Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia bộ môn Lịch sử: Sở GD&ĐT Hải Dương

Cập nhật: 26/08/2020

1.

Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là

A:

Bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra. 

B:

Kết thúc chiến tranh trong danh dự.

C:

Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh

D:

Phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh

Đáp án: C

Thực hiện kế  hoạch Rơve, từ tháng 6-1949, Pháp tăng cường phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập “Hàng lang Đông-Tây” (Hải Phòng-Hà Nội-Hòa Bình-Sơn La). Trên cơ sở đó, Pháp chuẩn bị một kế hoạch quy mô lớn tiến công Việt Bắc lần thứ hai, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Ngày 07/5/1953, với sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử Tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương và thông qua Kế hoạch Nava với hy vọng sẽ “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng. -> Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh

2.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự kiện thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam là.

A:

Hiến pháp đầu tiên của nước ta được thông qua.

B:

Phát hành tiền Việt Nam.

C:

Thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.

D:

Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên.

Đáp án: D

3.

Vì sao Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 tháng 5/1941 có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của cách mạng tháng Tám?

A:

Chủ trương gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc

B:

Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

C:

Củng cố được khối đại đoàn kết toàn dân

D:

Xác định khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa

Đáp án: A

Ý nghĩa: Hội nghị TW Đảng lần 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đề ra từ hội nghi TW lần thứ 8.

– Kiên quyết giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ hết.
– Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến luợc là chống đế quốc và phong kiến.
– Đề ra phương pháp cách mạng cụ thể là: Tích cực chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đi từ khởi nghĩa từng phần đến tiến tới tổng khởi nghĩa.

4.

Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, khởi nghĩa tại các đô thị thắng lợi có ý nghĩa quyết định nhất vì đây là nơi.

A:

Có nhiều thực dân đế quốc

B:

Đặt cơ quan đầu não chỉ huy của lực lượng cách mạng

C:

Tập trung các trung tâm chính trị, kinh tế của kẻ thù

D:

Có đông đảo quần chúng nhân dân được giác ngộ.

Đáp án: C

5.

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

1. Cao trào kháng Nhật cứu nước
2. Nhật xâm lược Đông Dương.
3. Mặt trận Việt Minh ra đời.
4. Nhật đảo chính Pháp.

A:

3 – 4 – 2 - 1     

B:

4 – 1 – 3 - 2

C:

1 – 3 – 2 - 4

D:

2 – 3 – 4 - 1

Đáp án: D

6.

Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI là gì?

A:

Chiến tranh xung đột ở nhiều nơi.

B:

Nguy cơ cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên.

C:

Chủ nghĩa khủng bố hoành hành.

D:

Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đáp án: C

7.

Những biện pháp đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai có tác dụng như thế nào?

A:

làm thất bại âm mưu cấu kết với quân Anh, quân Pháp ở Miền Nam hòng bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ.

B:

kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

C:

chính quyền cách mạng vẫn giữ vững và được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

D:

hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền của chúng.

Đáp án: D

8.

Nội dung nào sau đây là ý nghĩa phong trào đồng khởi 1959-1960?

A:

Tiêu diệt đế quốc Mĩ và tay sai Ngô Đình Diệm.

B:

Mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

C:

Chuyển cách mạng miền nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công.

D:

Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.

Đáp án: C

9.

Quốc gia nào ở khu vực Tây Âu luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

A:

Anh.

B:

I-ta-li-a.

C:

Đức.

D:

Pháp.

Đáp án: A

10.

Vì sao Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945 ở Đông Dương?

A:

Thất bại gần kề của phe phát xít nói chung và của Nhật nói riêng

B:

Nhật Bản tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít

C:

Mâu thuẫn Nhật - Pháp trở lên gay gắt

D:

Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn

Đáp án: A

Nhật đảo chính Pháp để tránh hậu họa khi quân đồng minh vào đông dương Pháp sẽ dựa vào đồng minh để đánh Nhật

11.

Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là.

A:

do phong trào công nhân thế giới và trong nước phát triển.

B:

do phong trào đấu tranh của nhân dân.

C:

phản ánh khách quan cuộc vân động giải phóng bằng con đường cách mạng vô sản.

D:

do con đường cách mạng tư sản thất bại.

Đáp án: C

12.

Việt Nam ký Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Đông Dương là do.

A:

căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp, ta không thể đánh bại Pháp về quân sự.

B:

căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng

C:

sự chi phối của Trung Quốc, muốn biến Việt Nam là bước đệm chống lại sự ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực Đông Nam Á.

D:

sự chi phối của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

Đáp án: B

13.

Tại sao Đảng lại thay đổi chủ trương đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936-1939?

A:

Do thực dân Pháp đàn áp.

B:

Sự xuất hiện của Chủ Nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh.

C:

Do Đảng phải đi vào hoạt động bí mật.

D:

Do chính sách của mặt trận nhân dân Pháp.

Đáp án: B

14.

Đảng của giai cấp tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1923 là

A:

Đảng lập hiến 

B:

Nam phong

C:

Trung bắc tân văn

D:

Hội phục viên

Đáp án: A

15.

Tại sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử với Cách Mạng Việt Nam?

A:

Đó là khuynh hướng của nước mới.

B:

Mở ra thời kỳ độc lập tự do cho cách mạng Việt Nam.

C:

Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

D:

Chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản.

Đáp án: C

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.