Danh sách bài viết

Duy thức học với máy tính (P.1)

Cập nhật: 28/12/2017

Thông thường con người khi sử dụng máy vi tính gặp rõ ràng cái công năng đối chiếu là căn cứ theo tài liệu truyền vào mà có, chỉ cần chuyển tài liệu đến cho người quá ư tự tín khi đặc tính tài liệu đó có thể tin cậy, lại nhận lấy tài liệu của điện não khác chẳng giống như nó. Lúc ấy liền sản sinh một thứ thái độ cố chấp tự mê, chẳng chịu nghe theo ý kiến của người khác.

LỜI NÓI ĐẦU

 

Vào thời đại này, kể cả đứa trẻ ba tuổi cũng biết dùng máy vi tính rất rành. Ngay trong sự sinh hoạt ngày thường, con người chỗ nào cũng đều có cơ hội tiếp xúc đến máy vi tính, như là xe hơi, dụng cụ nhà bếp, máy móc thương nghiệp, cơ giới công nghiệp, dụng cụ điều trị, thậm chí trong đồ chơi của trẻ con cũng có trang trí máy vi tính lớn nhỏ phức tạp và đơn giản không giống nhau. Đến nỗi ở trong cơ quan điều khiển tinh vi, máy vi tính lại càng không thể có khuyết điểm, chẳng hạn như Phi Cơ, Tàu Thủy, Tín Hiệu Vô Tuyến Truyền Đạt..v..v.... đều an trí máy vi tính rất đầy đủ cao cấp. Chính nơi trang bị quân sự, máy vi tính lại càng trọng yếu hơn. Cho nên con người hiện nay sinh hoạt đều càng ngày càng ỷ lại nhiều vào máy vi tính càng quan trọng hơn.
 

Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn. Một con người bình thường mỗi giây đồng hồ có thể tiếp nhận mười loại tư liệu tri thức mới. Cho nên năng lực ký ức của não bộ con người hầu như là vô hạn. Các chuyên gia nói đến vấn đề này chỉ bàn đến một phương diện sinh lý, tức là chỉ nói đến một bộ phận hệ thống thần kinh của thân thể con người, mà không biết rõ não bộ của con người dựa vào đâu để có thể tàng trử tư liệu nhiều như thế. 

Phật pháp thì nắm được nguyên nhân trong đó giải thích thật rất rành mạch, sự giải thích này chính là ở nơi Duy Thức bình luận rõ ràng. Phật pháp chỉ bày trong tâm chúng sinh phát khởi biến hoá các thứ niệm tưởng đều do tám Thức mà có. Tám Thức này lại có một thứ quan hệ lẫn nhau làm cho công năng của nó trở nên phức tạp và tinh tế. Các thứ tổ chức trong não bộ chẳng qua chỉ là điều kiện phụ trợ, là dụng cụ chuyên môn của công năng phát huy mà thôi. Cần nói rõ hơn con người dựa vào đâu có nghiệp lực, dựa vào đâu bị luân hồi, thành đạo như thế nào, tốt nhất là trước hết phải biết rõ sự lợi hại của “Thức”, nếu như hiểu rành máy vi tính trước rồi sau đó nghiên cứu Duy Thức thì có thể thích hợp hơn. 

Tôi viết quyển sách này là dụng ý thỉnh mời mọi người tham gia vào tri thức để lãnh hội đạo lý trong Phật pháp. Phật điển thì cao thâm, nhưng ở trong sinh hoạt thường ngày đều có thể lãnh ngộ được đạo lý trong Phật pháp. “Vạn Pháp Duy Thức”, người tu hành không luận tu pháp môn nào cũng đều tốt cả, tất nhiên ở trong pháp môn đó cần phải có một nhận thức rành mạch thì mới nên bắt đầu chọn lấy pháp tu, hơn nữa không đến nỗi khi đã thâm hậu môn phái mình thì không lạnh nhạt pháp môn khác. Nguyên lý máy vi tính đã thấu suốt mà đi học Duy Thức thì sự học tập cụ thể hơn, cho nên chúng tôi hiểu được đây là một bước đầu nhập môn hết sức trọng yếu.


Lời nói đầu của Trương Thông Văn nơi Thông Uyển Tịnh Cư

Ngày 16 tháng 11 năm 1983

***

CHƯƠNG I
 

SỰ TỔ CHỨC CỦA MÁY VI TÍNH VÀ CÔNG NĂNG CỦA TÁM THỨC LIÊN HỆ NHAU

 

Bộ phận vô cùng trọng yếu của máy vi tính chính là nơi kết cấu tàng trử tài liệu. Phần cao cấp của máy vi tính ở chỗ là thiết kế tài liệu truyền vào và phát ra rất tinh tế phức tạp. Tài liệu sau khi truyền vào xong có thể sản xuất thành thiết bị mềm (phương tiện chương trình) để chuẩn bị sử dụng cho ngày mai. Về sau khi muốn giải quyết vấn đề gì chỉ cần bấm đúng loại mở thiết bị mềm và nương theo thứ tự ấn nút, liền có thể tìm được câu trả lời. 

