Danh sách bài viết

Đề thi tham khảo kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 môn Lịch sử - Tp. Hải Phòng

Cập nhật: 19/08/2020

1.

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam như thế nào?

A:

Có thái độ kiên định với Pháp

B:

Có thái độ không kiên định, dễ thoải hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh

C:

Có tinh thân đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

D:

Tất cả các phương án trên đều đúng

Đáp án: B

2.

Trần Dân Tiên viết: “việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nào sau đây phản ánh điều đó?

A:

Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.

B:

Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).

C:

Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926)

D:

Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện- Quảng Châu (6/1924)

Đáp án: D

3.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp các yếu tố nào?

A:

Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân

B:

Chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh

C:

Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước 

D:

Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước

Đáp án: C

4.

Công cuộc “cải tổ” của Liên Xô đã mang lại hệ quả gì?

A:

Đất nước thoát khỏi khủng hoảng

B:

Cải tổ được hệ thống chính trị

C:

Cải tổ được xã hội 

D:

Đất nước lâm vào khủng hoảng

Đáp án: D

5.

Đại hội lần VII của quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mặt của nhân dân thế giới là bọn nào?

A:

Chủ nghĩa đế quốc, thực dân

B:

Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc

C:

Không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít

D:

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

Đáp án: C

6.

Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?

A:

Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

B:

Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp Pháp sản xuất

C:

Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp

D:

Câu A và B đều đúng

Đáp án: D

7.

Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là gì?

A:

Bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.

B:

Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

C:

Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.

D:

Để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa

Đáp án: C

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. 

--> Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Việt Nam là để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

8.

Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 - 1945 được tổ chức tại đâu?

A:

Tại Oa-sinh-tơn (Mĩ)

B:

Tại I-an-ta (Liên Xô)

C:

Tại Pốt-xđam (Đức)

D:

Tại Luân Đôn (Anh)

Đáp án: B

Thỏa thuận trong Hội nghị Yalta, còn gọi là hội nghị Crimea và tên mật là Hội nghị Argonaut (Yalta còn được viết phiên âm là I-an-ta hoặc Ianta), với sự tham gia của các nguyên thủ 3 cường quốc: Stalin (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô), Roosevelt (Tổng thống Hoa Kỳ) và Churchill (Thủ tướng Anh), họp từ ngày 4-11 tháng 2 năm 1945 tại Cung điện Livadia gần thành phố Yalta, miền nam Ukraina, là một hợp tác quân sự để giải quyết những bất đồng giữa ba cường quốc, thắng trục phát xít và buộc Đức đầu hàng vô điều kiện, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, đưa ra chính sách với Đức cũng như với các nước được giải phóng, khi cục diện chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ngã ngũ.

9.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đẩy mạnh lập đồn điền trồng cây cao su vì:

A:

Ở Việt Nam có diện tích đất trồng lớn.

B:

Cao su là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc.

C:

Để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp chính quốc.

D:

Lợi nhuận cao.

Đáp án: D

10.

Sự kiện 6/1924 gắn với hoạt động nào của Nguyễn Aí Quốc ở Liên Xô?

A:

Người dự đại hội quốc tế VII của quốc tế cộng sản

B:

Người dự đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản

C:

Người dự đại hội quốc tế phụ nữ

D:

Người dự đại hội Nông dân quốc tế

Đáp án: B

11.

Mục tiêu thành lập của tổ chức ASEAN là:

A:

Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực thịnh vượng chung và hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

B:

Hợp tác có hiệu quả trong tất các các lĩnh vực.

C:

Xây dựng  Đông nam Á thành một khu vực năng động, đoàn kết cùng phát triển.

D:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Đáp án: D

12.

Tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, không có sự tham gia của tổ chức cộng sản nào?

A:

Quốc tế cộng sản

B:

Đông Dương cộng sản đảng

C:

Đông Dương cộng sản liên đoàn  

D:

An Nam cộng sản đảng

Đáp án: C

13.

Năm 1961 là năm diễn ra sự kiện gì thể hiện việc chinh phục vũ trụ của Liên Xô?

A:

Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

B:

Đưa con người lên Sao Hoả.

C:

Phóng con tàu đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ.

D:

Đưa con người lên Mặt Trăng.

Đáp án: C

14.

Chiến lược “ngăn chặn” do ai đề ra?

A:

Tổng thống Rudơven. 

B:

Tổng thống Truman.

C:

Tổng thống Bill Clintơn.    

D:

Tổng thống Níchxơn.

Đáp án: B

15.

Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Trần Phú?

A:

Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

B:

Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C:

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

D:

Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông ... để kéo họ về phe vô sản giai cấp”

Đáp án: D

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.