Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử - THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc lần 1

Cập nhật: 30/07/2020

1.

Nội dung nào không phải là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A:

Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới

B:

Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

C:

Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D:

Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

Đáp án: A

Phương pháp: Sgk 12 trang 7, loại trừ.

Cách giải:

- Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm:

+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

+ Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

2.

Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:

A:

Đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị để giành lại nền độc lập dân tộc.

B:

Đấu tranh chống lại các thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ; qua đó giành lại độc lập và chủ quyền thực sự cho dân tộc

C:

Đấu tranh chính trị kết hợp với hòa bình thương lượng để bảo vệ độc lập dân tộc

D:

Đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, chủ quyền.

Đáp án: B

Phương pháp: so sánh.

Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Mĩ Latinh: chống thế lực thân Mĩ, trong đó là chế độ độc tài thân Mĩ ( tiêu biểu là Cuba chống chế độ độc tài Batixta, giành độc lập dân tộc).

- Châu Phi: đấu tranh chống chế độc thực dân cũ.

3.

Trong quá trình đồi mới và phát triển đất nước, Đảng ta đã vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc?

A:

Đổi mới đất nước bắt đầu từ đổi mới về chính trị, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm.

B:

Đổi mới về chính trị gắn liền vói đổi mới về kinh tế, trọng tâm là đổi mới về chính trị. 

C:

Lấy đổi mới về tư tưởng làm trọng tâm.

D:

Đổi mới đất nước bắt đầu từ đổi mới về kinh tế, lấy đổi mới về kinh tế làm trọng tâm.

Đáp án: D

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Xét từ nội dung đường lối cải cách ở Trung Quốc năm 1978.

-Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

-Tiến hành cải cách và mở cửa.

-Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

=> Nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

Nhìn từ thực tế quá trình đổi mới và phát triển đất nước, đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng và văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đó cũng là một chủ trương tối quan trọng mà đảng ta đã nát ra được từ thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc năm 1978.

4.

Sau sự kiện nào, Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?

A:

Cuộc Duy Tân Mậu Tuất thất bại.

B:

Sau khi phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bị đánh bại.

C:

Sau sự thất bại của khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.

D:

Sau khi nhà Mãn Thanh ký với đế quốc Điều ước Tân Sửu

Đáp án: D

Phương pháp: Sgk 11 trang 14.

Cách giải:

Năm 1901, nhà Mãn Thanh kí với đế quốc Điều ước Tân Sửu, theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải đế cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Với điều ước Tân Sửu, Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nữa phong kiến.

5.

Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là sản phẩm của

A:

sự đứng đầu trực tiếp Xô - Mĩ

B:

chiến tranh lạnh

C:

mẫu thuẫn giữa hai miền Triều Tiên

D:

sự đứng đầu gián tiếp Xô - Mĩ

Đáp án: B

Phương pháp: sgk 12 trang 19, suy luận.

Cách giải:

Chiến tranh Triều Tiên là một trong những cuộc chiến tranh cục bộ quan trọng thể hiện mâu thuẫn Mĩ và Liên Xô hay nói cách khác là Chiến tranh lạnh từ năm 1947 đến năm 1989. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên được công nhận là quốc gia độc lập có chủ quyền, nhưng tạm thời để quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam. Năm 1948, ở hai miền Nam và Bắc, hai chính quyền được thành lập riêng rẽ là: Đại Hàn Dân Quốc (8-1949), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (9- 1948). Sau ba năm chiến tranh khốc liệt giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên, ngày 27-7-1953, Hiệp định đình chỉ chiến lược giữa hai miền được kí kết những vì tuyến 38 vẫn là ranh giới quân sự giữa hai miền.

6.

Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:

A:

Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ

B:

Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây

C:

Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới

D:

Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân

Đáp án: A

Phương pháp: Sgk 11 trang 6, loại trừ

Cách giải:

* Nội dung cải cách Minh Trị

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

* Về chính trị

-Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

-Ban hành Hiến pháp 1889.

* Về kinh tế

-Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

-Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

-Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

* Về quân sự

-Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

-Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

-Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

* Về giáo dục

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

- Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,.

- Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây...

7.

Nội dung nào không phải là ý nghĩa của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

A:

Xây dựng đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ

B:

Chấm dứt 100 năm ách nô dịch và thống trị của chủ nghĩa đế quốc

C:

Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ

D:

Có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới

Đáp án: A

Phương pháp: Sgk 12 trang 21, loại trừ.

Cách giải:

- Ý nghĩa của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bao gồm:

Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.

- Xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.

- Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

8.

Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?

A:

Angiêri giành đuợc độc lập (1962)

B:

Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai bị xóa bỏ (1993).

C:

"Năm châu Phi" (1960)

D:

Thắng lợi của cách mạng 2 nước Môdămbích và Ănggôla (1975).

Đáp án: D

Phương pháp: Sgk 12 trang 36.