Máy vi tính nếu ở gốc độ đơn giản là thay thế người kế toán, còn ở gốc độ phức tạp là có thể cùng người đối thoại. Kế toán cũng đúng và đối thoại cũng hay, chúng nó đáp và hỏi đều là căn cứ theo trong bộ phận tàng trử tài liệu mà ra. Chỉ do nơi tài liệu truyền vào thì kỹ thuật cao cấp khiến cho máy vi tính bổng nhiên phát hiện cá tính của một con người có thể cùng với chủ nhân thảo luận sự lý, đánh cờ, bài bạc, thậm chí phát sinh tính tình gắt gỏng.
 

Tổ chức của máy vi tính cùng với công năng của các phương diện khác có rất nhiều phương diện thích hợp và tương đồng nơi tám Thức của chúng sinh.
 

Thứ nhất như trên đã trình bày, sở dĩ máy vi tính có thể vấn đáp, phân tích, cung cấp kế hoạch hoặc trò vui chơi..v..v.... đều do các tài liệu truyền vào. Nếu như đem tài liệu sai lầm phát lên máy vi tính thì nó trả lời lại cũng sai lầm, cho đến những sai lầm trong kho tàng trử nều được sửa chửa lại thì hết ngay.
 

Thứ hai ngoài trên ra như bộ phận phụ tùng trong máy vi tính có chỗ hư hỏng thì cũng có thể làm cho sai mất các thứ tài liệu. Cho nên những phụ tùng và đường giây quyết định cần phải có kiểm tra.

 

Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn, cho đến Ý căn của chúng sinh, nghĩa là thông thường người ta đều nghe nói qua sáu căn, chúng đều có đủ công năng truyền vào. Nhưng mà chúng sinh từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay đã từng tàng trử rất nhiều tri kiến nơi trong Thức thứ tám. Thức thứ tám này tiếng Phạn gọi là “A Lại Da”, mang ý nghĩa là “Tạng”. Công dụng của Tạng Thức này có bộ phận tàng trử giống như máy vi tính, đem tài liệu và kiến thức bắt đầu thâu chứa, mãi mãi không thể tự động tiêu diệt, trừ phi bản thân chúng sinh hành động khác đi là thâu vào tài liệu mới đem tiêu trừ kiến thức cũ. 

Bởi vì những kiến thức ngày xưa nhiều đời nhiều kiếp của chúng sinh đều là được xây dựng trên cơ bản phiền não như tham, sân, si, mạn, nghi..v..v.…, nếu như không phải thế thì không bị luân hồi thọ khổ, cho nên Phật Pháp gọi những tri kiến điên đảo đã thâu chứa này là “Nghiệp”, mà từ những thứ tri kiến này bắt đầu phát huy thứ năng lượng mê muội cho mình và cho người khác gọi là “Nghiệp Lực”. Hiện nay chúng sinh đương nhiên vẫn cứ truyền vào những tài liệu mới, chỉ cần những tài liệu truyền vào này quyết định hoà hợp là kẻ hở hết sức không tốt cho việc đối chiếu, nguyên vì sử dụng những tri kiến trước đó làm tiêu chuẩn cho nên cũng vẫn là điên đảo, khiến nghiệp lực càng thêm gia tăng. 

Hiện tượng điên đảo như thế xảy ra là do chưa có phản ứng đối chiếu trước khi từng bước duyệt xét. Có công năng đối chiếu đây chính là Thức “Mạt Na” của Tư Lương Năng Biến (công năng biến hiện suy nghĩ đắn đo) và cũng chính là Thức thứ bảy. Ở trong máy vi tính cũng có một bộ phận như thế, chuyên phụ trách đối chiếu thứ tự. Khi đang kiếm tài liệu hoặc tìm câu trả lời, máy vi tính tiến hành trước là căn cứ theo chương trình tài liệu của bộ phận tàng trử làm một việc đối chiếu, nếu như phạm vi tài liệu tồn tại không có chương mục để hỏi, máy vi tính lại bày tỏ không thể trả lời. Còn một cái máy vi tính dùng vào việc sửa chữa xe hơi là để xem phương pháp giải đáp có quan hệ kiến trúc hoặc vấn đề khác của nó, thường gọi việc ấy là nguyên nhân. 

