Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 10 (Đề số 4)

Cập nhật: 14/12/2022

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Nhà Đường đã đặt ra chức quan gì để cai quản các vùng biên cương?

A. Tiết độ sứ.

B. Thượng thư.

C. Trấn thủ biên cương.

D. Điện tiền chỉ huy sứ.

Câu 2. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Ấn Độ cổ đại là

A. sử thi Đăm-săn.

B. vở kịch Sơkuntơla.

C. sử thi Mahabharata.

D. tập thơ Mùa hái quả.

Câu 3. Điền vào chỗ trống: nước Lan Xang sau khi Su-li-nha-vông-xa qua đời bị chia cắt thành ba tiểu quốc là Luông Pha Băng, ……….và Chăm Pa sắc.

A. Sê-nô.

B. Viêng Chăn.

C. Xiêng Khoảng.

D. Mường Sài.

Câu 4. “Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy là

A. ưu tiên người giàu có.

B. đề cao vai trò người đàn ông.

C. công bằng và bình đẳng.

D. bất bình đẳng.

Câu 5. Tầng lớp đóng vai trò là lực lượng sản xuất chính trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. thợ thủ công.

B. nông dân công xã.

C. quý tộc.

D. nô lệ.

Câu 6. Quốc gia cổ đại nào dưới đây ra đời trên lưu vực của sông Nin?

A. Ai Cập.

B. Lưỡng Hà.

C. Ấn Độ.

D. Trung Quốc.

Câu 7. Ở Lưỡng Hà, vua được gọi là

A. Thiên tử.

B. Pha-ra-ông.

C. En-si.

D. Thủ lĩnh.

Câu 8. Khoảng thế kỉ V, ở phương Tây, chế độ phong kiến

A. được hình thành.

B. phát triển đến đỉnh cao.

C. khủng hoảng, suy yếu.

D. bị diệt vong.

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa nông dân của Chu Nguyên Chương thành công đã lập ra triều đại nào dưới đây?

A. Nguyên.

B. Minh.

C. Đường.

D. Mãn Thanh.

Câu 10. Các quốc gia nào đi tiên phong trong phong trào cuộc phát kiến địa lí?

A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

B. Anh và Pháp.

C. Pháp và Hà Lan.

D. I-ta-li-a và Anh.

Câu 11. Điền vào chỗ trống: Khu đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chăm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc của…….., vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc.

A. Trung Quốc.

B. Thái Lan.

C. Ấn Độ.

D. phương Tây.

Câu 12. Tên nước Lan Xang có ý nghĩa là

A. triệu voi.

B. triệu ngựa.

C. triệu thửa ruộng.

D. triệu hổ.

Câu 13. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển thịnh vượng trong thời gian nào?

A. Thế kỉ I đến thế kỉ X.

B. Thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.

C. Thế kỉ X đến thế kỉ XV.

D. Thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII.

Câu 14. Phong trào Văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp nào?

A. Vô sản.

B. Tăng lữ giáo hội.

C. Tư sản.

D. Nông dân.

Câu 15. Hành trình phát kiến địa lý của C.Columbus đã đến được vùng đất mới, đó là

A. châu Á.

B. châu Mĩ.

C. châu Phi.

D. châu Đại Dương.

Câu 16. Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu mang tính chất là

A. kinh tế hàng hóa tiền tệ.

B. kinh tế tự nhiên - tự cấp, tự túc.

C. kinh tế hàng hóa có sự điều tiết của lãnh chúa.

D. kinh tế tiểu thủ công nghiệp nhỏ.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ Đông Nam Á? Sự hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?

Câu 2 (3,0 điểm): Văn hóa truyến thống Ấn Độ được định hình và phát triển dưới thời kì nào? Nêu những biểu hiện của sự định hình và phát triển đó.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Bảng đáp án

1 - A

2 - C

3 - B

4 - C

5 - B

6 - A

7 - C

8 - A

9 - B

10 - A

11 -C

12 - A

13 - B

14 - C

15 - B

16 - B

 

 

 

 

Gọi ý trả lời:

Câu 1:

Đáp án A

Nhà Đường đặt ra chức Tiết độ sứ để cai quản các vùng biên cương (SGK - trang 30).

Câu 2:

Đáp án C

- Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là: sử thi Mahabharata.

