Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 10 (Đề số 3)

Cập nhật: 14/12/2022

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Vương triều mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc là

A. nhà Hạ.

B. nhà Thương.

C. nhà Chu.

D. nhà Hán.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nhà nước cổ đại phương Đông?

A. Nhu cầu trị thủy.

B. Nhu cầu chống ngoại xâm.

C. Sự phát triển của mậu dịch hàng hải.

D. Sự tan rã của công xã nguyên thủy.

Câu 3. Chế độ phong kiến ở Phương Tây bắt đầu vào khoảng

A. thế kỉ V.

B. thế   kỉ X.

C. thế kỉ XV.

D. thế kỉ XX.

Câu 4. Quá trình phong kiến hóa ở Tây Âu hình thành nên hai giai cấp

A. địa chủ và nông dân công xã.

D. chủ nô và nô lệ.

C. lãnh chúa và nông nô.

D. quý tộc và nông dân.

Câu 5. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới thời kì thống trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Tần.

C. nhà Tùy.

D. nhà Đường.

Câu 6. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới triều đại nào?

A. Triều Hán.

B. Triều Đường.

C. Triều Minh.

D. Triều Tống.

Câu 7. Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ là

A. Đông Nam Á.

B. Đông Bắc Á.

C. Tây Á.

D. Trung Á.

Câu 8. Người Campuchia đã xây dựng kinh đô Ăng-co ở

A. Tây Bắc Biển Hồ.

B. trung lưu sông I-ra-oa-đi.

C. hạ lưu sông Hồng.

D. Đông Bắc Biển Hồ.

Câu 9. Văn hóa Lào và Campuchia chịu ảnh hưởng sâu sắc từ

A. văn hóa Hi Lạp.

B. văn hóa Ấn Độ.

C. văn hóa Trung Quốc.

D. văn hóa A-rập.

Câu 10. Một trong những phát minh quan trọng của người Trung Quốc là

A. hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

B. chữ số 0.

C. giấy.

D. hệ chữ La-tinh.

Câu 11. Người có công thống nhất các mường Lào vào năm 1353 là

A. Pha Ngừm.

B. Khún Bo-lom.

C. Xu-li-nha-vông-xa.

D. Riêm-kê.

Câu 12. Người tối cổ tiến hóa hơn so với loài Vượn cổ ở đặc điểm

A. hộp sọ lớn hơn, hình thành trung tâm phát triển tiếng nói trong não.

B. không còn vết tích Vượn cổ trên cơ thể.

C. di chuyển hoàn bằng 4 chân.

D. hộp sọ nhỏ hơn.

Câu 13. Vì sao nói xã hội phương Tây cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình?

A. Quý tộc tăng lữ giữ vai trò chính trong nền sản xuất.

B. Nông dân công xã giữ vai trò chính trong nền sản xuất.

C. Nô lệ được hưởng các quyền công dân như: tự do, bầu cử...

D. Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, tạo ra mọi của cải cho xã hội.

Câu 14. Thể chế dân chủ ở các quốc gia phương Tây cổ đại thể hiện ở việc

A. vua đứng đầu đất nước, nắm quyền lực tối cao và tuyệt đối.

B. nô lệ được hưởng các quyền cơ bản là: tự do, bình đẳng và tham gia bầu cử.

C. không chấp nhận có vua; công dân được thảo luận các công việc của đất nước.

D. mọi công dân không phân biệt độ tuổi, giới tính đều được tham gia bầu cử.

Câu 15. Nhà thám hiểm nào đã phát hiện ra châu Mĩ?

A. B. Đi-a-xơ.

B. Va-xcô đơ Ga-ma.

C. Ph. Ma-gien-lan.

D. C. Cô-lôm-bô.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

A. Tất cả các quốc gia đều giáp biển.

B. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo mùa.

D. Nằm ở ngã tư đường giao thông quốc tế.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Tại sao cư dân ở phương Đông cổ đại có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước?