Cách giải:

Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

9.

Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc?

A:

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)

B:

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

C:

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

D:

Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)

Đáp án: B

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) không phải cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Cơ quan này được thành lập năm 1957, có trụ sở tại Viên, Áo, với mục đích tăng cường mở rộng sự đóng góp của nguồn năng lượng nguyên tử cho các mục đích hòa bình và thịnh vượng trên thế giới. IAEA hoạch định các tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân, giúp định ra các tiêu chuẩn giải quyết các khía cạnh pháp lý về tai nạn hạt nhân. Đây cũng là cơ quan được giao nhiệm vụ giám sát và thanh sát trên cơ sở các hiệp định đảm bảo theo quy định của Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Hiện nay IAEA có 162 quốc gia thành viên, trong đó có 10 nước ASEAN.

10.

Ngày 1/10/1949 ở Trung Quốc diễn ra sự kiện

A:

Đảng Cộng sản tổ chức phản công

B:

Quốc dân đảng phát động nội chiến.

C:

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời

D:

Kết thúc giai đoạn phòng ngự tích cực của quân giải phóng

Đáp án: C

Phương pháp: Sgk 12 trang 21.

Cách giải:

Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.

11.

Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

A:

Mêhicô

B:

Braxin

C:

Cuba

D:

Haiti

Đáp án: C

Phương pháp: Sgk trang 39, suy luận.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.

Ngày 1-1-11959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.

=> Cách mạng Cuba là tiêu biểu nhất và là lá cò đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

12.

Vì sao năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “năm châu Phi”?

A:

Nhân dân châu Phi vùng dậy giành độc lập.

B:

Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai bị xóa bỏ.

C:

Chủ nghĩa thực dân cũ bị tan rã ở châu Phi.

D:

17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

Đáp án: D

Phương pháp: Sgk 12 trang 36.

Cách giải:

Lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập.

=> Năm 1960, lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” vì trong năm này 17 nước được trao trả độc lập.

13.

Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?

A:

Quý tộc tư sản hóa

B:

Địa chủ

C:

Quý tộc phong kiến

D:

Tư sản

Đáp án: A

Phương pháp: Sgk 11 trang 7, suy luận.

Cách giải:

Trong chính phủ Minh Trị, tầng lớp quý tộc tư sản hóa vẫn có ưu thế về chính trị rất lớn và giữ vai trò quan trọng trong chính phủ.

14.

Khi gia nhập tổ chức ASEAN thời cơ thuận lợi nhất sẽ đến với Việt Nam là gì?

A:

Có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học - kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.

B:

Việt Nam hội nhập, giao lưu và hợp tác với thế giới và khu vực về mọi mặt: kinh tế giáo dục, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao

C:

Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực

D:

Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí kinh tế của các nước trong khu vực.

Đáp án: B

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để hội nhập, giao lưu và hợp tác với thế giới và khu vực về mọi mặt: kinh tế giáo dục, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao.

15.

Tại sao tại Hội nghị Ianta (2 - 1945) các cường quốc chấp nhận điều kiện của Liên Xô để nước này tham chiến chống Nhật Bản?

A:

Liên Xô là trụ cột, đi đầu trong chiến tranh chống phát xít

B:

Liên Xô gây áp lực quân sự buộc các nước phải chấp nhận điều kiện

C:

Liên Xô là nước giàu mạnh, chi phối thế giới

D:

Nhật Bản đang chiếm ưu thế ở châu Á

Đáp án: A

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra ngày 1-9-1939 khi phát xít Đức tấn công Ba Lan. Sau khi chiếm hầu hết châu Âu, rạng sáng ngày 22-6-1941 phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Cuộc chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Liên Xô bắt đầu. Theo kế hoạch “Bacbarôt”, phát xít Đức hy vọng nhanh chóng đánh chiếm Liên Xô và “bắt thế giới đầu hàng”.

Ý thức được điều đó, Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân, Hồng quân Liên Xô sẵn sàng đuơng đầu với chủ nghĩa phát xít, không những vì nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc mà còn vì sự sống còn của toàn nhân loại. Sự thật lịch sử đã chứng minh: quân đội và nhân dân Liên Xô là người đóng vai trò quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

- Hồng quân Liên Xô đã chịu đựng gánh nặng lớn nhất của chiến tranh và tiêu diệt đại bộ phận lực lượng phát xít trên mặt trận Xô - Đức.

- Chiến thắng của quân đội Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh góp phần giành thắng lợi cho các lực lượng chống phát xít.

Việc đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức là bằng chứng không thể chối cãi được về sự bất lực của những kẻ xuyên tạc lịch sử. Không thể phủ nhận một sự thật là Quân đội Liên Xô đã giữ vai trò chủ lực, là lực lượng quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức ở châu Âu.

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.