Danh sách bài viết

Địa đạo Phú Thọ Hòa

Cập nhật: 10/08/2020

Di tích địa đạo Phú Thọ Hòa nằm trên đường Địa Đạo thuộc phường 18, giáp ranh phường 19, quận Tân Bình: Đông giáp Hương lộ 14, Tây giáp phường 18, Nam giáp Hương lộ 2, Bắc giáp nghĩa địa Triều Châu, chiều dài hơn 600m, bên ngoài có bảng ghi: "Khu di tích địa đạo Phú Thọ Hòa". Địa danh Phú Thọ Hòa là vùng đất do hai thôn nhập lại: Lộc Hòa và Phú Thọ thuộc địa phận Tổng Tân Phong, huyện Tân Long. Đây là vùng đất chịu ảnh hưởng của nhiều phong trào yêu nước tự phát như: Đề Bường (Nguyễn Văn Bường), Thiên Địa Hội (Phan Phát Sanh), Hội kín Nguyễn An Ninh

Địa đạo Phú Thọ Hòa

Di tích địa đạo Phú Thọ Hòa nằm trên đường Địa Đạo thuộc phường 18, giáp ranh phường 19, quận Tân Bình: Đông giáp Hương lộ 14, Tây giáp phường 18, Nam giáp Hương lộ 2, Bắc giáp nghĩa địa Triều Châu, chiều dài hơn 600m, bên ngoài có bảng ghi: "Khu di tích địa đạo Phú Thọ Hòa". Địa danh Phú Thọ Hòa là vùng đất do hai thôn nhập lại: Lộc Hòa và Phú Thọ thuộc địa phận Tổng Tân Phong, huyện Tân Long. Đây là vùng đất chịu ảnh hưởng của nhiều phong trào yêu nước tự phát như: Đề Bường (Nguyễn Văn Bường), Thiên Địa Hội (Phan Phát Sanh), Hội kín Nguyễn An Ninh... Sau ngày 23/9/1945 Phú Thọ Hòa trở thành một trong những căn cứ địa thời chống Pháp.

Đầu tiên ở Phú Thọ Hòa chỉ có hầm cá nhân, đào theo dạng thông thường. Năm 1947 chi bộ tại Phú Thọ Hòa gồm: Nguyễn Văn Tiễng, Lâm Quốc Đăng, Lê Thanh... chủ xướng đào địa đạo chống giặc Pháp và thống nhất chọn ấp Lộc Hòa là vùng cao, có nhiều cây rậm, địa hình phức tạp. Thời gian khởi đào giữa năm 1947. Những người được tuyển chọn tham gia đào địa đạo phải tuyên thệ với 3 điều:

1. Phải tuyệt đối trung thành với cách mạng;

2. Phải tuyệt đối giữ bí mật hầm đào;

3. Phải tích cực tham gia đào địa đạo.

Thoạt tiên tạo miệng hầm trong bụi cây rậm, đào sâu xuống khoảng 3m, dùng cuốc chim khoét sâu vào lòng đất tạo thành đường hầm có chiều cao 0,8m, rộng 0,8m. Con đường kéo dài khoảng 4 đến 5m dừng lại. Sau đó nhắm hướng, đào sâu tạo con đường thứ hai có độ dài 4 đến 5m sao cho ráp mí với địa đạo thứ nhất. Cứ thế đào địa đạo thứ 3, thứ 4... cho ráp nối nhau. Lối đào này được gọi là "xây hầm xe lửa". Đất đào đem đổ ngoài ruộng hoặc vun thành luống trồng khoai. Miệng nắp hầm bằng bệ gỗ, hình chữ nhật, chung quanh đóng ngàm giữ mép đất cửa hầm, kích thước 0,4m x 0,25m, dầy 0,10m, mặt phủ cỏ tươi. Mỗi hầm có 3 đến 4 lỗ thông hơi, hình loa kèn đáy quay xuống dưới rộng 0,2m, đỉnh trên mặt đất, theo chiều nghiêng 45o. Ngoài ra dưới đáy hầm đào một đoạn nông, nhằm dẫn nước chảy vào chỗ trũng.

Tổ đào hầm gồm 6 người, sau đó ông Lâm Quốc Đăng tăng cường một số chiến sĩ Chi đội 12, đào liên tục từ 1 giờ đến 2 giờ 30 sáng. Ròng rã 6 tháng liền địa đạo mới hoàn chỉnh, có chiều dài trên 600m từ ấp Lộc Hòa đến ấp Bình Long. Hầu hết miệng hầm thiết kế nằm trong bụi rậm hoặc lẫn lộn trong các mô đất và gò mối rất khó phát hiện. Địa đạo lúc nông, lúc sâu nhưng vẫn giữ khoảng cách giữa nóc hầm và mặt đất tối thiểu 2,5m, có đoạn hai tầng địa đạo chồng lên, trong đó có đoạn nghi trang như ngõ cụt.