Câu 2 (3,0 điểm): Nêu nguyên nhân ra đời, nội dung cơ bản của phong trào Văn hóa Phục hưng. Đánh giá tính chất và ý nghĩa của phong trào.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1 -A

2 -C

3 -A

4 -C

5 -B

6 -C

7 -A

8 -A

9 -B

10 -C

11 -A

12 -A

13 -D

14 -C

15 -D

16 -A

 

 

 

 

Gợi ý trả lời:

Câu 1:

Đáp án A

Vương triều mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc là nhà Hạ - được thành lập vào khoảng thế kỉ XXI TCN.

Câu 2:

Đáp án C

- Những cơ sở thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở phương Đông là:

+ Sự tan rã của công xã nguyên thủy (kinh tế phát triển, xã hội có sự phân hóa giàu - nghèo).

+ Nhu cầu trị thủy (đào đắp kênh, mương,…) để bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

=> Đáp án C không phải là cơ sở hình thành nhà nước cổ đại ở phương Đông.

Câu 3:

Đáp án A

Năm 476, đế quốc Rô-ma bị diệt vong. Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu (SGK - trang 55).

Câu 4:

Đáp án C

Quá trình phong kiến hóa ở Tây Âu hình thành nên hai giai cấp lãnh chúa và nông nô: (SGK - trang 56)

+ Quý tộc vũ sĩ và quý tộc tăng lữ trở thành lãnh chúa phong kiến.

+ Nô lệ và nông dân bị biến thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa.

Câu 5:

Đáp án A

Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới thời kì thống trị của nhà Tần (SGK - trang 29).

Câu 6:

Đáp án C

Đầu thế kỉ XVI, dưới triều Minh,mầm mông của quan hệ sản xuất phong kiến đã xuất hiện ở Trung Quốc. Biểu hiện: xuất hiện những xưởng thủ công tương đối lớn thuê mướn hàng chục thợ thủ công; xuất hiện các thành thị lớn… (SGK trang 31, 32).

Câu 7:

Đáp án A

Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ là Đông Nam Á (SGK - trang 40).

Câu 8

Đáp án A

Người Campuchia đã xây dựng kinh đô Ăng-co ở phía Tây Bắc Biển Hồ (SGK - trang 50).

Câu 9:

Đáp án B

- Văn hóa của vương quốc Lào và Campuchia đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ. Ví dụ :

+ Phật giáo, Ấn Độ giáo được du nhập vào Lào và Campuchia từ sớm, được nhân dân sùng mộ.

+ Trên cơ sở hệ chữ Phạn của người Ấn Độ, người Khơ-me đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình - được gọi là chữ Khơ-me cổ.

+ Nghệ thuật kiến trúc của Lào và Campuchia cũng chịu ảnh hướng lớn từ nghệ thuật tạo hình của Ấn Độ, với các các công trình tiêu biểu là: Thạt Luổng (Lào), đền Ăng co Vát (Campuchia)...

Câu 10:

Đáp án C

- Một trong những phát minh quan trọng của người Trung Quốc là giấy.

- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp,vì:

+ Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở là thành tựu của người Lưỡng Hà cổ đại.

+ Chữ cố 0 là thành tựu của người Ấn Độ cổ đại.

+ Hệ chữ cái La-tinh là thành tựu của cư dân La Mã cổ đại.

Câu 11:

Đáp án A

Pha Ngừm là người đã có công thống nhất các Mường Lào, lên ngôi vua vào năm 1353 và đặt tên nước là Lan Xang (SGK - trang 52).

Câu 12:

Đáp án A

- Người tối cổ tiến hóa hơn so với loài Vượn cổ ở đặc điểm hộp sọ lớn hơn, hình thành trung tâm phát triển tiếng nói trong não.

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Người tối cổ vẫn còn nhiều dấu tích của loài vượn trên cơ thể mình, ví dụ: trán thấp, bợt ra sau,u mày nổi cao, trên cơ thể vẫn còn một lớp lông dày.

+ Người tối cổ đã hoàn toàn di chuyển bằng 2 chân.

