Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia 2017 bộ môn Lịch sử - Nghệ An

Cập nhật: 29/08/2020

1.

Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Việt Nam là ?

A:

Bù vào những thiệt hai của công cuộc khai thác lần thứ nhất.

B:

Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh lần thứ nhất gây ra.

C:

Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - Xã hội ở Việt Nam

D:

Để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa

Đáp án: B

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. 

--> Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Việt Nam là để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

2.

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tờ báo nào?

A:

Báo Tiền Phong.

B:

Báo Thanh Niên.

C:

Tạp chí Thư tín quốc tế.

D:

Báo Nhân Dân.

Đáp án: B

3.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

A:

Vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam.

B:

Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C:

Vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam.

D:

Thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

Đáp án: D

4.

Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

A:

Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

B:

Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1925).

C:

Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (1920).

D:

Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vec-xai (1919).

Đáp án: A

5.

Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945)? 

A:

Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. 

B:

Thành lập Tòa án quốc tế để xét xử tội phạm chiến tranh. 

C:

Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. 

D:

Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít. 

Đáp án: B

6.

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là 

A:

Đảng Cộng sản Việt Nam. 

B:

Đảng Lao Động Việt Nam. 

C:

Đảng Cộng sản Đông Dương. 

D:

Đông Dương Cộng sản Đảng. 

Đáp án: B

7.

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển "thần kì"của Nhật Bản giai đoạn từ 1960 đến 1973 là 

A:

tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. 

B:

áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật. 

C:

con người được coi là vốn quý nhất. 

D:

vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước. 

Đáp án: C

– Con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
– Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
– Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
– Biết áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
– Chi phí cho quốc phòng thấp, nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.
– Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển: nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975).

8.

Xu thế toàn cầu hóa từ những năm 80 của thế kỷ XX trên thế giới là hệ quả quan trọng của

A:

cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. 

B:

quá trình thống nhất thị trường thế giới. 

C:

sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế. 

D:

sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia. 

Đáp án: A

9.

Tại mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954 ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 

A:

16000 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. 

B:

16200 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. 

C:

16200 địch, trong đó có 2 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. 

D:

16020 địch, trong đó có 2 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. 

Đáp án: B

10.

Vì sao ta phải thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ? 

A:

Ta cần thời gian để chuẩn bị lực lượng. 

B:

Từ đầu cuộc kháng chiến ta yếu hơn địch. 

C:

Hậu phương của ta chưa vững mạnh. 

D:

Tất cả các lý do trên. 

Đáp án: D

11.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu nhằm mục đích gì?

A:

Làm bá chủ thế giới. 

B:

Xóa bỏ CNXH trên thế giới. 

C:

Chi phối các nước tư bản đồng minh. 

D:

Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. 

Đáp án: A

12.

Sự kiện nào sau đây đánh dấu hoàn thành công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước trong giai đoạn 1975 – 1976? 

A:

Đại thắng mùa xuân 1975. 

B:

Hội nghị hiệp thương chính trị tại Sài Gòn. 

C:

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. 

D:

Kết quả của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI tại Hà Nội. 

Đáp án: D

Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. Từ đây, việc tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ gắn với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới

13.

Bước sang thế kỷ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là 

A:

cùng tồn tại trong hoà bình,các bên cùng có lợi. 

B:

xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. 

C:

hoà bình ổn định và hợp tác phát triển. 

D:

hoà nhập nhưng không hoà tan. 

Đáp án: C

14.

Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN? 

A:

Hội nghị Băng cốc ngày 8-8-1967 

B:

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 2 năm 1976

C:

Hội nghị Băngcoc Thái lan năm 1999

D:

Hội nghị cấp cao Bali tháng 2 năm 1976

Đáp án: D

15.

Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931? 

A:

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. 

B:

Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. 

C:

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng rộng khắp cả nước. 

D:

Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột nhân dân. 

Đáp án: C

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.