=> Chọn đáp án D

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. So sánh

- Các nước phong kiến phương Đông: kế thừa mô hình thời cổ đại, phát triển theo con đường quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. 

- Các nước phong kiến Tây Âu: không kế thừa mô hình thời cổ đại, phát triển từ chế độ công xã thị tộc, xác lập chế độ phong kiến phân quyền sau khi quá trình phong kiến hóa được hoàn thành.

b. Giải thích:

- Các nước phong kiến phương Đông: 

+ Do nền kinh tế chủ đạo ở các nước phương Đông là nền kinh tế nông nghiệp tưới tiêu => đòi hỏi phải có sự đoàn kết để làm thủ lợi => vai trò của người lãnh đạo được đề cao.

+ Do sự tồn tại dai dẳng của các công xã nông thôn với quan hệ sở hữu ruộng đất công (nhà nước nắm quyền sở hữu ruộng đất tối cao) => tính tập quyền, chuyên chế được tạo dựng ngay từ đầu.

- Các nước phong kiến Tây Âu: Chế độ ban cấp ruộng đất trong quá trình phong kiến hóa đã giúp chế độ phong kiến phân quyền được xác lập. 

Câu 2 (3,0 điểm):

a. Phát biểu ý kiến về nhận định: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại” là nhận định đúng, phản ánh được vai trò của thành thị đối với tiến trình phát triển của lịch sử Tây Âu thời trung đại.

b. Chứng minh nhận định: 

- Thành thị trung đại ra đời từ khoảng thế kỉ XI, do sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trong các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.

- Vai trò của thành thị trung đại

+ Kinh tế: Hoạt động của phường hội và thương hội trong các thành thị trung đại đã phá vỡ nền kinh tế đóng kín, tự cung, tự cấp trong các lãnh địa => Thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. => Yêu cầu phải thống nhất thị trường, dân tộc.

+ Chính trị - xã hội: sự phát triển của các thành thị đã làm gia tăng thế lực cho thị dân. => Thị dân ủng hộ nhà vua thu hồi lại quyền lực của mình => Thúc đẩy quá trình chuyển biến từ chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền.

+ Văn hóa: trong các thành thị, một nền giáo dục mới dần được hình thành với không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người, đối lập với những quan điểm của Giáo hội Kitô => Tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu như: Bô-lô-nha (Italia), O-xphớt (Anh), Xoóc-bon (Pháp)…

Nguồn: / vietjack.com

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.