Trong địa đạo tạo hầm âm sức chứa từ 5 đến 7 người, bên trên bố trí nhiều ụ chiến đấu rải rác dọc theo địa đạo. Về sau Chi đội 12 đào thêm giao thông hào công khai, hình thành vòng cung bảo vệ khu địa đạo. Toàn bộ hệ thống địa đạo có 3 hầm âm, trong đó một hầm được sử dụng làm phòng họp. Chi bộ Phú Thọ Hòa và Chi đội 12 thường họp dưới phòng âm những lúc tình huống khó khăn. Khác với địa đạo Bến Dược (Củ Chi), địa đạo Phú Thọ Hòa không có nút chặn, mìn bẩy, bếp Hoàng Cầm.. chủ yếu tạo ra đường ngầm, lúc ẩn lúc hiện đánh địch.

Cuối năm 1947, Pháp mở nhiều cuộc càn quét các vùng ven nhằm bảo vệ bọn đầu não của chúng tại trung tâm Sài Gòn. Chúng đưa nhiều thiết vận xa đến Phú Thọ Hòa hỗ trợ bộ binh. Ta ém quân dưới địa đạo phản công bất ngờ, gây thiệt hại nặng nề cho địch. Trận thắng gây tiếng vang, nhất là chiến thuật sử dụng địa đạo để tấn công địch.

Cuối tháng 12/1947, ông Lâm Quốc Đăng (Tư Thượt) và Lê Thanh (Trung tướng) sử dụng hàng binh người Pháp để tấn công và tiêu diệt toàn bộ địch đóng tại đồn cách địa đạo khoảng một cây số. Đầu năm 1948, cũng với chiến thuật nêu trên, hai ông Tư Thượt và Lê Thanh lại tấn công đồn Phạm Văn Tụng, gây cho địch tổn thất nặng nề.

Pháp và tay sai bị những đòn bất ngờ nên ra sức truy lùng. Cuối năm 1948, tại một khu vực có địa đạo xuyên qua. Chi đội 12 do Tư Thượt chỉ huy và phó là Lê Thanh đụng độ ác liệt với lính Pháp. Suốt 4 giờ liền bắn phá, chúng phát hiện một đoạn địa đạo, nhưng các ụ chiến đấu kịp thời phối hợp các lực lượng du kích địa phương bảo vệ phần địa đạo còn lại, đẩy địch trở ra khỏi vùng bao vây.

Năm 1950, một đơn vị đặc công đã ém quân và xuất kích từ địa đạo đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất. Trận tiến công vào kho bom Phú Thọ Hòa, cả hai lần đều xuất phát từ địa đạo Phú Thọ Hòa vào tháng 8/1952 và tháng 6/1954 gây kinh hoàng cho địch. Nhưng máu của bao chiến sĩ cũng đã đổ ra để bảo vệ địa đạo như: Trần Văn Kiên - Chủ nhiệm thôn bộ Việt Minh - hy sinh năm 1948, hai chiến sĩ Nguyễn Văn Ưng và Nguyễn Văn Bẩm bị địch tra tấn hết sức dã man, sau đó đày đi Côn Đảo năm 1948 cũng chỉ vì quyết tâm bảo vệ địa đạo Phú Thọ Hòa.

Trong thời kỳ chống Mỹ, tháng 4/1966 bọn tề làng Phú Thọ Hòa do tên Phùng Sanh cầm đầu hướng dẫn địch dùng xe ủi đất càn vào khu địa đạo, phá hủy vài đoạn đại đạo, lấy đi một số vật liệu lót đáy hầm. Hai tháng sau, địch trở lại bao vây khu vực. Lúc này dưới hầm có Chín Hoàng (xã đội trưởng), Tư Râu (chính trị viên) và năm du kích đã bất ngờ bung hầm đánh phủ đầu, phá vòng vây, về cứ an toàn.

Năm 1967, giặc phát hiện hầm trong khu địa đạo. Hai người dưới hầm là Nguyễn Thị Út (tự Út Cười) và Sơn sa vào tay giặc, bị tra tấn hết sức dã man, sau đó chúng đày cả hai ra Côn Đảo.

Địa đạo Phú Thọ Hòa là một công trình đầy sáng tạo trong cuộc chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm - trong khoảng thời gian dài chống thực dân Pháp (1947 - 1954) và giai đoạn chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975). Di tích địa đạo Phú Thọ Hòa đã được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận di tích theo quyết định số 1460 - QĐ/VH ký ngày 28/6/1996

Nguồn: http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/baotonbaotang/baotang/ditich/006.html

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.