Tri kiến của chúng sinh phải trải qua sáu căn mà truyền vào hoặc truyền ra, nhưng truyền ra hoặc truyền vào ở trong bước đi tất nhiên phải trải qua sự đối chiếu của Thức thứ bảy. Thí dụ như đương lúc con mắt xem thấy đông tây giống nhau, đồng thời không thể khởi tác dụng. Lúc đó Thất thứ bảy mới y cứ nơi chỗ chứa tri kiến củaThức thứ tám mà phát khởi sự đối chiếu. Như trong ấn tượng này đồ vật làm có lợi hoặc tốt đẹp thì Thức thứ bảy tự tiếp công hàm quyết định của Thức thứ sáu tạo nên ưa thích mà Ý Thức liền có thể trực tiếp khiến cho con mắt xem đồ vật ấy lâu hơn, khiến các bộ phận cơ thể khác tạo nên một phản ứng liên hệ, khiến cho nghiệp của Thức thứ tám càng sâu thêm, mà liên lụy đến nghiệp luân hồi của chúng sinh cũng càng thêm nặng. 

Nguyên do Thức thứ bảy quản lý công năng đối chiếu, liền khởi lên chấp trước vui mừng và chán ghét, đồng thời quan niệm có một cái “Ngã”. Quan niệm việc ấy chỉ là một thứ cảm giác sai lầm, tạm có hư huyển, cho nên gọi là “Giả Ngã”. Cho nên khi người mừng vui không biết cái “Ngã” ưu sầu ở đâu, khi người ưu sầu lại dẹp cái “Ngã” lúc mừng vui không cho đến. Sự cảm thọ tư lương (suy nghỉ đắn đo) của con người biến hoá nhiều đầu mối, mỗi lúc mỗi loại, cho nên “Giả Ngã” cũng thiên biến vạn hoá theo, đưa đến kết quả đều là khổ. Vẻ già trước tuổi thì lại hiện ra rất rõ ràng. Tư tưởng của con người càng phức tạp, “Giả Ngã” biến hoá cũng nhiều, hơn nữa già yếu hưởng càng nhanh. Nhưng “Giả Ngã” thì không có luật định dừng lại, trừ phi nghiệp hoàn toàn cải biến trong Thức thứ tám. Chúng sinh phàm phu đã bị nghi ệp lực ràng buộc, cho nên không thể thoát khỏi cái khổ già và chết.
 

Tri kiến xuyên qua sáu căn mà đi vào, sau khi xuyên qua tư lương ngã chấp của Thức thứ bảy, liền cũng khiến con người khởi lên các thứ nhiễm trước mang theo đầy đủ thiên kiến, tạo thành chủ nhân của phiền não. Nguyên vì một số tri kiến này thường nhiễm trước sáu căn, trong kinh Phật gọi là vi trần, do bởi sáu căn mới có sáu trần. Tri kiến trước khi xuyên qua đối chiếu không phải là vi trần. Một khi xuyên qua đối chiếu, nguyên do phân biệt xuyên qua của Thức liền hoá thành vi trần, nhiễm trước nhân tâm khó mà xả bỏ. 

Ngược lại như các tri kiến truyền vào qua sáu căn, trong Thức không khởi phân biệt là các tri kiến không thể nhiễm trước tâm niệm, cho nên phàm phu cũng hiểu biết mà không thấy, cũng nghe mà không nghe, hoặc ăn mà không biết mùi vị của nó. Nhưng chân chính không bị nhiễm trước là sau khi được thật chứng bốn trí, tức là Trí Đại Viên Cảnh, Trí Bình Đẳng Tính, Trí Diệu Quan Sát và Trí Thành Sở Tác, thì tâm lúc đó mới có thể không thọ nhận các cảnh chuyển biết và tự do ra vào mười pháp giới không sinh phiền não.
 

Thông thường con người khi sử dụng máy vi tính gặp rõ ràng cái công năng đối chiếu là căn cứ theo tài liệu truyền vào mà có, chỉ cần chuyển tài liệu đến cho người quá ư tự tín khi đặc tính tài liệu đó có thể tin cậy, lại nhận lấy tài liệu của điện não khác chẳng giống như nó. Lúc ấy liền sản sinh một thứ thái độ cố chấp tự mê, chẳng chịu nghe theo ý kiến của người khác. 

Bấy giờ do vì muốn duy trì cái địa vị danh dự tối cao ấy của nó mới nhiều cách thu thập tài liệu truyền vào điện não này, lâu ngày tạo ra cá tính tham nhiều, liền thành “Điện Não Điên Cuồng”. Thức thứ bảy cung cấp những cảm giác sai lầm của chúng sinh cũng giống như thế, nguyên do nó lấy tri kiến trong Tạng Thức làm căn cứ, thường khởi lên cái tự ngã tham ái, trong đó có cái tham của phiền não căn bản. Lại nữa nó thường cho cái ngã là tối thượng, nên chấp trước điên đảo tính mù quáng, trở thành đại si đại mạn, khiến cho ngã chấp liên tục không dứt, không có thể tự thoát khỏi.
 

