Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia 2017 bộ môn Lịch sử - Bắc Giang

Cập nhật: 26/08/2020

1.

Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

(1). Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành lập;

(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn;

(3). Thành lập uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc. 

A:

1, 3, 2 

B:

2, 1, 3 

C:

1, 2, 3 

D:

2, 3, 1 

Đáp án: A

2.

Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Ương đảng (5/1941) so với các hội nghị trước đó là 

A:

Đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. 

B:

Đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. 

C:

Đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Đông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D:

Đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Ðông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Ðộc lập đồng minh. 

Đáp án: D

3.

"Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập" là chủ trương của Đảng tại 

A:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Ðông Dương (11/1939). 

B:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/1936). 

C:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11/1940).

D:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941). 

Đáp án: A

4.

Khó khăn lớn nhất đưa chính quyền nước ta đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" sau ngày 2/9/1945 là

A:

Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng.

B:

Nạn đói, nạn dốt đe dọa nghiêm trọng. 

C:

Lực lượng vũ trang còn non yếu, trang bị thiếu thốn. 

D:

Thù trong, giặc ngoài chống phá cách mạng. 

Đáp án: D

5.

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 được gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ vì 

A:

Tìm ra được những nguồn năng lượng mới và công nghệ sinh học. 

B:

Cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ. 

C:

Cuộc cách mạng ra đời bắt đầu từ sự ra đời của máy tính diện tử. 

D:

Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học kĩ thuật. 

Đáp án: D

6.

Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945 - 1954? 

A:

Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần một thế kỷ của Pháp. 

B:

Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, tạo điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội. 

C:

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 

D:

Đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. 

Đáp án: D

7.

Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trong 10 năm qua, miền Bắc đã tiến những bươc dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới" để nhấn mạnh những thành tựu của miền Bắc trong 

A:

10 năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. 

B:

10 năm đầu sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công . 

C:

10 năm đầu xây dựng sau ngày giải phóng miền Nam 1975. 

D:

Tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 1930 - 1945. 

Đáp án: A

8.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô thay đổi ra sao? 

A:

Chuyển từ đối đầu sang đối thoại. 

B:

Từng là đồng minh chuyển sang đối đầu đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. 

C:

Mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi. 

D:

Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn. 

Đáp án: B

9.

Bài học kinh nghiệm nào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc? 

A:

Phải linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh. 

B:

Kết hợp giữa đấu tranh với xây dựng để ngày càng vững mạnh. 

C:

Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước. 

D:

Có đường lối đúng đắn, phù hợp. 

Đáp án: D

10.

Điểm nổi bật trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là gì? 

A:

Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. 

B:

Bôn ba khắp nơi trên thế giới để tìm đường cứu nước. 

C:

Ði từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. 

D:

Đi theo con đường của cách mạng tháng Mười Nga, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. 

Đáp án: C

11.

Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định nhân dân Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng trong thời kì 1954 - 1975? 

A:

Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. 

B:

Đất nước hoàn toàn được giải phóng. 

C:

Đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. 

D:

Thực hiện chủ trương của Đảng đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên. 

Đáp án: A

12.

Luận cương chính trị của Đảng (10/1930) đã xác định động lực cách mạng là 

A:

công nhân, phú nông. 

B:

công nhân, nông dân. 

C:

công nhân, tiểu tư sản. 

D:

công nhân, tư sản dân tộc. 

Đáp án: B

13.

Ngân hàng Đông Dương do Pháp thành lập trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là cơ quan 

A:

độc quyền phát hành giấy bạc, cho vay lãi, quản lý, chỉ đạo hoạt động chi nhánh các ngành, các tỉnh. 

B:

nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Ðông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi. 

C:

can thiệp ngày càng sâu vào kinh tế - xã hội Đông Dương. 

D:

nắm trong tay nhiều cổ phần của các công ti Đông Dương. 

Đáp án: B

Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.

14.

Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên? 

A:

Tuyên truyền sâu rộng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam. 

B:

Chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 

C:

Chuẩn bị về mặt tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

D:

Trực tiếp lãnh đạo một số phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. 

Đáp án: B

15.

Bản chất của quá trình toàn cầu hóa là

A:

sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. 

B:

tạo nên sự phát triển vượt bậc cho kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. 

C:

sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển và tác động to lớn của công ti xuyên quốc gia. 

D:

sự gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. 

Đáp án: D

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.