Danh sách bài viết

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 12 (có đáp án): Phong trào dân tộc dân chủ (phần 3)

Cập nhật: 14/12/2022

Câu 61. Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp là

A. nông dân và địa chủ phong kiến.

B. nông dân và tiểu tư sản.

C. công nhân và tư sản.

D. tư sản và tiểu tư sản.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp là nông dân và địa chủ phong kiến.

Câu 62. Giai cấp nào ở Việt Nam mới ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp tiểu tư sản.

C. Giai cấp nông dân.

D. Giai cấp địa chủ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản được ra đời ở Việt Nam.

Câu 63. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của tầng lớp đại địa chủ phong kiến như thế nào?

A. Sẵn sàng thỏa hiệp với nông dân để chống tư sản dân tộc.

B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp.

C. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.

D. Sẵn sàng đứng lên chống thực dân để giải phóng dân tộc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của tầng lớp đại địa chủ phong kiến là sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.

Câu 64. Giai cấp tư sản Việt Nam được thực dân Pháp đối xử như thế nào?

A. Được thực dân Pháp dung dưỡng.

B. Bị thực dân pháp chèn ép, kìm hãm.

C. Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất.

D. Được thực dân Pháp tạo điều kiện kinh doanh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Giai cấp tư sản Việt Nam bị thực dân pháp chèn ép, kìm hãm, dần dần phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp; tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ.

Câu 65. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lực lượng nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?

A. Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp công nhân.

C. Tầng lớp đại địa chủ phong kiến.

D. Tầng lớp tư sản dân tộc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ngoài đế quốc Pháp và triều đình phong kiến, tầng lớp đại địa chủ phong kiến cũng trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam.

Câu 66. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 – 1929), giai cấp tư sản phân hoá thành

A. tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.

B. tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.

C. tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

D. tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 – 1929), giai cấp tư sản phân hoá thành tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

Câu 67. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc như thế nào?

A. Có thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh chống Pháp.

B. Có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương khi được nhượng bộ.

C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

D. Là giai cấp đi đầu trong mọi cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương khi được thực dân nhượng bộ một số quyền lợi.

Câu 68. Giai cấp tiểu tư sản trở thành bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta vì

A. có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ cách mạng.

B. đời sống bấp bênh do thực dân Pháp chèn ép.

C. là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội.

D. có mối liên hệ mật thiết với công nhân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Chính đời sống bấp bênh do thực dân Pháp chèn ép đã khiến giai cấp tiểu tư sản hăng hái tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ và trở thành bộ phận quan trọng của cách mạng Việt Nam.

Câu 69. Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929)?

A. Nông dân.        B. Tư sản dân tộc.

C. Địa chủ.        D. Công nhân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Giai cấp công nhân có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp do chính sách phát triển đồn điền cao su, khai mỏ và công nghiệp nhẹ của Pháp.

Câu 70. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là

A. công nhân.       B. nông dân.

C. tiểu tư sản.       D. tư sản dân tộc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Giai cấp nông dân Việt Nam chiếm 90% dân số. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, họ bị thực dân, phong kiến, địa chủ chèn ép đến mức bần cùng hóa. Do đó họ có tinh thần đấu tranh rất hăng hái và trở thành lực lượng đông đảo nhất trong phong trào cách mạng.

Câu 71. Giai cấp công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm gì khác biệt so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản?

A. Chịu sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản.

B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.

C. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ.

D. Chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Bên cạnh các đặc điểm tương đồng với giai cấp công nhân ở các nước tư bản như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, chịu sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản; giai cấp công nhân Việt Nam còn có nhiều đặc điểm riêng như chịu cả sự áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân và được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc.

Câu 72. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam ?

A Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp tư sản dân tộc.

C. Giai cấp công nhân.

D. Tầng lớp tiểu tư sản.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Câu 73. Giai cấp công nhân việt Nam xuất thân chủ yếu từ

A. giai cấp tư sản bị phá sản.

B. giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

C. tầng lớp tiểu tư sàn bị chèn ép.

D. thợ thủ công bị thất nghiệp.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Giai cấp công nhân việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Câu 74. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là

A. mâu thuẫn giữa công nhân và tư sản.

B. mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

C. mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

D. mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân Pháp và địa chủ phong kiến.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trong xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

Câu 75. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), giai cấp địa chủ Việt Nam phân hóa thành

A. hai bộ phận.

B. ba bộ phận.

C. bốn bộ phận.

D. năm bộ phận.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), giai cấp địa chủ Việt Nam phân hóa thành ba bộ phận: địa địa chủ, trung địa chủ và tiểu địa chủ. Tầng lớp đại địa chủ trở thành tay sai cho thực dân; tầng lớp trung địa chủ và tiểu địa chủ ít nhiều có tinh thần chống Pháp và tay sai.