+ Thể tích hộp sọ của người tối cổ lớn hơn so với loài vượn cổ.

Câu 13:

Đáp án D

- Tính chất điển hình của xã hội chiếm hữu nô lệ ở phương Tây được thể hiện qua những điểm sau đây:

+ Nô lệ chiếm số lượng áp đảo trong xã hội. Ví dụ, năm 431 TCN, dân số của thành bang A-ten là hơn 400.000 người, trong số đó có 168.000 người tự do, 32.000 kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư), còn lại là nô lệ (hơn 200.000 người).

+ Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, tham gia vào tất cả các ngành kinh tế một cách rộng rãi và phổ biến.

+ Nô lệ là tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Chủ nô có quyền tự ý giết chết, đánh đập, hành hạ, ban tặng hoặc vứt bỏ nô lệ mà pháp luật không can thiệp.

+ Nô lệ không được xem là con người, mà chỉ được xem là một thứ hàng hóa và công cụ biết nói.

+ Bộ máy nhà nước dù được xây dựng theo thể chế dân chủ (với các mô hình thể chế: dân chủ chủ nô, cộng hòa quý tộc,...) song vẫn là công cụ để đàn áp, bóc lột nô lệ, bảo vệ quyền lợi cho chủ nô.

Câu 14:

Đáp án C

Thể chế dân chủ ở các quốc gia phương Tây cổ đại thể hiện ở việc không chấp nhận có vua; công dân được thảo luận các công việc của đất nước (SGK - trang 22, 23).

Câu 15:

Đáp án D

Cô-lôm-bô là người phát hiện ra châu Mĩ (SGK - trang 61).

Câu 16:

Đáp án A

- Đáp án A không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á vì: trong số 11 quốc gia Đông Nam Á hiện nay, Lào là quốc gia duy nhất không tiếp giáp với biển.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

- Theo quy luật phát triển của lịch sử, xã hội có giai cấp và nhà nước sẽ xuất hiện khi xuất hiện công cụ bằng kim loại, đặc biệt là sắt (điển hình là ở các quốc gia phương Tây cổ đại).

- Tuy nhiên, cư dân phương Đông sớm bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước khi công cụ sắt chưa xuất hiện vì:

+ Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực của các dòng sông lớn như: sông Nin ở Ai Cập, sông Ti -gơ-rơ và Ơ-phơ-rat ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc.

+ Trên lưu vực các dòng sông lớn đã có những điều kiện thuận lợi cho đời sống của con người như: đất đai phì nhiêu và mềm, dễ canh tác, mưa nhiều tạo ra nguồn nước phong phú, khí hậu ấm nóng…

+ Chính điều kiện tự nhiên thuận lợi như trên nên con người chỉ bằng công cụ lao động thô sơ như tre, gỗ và thời kì đầu đồ đồng đã có thể sản xuất, canh tác, phát triển kinh tế và sớm bước vào xã hội có nhà nước.

+ Việc trị thủy các dòng sông cũng khiến con người đoàn kết với nhau trong công việc chung.

Câu 2 (3,0 điểm): 

* Nguyên nhân:

- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị về xã hội tương ứng.

- Quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

* Nội dung: 

- Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục tinh hoa văn hóa xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc; coi trọng khoa học - kĩ thuật.

- Phong trào đạt được thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về văn học và nghệ thuật.

* Đánh giá tính chất, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục Hưng:

- Tính chất: mang tính chất tư sản, bao gồm hai mặt tiến bộ và hạn chế. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, phong trào Văn hóa Phục hưng là một cuộc cách mạng tư tưởng lớn trong thời trung đại nên tính chất tư sản tiến bộ là chủ yếu. Hạn chế của phong trào thể hiện ở việc giai cấp tư sản chưa triệt để chống Giáo hội phong kiến, vẫn còn thỏa hiệp và dựa vào Giáo hội phong kiến.

- Ý nghĩa:  Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng, mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển.

Nguồn: / vietjack.com

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.