Danh sách bài viết

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 30 (có đáp án): Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

Cập nhật: 14/12/2022

Câu 1. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 như thế nào?

A. Quân Mĩ rút khỏi nước ta, làm thay đổi so sánh lược lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hòa bình, ra sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

B. Đất nước hoàn toàn độc lập, quân Mĩ rút khỏi nước ta cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. Mĩ dồn toàn lực mở cuộc tấn công quy mơ lớn trên toàn chiến trường miền Nam.

D. Miền Bắc tiếp tục cuộc chiến tranh chống phá hoại cuộc đế quốc Mĩ, vừa làm nhiệm vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Theo quyết định của Hiệp định Pa-ri năm 1973, Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam. Ngày 29 – 3 – 1973, tóan lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta làm thay đổi so sánh lược lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hòa bình, ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa và tiếp tục chi viện cho chiến trường miền Nam.

Câu 2. Nhiệm vụ nào sau đây không phải nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc thời kì 1973 – 1975?

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh.

B. Khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.

C. Tiếp tục chi viện cho chiến trường miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế với Lào, Cam-pu-chia.

D. Tiếp tục chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Thời kì 1973 – 1975, Mĩ gần như đã rút toàn bộ quân đội về nước miền Bắc không phải chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ nữa mà ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa và tiếp tục chi viện cho chiến trường miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế với Lào, Cam-pu-chia

Câu 3. Chi viện của miền Bắc cho miền Nam thời kì 1973 – 1975 ngoài việc phục vụ chiến đấu còn chuẩn bị cho vấn đề gì?

A. Chuẩn bị giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

C. Chuẩn bị cho xây dựng và tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc.

D. Chuẩn bị cho việc tiếp quản chính quyền ở miền Nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

(SGK – trang 155)

Câu 4. Quân đội Sài Gòn có những hành động nào nhằm phá hoại Hiệp định Pa-ri?

A. Tiếp tục nhận viện trợ quân sự của Mĩ.

B . Tiếp tục nhận viện trợ quân sự của Mĩ.

C. Lập Bộ chỉ huy quân sự.

D. Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng giải phóng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Nhằm phá hoại Hiệp định Pa-ri quân đội Sài Gòn huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở những cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng giải phóng trong năm 1973 – 1974.

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến ta bị mất đất, mất dân trên một số địa bàn quan trọng trong cuộc đấu tranh chống “bình định – lấn chiếm”, chống chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của địch?

A. Lực lượng Mĩ – Ngụy còn mạnh.

B. Do không đánh giá được hết âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, quá nhấn mạnh hòa bình.

C. Quân đội ta quá yếu không đủ sức chống trả các cuộc hành quân của địch.

D. Quân ta lúc này đang phải đối phó với những hoạt động phá hoạt của quân Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

(SGK – trang 156)

Câu 6. Ta mở hoạt động quân sự đông xuân vào cuối 1974 đầu 1975, trọng tâm là:

A. đồng bằng Nam bộ và Nam Trung bộ.

B. đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.

C. Trung bộ và khu V.

D. mặt trận Trị - Thiên.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Đông Xuân 1974 – 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự vào hướng Nam Bộ , trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ. Quân ta giành thắng lợi lớn, giải phóng đường 14 và toàn tình Phước Long với hơn 50.000 dân

Câu 7. Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông Xuân 1974 – 1975 là:

A. chiến thắng Đường 9 – Nam Lào.

B. đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ – Ngụy.

C. chiến dịch Đường 14 – Phước Long.

D. chiến dịch Tây Nguyên.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

(SGK – trang 157)

Câu 8. Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm, đó là 2 năm nào?

A. 1972 và 1973

B. 1973 và 1974

C. 1974 và 1975

D. 1975 và 1976

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

Câu 9. Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam?

A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, địch tập trung lực lượng ở đây dày đặc.

B. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng địch tập trung lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở.

C. Tây Nguyên là căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – Ngụy ở miền Nam.

D. Chiếm được Tây Nguyên sẽ cắt đôi miền Nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng cả ta và địch đều cố nắm giữ, nhưng do nhận định sai hướng tiến công của ta nên địch tập trung ở đây lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. Căn cứ vào đó Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam.

Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng?

A. Chính phủ Trung ương Sài Gòn bị bắt.

B. Tống thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

C. Xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập.

D. Cờ cách mạng cắm trên Phủ Tổng thống.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

- 11 giờ 30 phút ngày 30 – 4 - 1975, lá cờ cách mạnh tung bay trên nóc tòa nhà Phủ Tổng thống, báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Nguồn: / vietjack.com

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.