Câu 76. Thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là

A. thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp.

B. câu kết với triều đình phong kiến đàn áp nhân dân.

C. thực hiện chính sách “chia để trị".

D. khủng bố, đàn áp nhân dân ta.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là thực hiện chính sách “chia để trị", chia nước ta thành ba Kì với các chế độ cai trị khác nhau.

Câu 77. Hệ thống giáo dục Pháp – Việt ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm các cấp

A. tiểu học và trung học.

B. tiểu học, trung học và đại học.

C. cao đẳng và đại học.

D. tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Hệ thống giáo dục Pháp – Việt ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học.

Câu 78. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào dưới đây trở thành tay sai cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân?

A. Giai cấp tiểu tư sản.

B. Tầng lớp đại địa chủ.

C. Giai cấp công nhân.

D. Tầng lớp trí thức.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tầng lớp đại địa chủ là tay sai cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân.

Câu 79. Thái độ chính trị của tầng lớp đại địa chủ phong kiến ở Việt Nam đối với thực dân Pháp như thế nào?

A. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để chống tư sản dân tộc.

B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc đế chống Pháp khi bị chèn ép.

C. Sẵn sàng thoả hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.

D. Sẵn sàng đứng lên chống thực dân Pháp khi bị cắt xén quyền lợi về kinh tế.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Tầng lớp đại địa chủ phong kiến ở Việt Nam sẵn sàng thỏa hiệp và trở thành tay sai cho Pháp để hưởng quyền lợi.

Câu 80. Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã

A. được thực dân Pháp dung dưỡng.

B. bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.

C. bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất.

D. được thực dân Pháp sử dụng làm tay sai đắc lực.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm nên bị phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp; tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần chống Pháp.

Câu 81. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929), giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hóa thành

A. hai bộ phận.

B. ba bộ phận.

C. bốn bộ phận.

D. năm bộ phận.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929), giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp; còn tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần chống Pháp.

Câu 82. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định là đặc điểm của

A. tầng lớp tiểu tư sản trí thức.

B. giai cấp công nhân.

C. tầng lớp tư sản dân tộc.

D. tầng lớp tư sản mại bản.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Tầng lớp tư sản dân tộc là lực lượng có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định và dễ thỏa hiệp khi được thực dân cho một số quyền lợi.

Câu 83. Điểm tương đồng của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản là

A. đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ.

B. thừa hưởng tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

C. bị ba tầng lớp áp bức bóc lột: đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.

D. có quan hệ gắn bó với nông dân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Điểm tương đồng của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản là đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Các phương án còn lại là đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Câu 84. Giai cấp nào ở Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân?

A. Tiểu tư sản.        B. Công nhân.

C. Tư sản.       D. Địa chủ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân

Câu 85. Tầng lớp tiểu tư sản trí thứ là bộ phận quan trọng của các mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu vì

A. bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ.

B. đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản thất nghiệp.

C. có trình độ tri thức, có điều kiện tiếp thu những luồng tư tưởng mới.

D. có số lượng đông đảo nhất trong xã hội.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Tầng lớp tiểu tư sản trí thứ là bộ phận quan trọng của các mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu vì có trình độ tri thức, có điều kiện tiếp thu những luồng tư tưởng mới.

Câu 86. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là

A. mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

B. mâu thuẫn giữa công nhân và tư sản dân tộc.

C. mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp.

D. mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp và tay sai.

Câu 87. Những sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?

A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917).

B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919).

C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920).

D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công có có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới nhất.

Câu 88. Khi Quốc tế Cộng sản được thành lập ở Mát-xcơ-va vào tháng 2-1919, Nguyễn Ái Quốc đang ở

A. Anh.       B. Pháp.

C. Liên Xô.       D. Trung Quốc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Khi Quốc tế Cộng sản được thành lập ở Mát-xcơ-va vào tháng 2-1919, Nguyễn Ái Quốc đang ở Pháp.

Câu 89. Lực lượng to lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. giai cấp công nhân.

B. tầng lớp tiểu tư sản trí thức.

C. tầng lớp tư sản dân tộc.

D. giai cấp nông dân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Giai cấp nông dân là lực lượng to lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 90. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ vì

A. chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

B. ảnh hưởng tư tưởng “Tam dân” của Tôn Trung Sơn.

C. giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.

D. thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ vì ảnh hưởng tư tưởng “Tam dân” của Tôn Trung Sơn.

 

Nguồn: / vietjack.com

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.