Danh sách bài viết

Tại sao nhiều bệnh dịch bắt nguồn từ châu Á và châu Phi?

Cập nhật: 05/04/2021

Trang trại chăn nuôi gia súc ở Zambia. Ảnh: AFP.

Trang trại chăn nuôi gia súc ở Zambia. Ảnh: AFP.

Dù luôn xuất hiện trong lịch sử nhân loại, ngày nay dịch bệnh dường như đang trên đà gia tăng. Trong 20 năm qua, chỉ riêng virus corona đã gây ra ba đợt bùng phát dịch nghiêm trọng trên toàn thế giới. Đáng lưu ý hơn là thời gian giữa các đợt dịch ngày càng ngắn. Theo Suresh V Kuchipudi, phó giám đốc Phòng thí nghiệm chẩn đoán động vật ở Đại học Pennsylvania, nhà vi trùng học chuyên nghiên cứu virus truyền từ động vật sang người, phần lớn dịch bệnh đều có ít nhất một điểm chung là bắt nguồn từ châu Á hoặc châu Phi vì nhiều lý do.  

Bùng nổ dân số và thay đổi cảnh quan đô thị

Sự chuyển dịch dân số là một trong những lý do khiến ngày càng nhiều dịch bệnh bắt nguồn từ châu Á hoặc châu Phi. Quá trình đô thị hóa nhanh đang diễn ra trên khắp châu Á và khu vực Thái Bình Dương, nơi tập trung 60% dân số thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, gần 200 triệu người chuyển tới các khu đô thị ở Đông Á trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.

Việc di cư trên quy mô lớn như vậy khiến đất rừng bị phá hủy để nhường chỗ cho khu dân cư. Động vật hoang dã bị buộc phải tới gần các thành phố và thị trấn, xung đột với vật nuôi và con người. Động vật hoang dã thường mang virus trong cơ thể. Ví dụ, dơi chứa hàng trăm loại virus. Kết quả là những virus truyền từ loài này sang loài khác có thể lây nhiễm sang con người.

Đô thị hóa trở thành vòng luẩn quẩn. Càng đông người, tình trạng chặt phá rừng, mở rộng đất định cư và mất môi trường sống tự nhiên khiến động vật săn mồi tuyệt chủng dần, bao gồm nhiều loài ăn chuột. Số lượng chuột bùng nổ kéo theo nguy cơ bùng phát bệnh truyền nhiễm. Một phần lớn dân số Đông Phi vẫn sống ở vùng nông thôn. Vì vậy, đô thị hóa sẽ còn tiếp diễn trong những thập kỷ tới.

Nông nghiệp tự cung tự cấp và chợ động vật

Các vùng nhiệt đới có tính đa dạng sinh thái cao, đồng thời cũng dự trữ lượng lớn mầm bệnh, làm tăng khả năng xuất hiện mầm bệnh mới. Ở cả châu Á và châu Phi, nhiều hộ dân phụ thuộc vào nông nghiệp tự cung tự cấp và nguồn thịt là đàn gia súc, gia cầm. Kiểm soát bệnh dịch, quản lý thức ăn và chuồng trại cho vật nuôi vô cùng hạn chế. Trâu bò, gà vịt và lợn có thể mang dịch bệnh và thường xuyên tiếp xúc gần với nhau, với động vật hoang dã và con người.

Không chỉ trang trại, chợ động vật sống rất phổ biến ở hai lục địa với môi trường đông đúc và khoảng cách gần giữa các loài. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng cho phép mầm bệnh xuất hiện và lây lan từ loài này sang loài khác.

Nạn săn bắt và mổ thịt động vật hoang dã lấy thịt đặc biệt phổ biến ở vùng châu Phi cận Sahara. Những hoạt động này không chỉ đe dọa các loài thú và thay đổi hệ sinh thái mà còn mở ra con đường lây nhiễm chủ chốt cho virus có nguồn gốc từ động vật. Tương tự, châu Á là thị trường tiêu thụ khổng lồ các sản phẩm thuốc đông y. Hổ, gấu, tê tê và nhiều loài khác bị săn trộm để lấy bộ phận cơ thể dùng trong điều chế thuốc, góp phần gia tăng tương tác giữa người và động vật.

Hàng nghìn virus vẫn tiếp tục tiến hóa. Nguy cơ một bệnh dịch mới xuất hiện ở châu Á hoặc châu Phi chỉ là vấn đề thời gian. Dù rất khó dự đoán chính xác chuỗi sự việc dẫn tới bệnh dịch, chắc chắn chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách phát triển những biện pháp giảm thiểu tác động của con người tới hệ sinh thái, ngăn chặn chặt phá rừng và giảm tiếp xúc giữa người và động vật.

An Khang (Theo Business Insider)


Nguồn: /

Thước phim về cuộc chiến đầu tiên giữa AI và phi công

Các ngành công nghệ

Một chiếc tiêm kích F-16 do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển tham gia trận không chiến đầu tiên với máy bay F-16 khác do người lái.

Phát triển thiết bị bay không người lái chạy bằng nhiên liệu hydro

Các ngành công nghệ

Với kinh phí đầu tư ban đầu là 3,6 triệu AUD (2,32 triệu USD), dự án Wildu sẽ phát triển một loại thiết bị bay không người lái y tế đặc biệt, chạy bằng nhiên liệu hydro.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết... bắt bệnh

Các ngành công nghệ

Nhà vệ sinh với các cải tiến có thể giảm bớt gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời giúp người lớn tuổi có thể ở nhà an toàn.

Boston Dynamics công bố dòng robot Atlas mới, thực hiện được những động tác bất khả thi với con người

Các ngành công nghệ

Gần một thập kỷ qua, robot Atlas do công ty công nghệ Boston Dynamics phát triển đã nhiều lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Siêu máy tính AI giống bản sao kỹ thuật số của Trái đất

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái Đất, có thể dự đoán thời tiết nhanh hơn nhiều so với dịch vụ thông thường.

Cuộc thi người đẹp AI đầu tiên trên thế giới

Các ngành công nghệ

Những người đẹp giành vị trí cao trong cuộc thi sắc đẹp trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới sẽ nhận được các phần giải thưởng trị giá lên tới hơn 20.000 USD.

Google Photos mở nhiều tính năng chỉnh sửa AI miễn phí tới người dùng

Các ngành công nghệ

Các công cụ chỉnh sửa hình ảnh sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ được Google Photos cung cấp miễn phí tới cả người dùng iOS lẫn Android.

Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh được điều khiển bằng AI

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh đầu tiên trên thế giới được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Elon Musk nói AI sắp vượt trội hơn người thông minh nhất

Các ngành công nghệ

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk dự đoán trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh hơn người thông minh nhất có thể được phát triển vào năm 2025 hoặc 2026.

Robot đã tự biết lừa bóng, qua người, ghi bàn

Các ngành công nghệ

Nhờ phương pháp đào tạo AI mới, những chú robot đã có thể tự động cải thiện kỹ năng và tham gia vào một trận bóng mô phỏng.