- Các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:

+ Sử thi Đăm-săn là tác phẩm của đồng bào dân tộc Ê-đê ở Việt Nam.

+ Vở kịch Sơ-kun-tơ-la là thành tựu văn học của Ấn Độ thời phong kiến.

+ Tập thơ Mùa hái quả là thành tựu văn học của Ấn Độ thời hiện đại.

Câu 3:

Đáp án B

Nước Lan Xang sau khi Su-li-nha-vông-xa qua đời bị chia cắt thành ba tiểu quốc là Luông Pha Băng, Viêng Chăn và Chăm Pa sắc (SGK - trang 53).

Câu 4:

Đáp án C

Do công cụ lao động thô sơ, lạc hậu => con người phải chung lưng đấu cật, hợp tác với nhau ở mức cao nhất mới có thể kiếm đủ thức ăn nuôi sống các tành viên => từ đó con người nhận thấy cần phải công bằng và bình đẳng - đây chính là “Nguyên tắc vàng” trong quan hệ xã hội ở thời kì nguyên thủy.

Câu 5:

Đáp án B

Tầng lớp đóng vai trò là lực lượng sản xuất chính trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại phương Đông là nông dân công xã (SGK - trang 15).

Câu 6:

Đáp án A

- Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực sông Nin.

- Các nhà nước của người Lưỡng Hà được thành lập tại lưu vực 2 con sông: Ơ-phrát và Ti-grơ.

- 2 con sông gắn liền với nền văn minh Ấn Độ cổ đại là: sông Ấn và sông Hằng.

- 2 con sông gắn liền với nền văn minh Trung Quốc cổ đại là: Hoàng Hà và Trường Giang.

Câu 7:

Đáp án C

Ở Lưỡng Hà, vua được gọi là En-si (SGK - trang 16).

Câu 8:

Đáp án A

Năm 476, đế quốc Rô-ma bị diệt vong. Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu (SGK - trang 55).

Câu 9:

Đáp án B

Nhà Minh được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương lãnh đạo.

Câu 10:

Đáp án A

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là 2 quốc gia đi tiên phong trong phong trào cuộc phát kiến địa lí (SGK - trang 61).

Câu 11:

Đáp án C

Khu đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chăm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc của Ấn Độ vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc.

Câu 12:

Đáp án A

Pha Ngừm là người đã có công thống nhất các Mường Lào, lên ngôi vua vào năm 1353 và đặt tên nước là Lan Xang - có nghĩa là Triệu voi (SGK - trang 52).

Câu 13:

Đáp án B

Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì p của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á (SGK - trang 46).

Câu 14:

Đáp án C

Phong trào Văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời (SGK - trang 64).

Câu 15:

Đáp án B

Cô-lôm-bô là người phát hiện ra châu Mĩ (SGK - trang 61).

Câu 16:

Đáp án B

Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu mang tính chất là kinh tế tự nhiên - tự cấp, tự túc. Điều này được biểu hiện ở việc: mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép… đều do nông nô sản xuất. Người ta chỉ mua muối vfa sắt - 2 thứ mà họ chưa tự sản xuất được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Đầu Công Nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt.

- Việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị - hải cảng đã ra đời như Óc Eo (An Giang, Việt Nam), Takola (Mã Lai) …

- Do sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ với việc các nước phát triển văn hoá cổ của mình.

- Đó chính là điều kiện ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

* Sự hình thành các vương quốc cổ: Khoảng 10 thế kỉ sau Công Nguyên hàng loạt các nước vương quốc nhỏ hình thành.

Câu 2 (3,0 điểm):

- Văn hóa truyến thống Ấn Độ được định hình và phát triển dưới thời kì Gúp-ta:

+ Thời kì Gúp-ta, đạo Phật tiếp tục đã được truyền bá mạnh mẽ.

+ Cùng với sự truyền bá đạo Phật, rất nhiều chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa) đã ra đời. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

+ Ấn Độ giáo (Hin-đu giáo) cũng ra đời và phát triển và tôn giáo thu hút phần lớn tín đồ ở Ấn Độ. Để thờ các vị thần của Hin- đu giáo, người ta cũng xây dựng rất nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ hoặc đúc những pho tượng bằng đồng với phong cách nghệ thuật độc đáo.

+ Chữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta 

=> thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hóa Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

Nguồn: / vietjack.com

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.