Công năng phân biệt nương nơi sáu căn để khởi chính là sáu Thức, tức là Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức. Các Thức nương nơi cảnh mà khởi phân biệt, sự quan hệ cấu tạo và linh hoạt của nó, điện não của thế gian khó mà nhìn được phía sau lưng của nó. Năm Thước trước chỉ có thể phát khởi phân biệt tư tính, tức là từng có các công năng, như con mắt chỉ có thể xem thấy mà không thể nghe tiếng..v..v.… còn loại suy diễn, Ý Thức thì ngoài phân biệt tự tính ra, lại có thể phân biệt theo niệm và phân biệt tính toán suy nghĩ. Ngoại trừ đây, Ý Thức cũng có thể đối với ngoại cảnh vượt qua năm Thức trước tiến hành phân biệt, trường hợp đây gọi là Ngũ Câu Ý Thức. Ý Thức cũng có thể tự phát khởi cảnh tượng mà tiến hành phân biệt, đây gọi là Độc Đầu Ý Thức.
 

Độc Đầu Ý Thức gồm có ba loại:
 

1. Mộng Trung Độc Đầu Ý Thức, tức là cảnh tượng thấy được ở trong mộng.

2. Định Trung Độc Đầu Ý Thức, tức là cảnh tượng giả khởi khi ở trong thiền định.

3. Tán Vị Độc Đầu Ý Thức, tứ là cảnh tượng trong giả tưởng.
 

Độc Đầu Ý Thức tuy không dựa vào ngoại cảnh mà tự mình phát khởi hiện tượng, nhưng cũng không phải là trong cái không mà sinh ra cái có. Cảnh tượng của Thức này hiện ra đương nhiên với nghiệp lực đời trước có quan hệ ấn tượng. Chúng sinh trong sáu cõi phàm thường phát khởi Độc Đầu Ý Thức. Nhưng có năm thứ tình hình dưới đây mà Ý Thức không thể sinh khởi, tức là:
 

1. Cõi trời Vô Tưởng,

2. Thiền định Vô Tưởng,

3. Thiền định Diệt Tận,

4. Ngủ nghỉ không mộng

5. Vô cùng choáng váng.
 

Ở năm ngôi vị trên đây, Ý Thức đều không thể sinh khởi.
 

Nơi trên đạo lý cơ bản, sự truyền vào trong điện não, các thứ tự tàng trử và truyền ra tuy cùng với tám Thức có chỗ hợp tác, nhưng ở nơi phát triển dẫn đến trong từng lớp phức tạp, Thức có thể khiến chúng sinh cảm ứng nơi trong mười pháp giới, đó là công năng không thể nghĩ bàn. Ở điểm này, điện não thì lại hoàn toàn không có khả năng so sánh dự thảo. Đã sẳn có công năng huyền diệu, không ai bằng “Dị Thục Năng Biến” của Thức thứ tám và nó còn có khả năng dẫn đến quả báo. 

Thí dụ như con người do chủng tử nữa thiện nữa ác lại cộng thêm ngoại duyên để sinh ra quả dị thục, được thân con người kiếp sau thì đã quên hẳn thân kiếp trước và cũng không biết hậu quả như thế nào. Mặc dù cùng một điều kiện nơi Dị Thục Năng Biến mà sinh làm người, cũng có nhiều thứ phẩm loại, như nghèo, giàu, hiền, ngu..v..v.... trừ ngoài chủng tử ra nên biết còn có các nhân tố khác, như nghiệp lực đời trước và các thứ duyên số..v..v.... Cho nên dù rằng là đồng chứng quả Đẳng Lưu, ý kiến, tư tưởng, khẩu vị của mỗi người đều có chỗ không giống nhau. Về điểm này, nguyên nhân như thế nào cần nên nói rõ là người phàm phu ở cõi Ta Bà chỉ giác ngộ nhơ nhớp, còn Phật Đà trụ ở cõi Ta Bà lại thấy hoàn toàn là lưu ly.
 

Sự cấu kết của điện não và sự so sánh liên hệ với các Thức của chúng sinh, có thể tham khảo đồ hình hướng dẫn dưới đây. Đồ hình này được “phân tích của Linh Sơn Học Hiệu” với ngòi bút vụng về và đã từng sản xuất qua trong một quyển sách, hiện nay ở đây tái bản lần thứ nhất, để tiện cho những người tham khảo khi họ không có quyển sách nói trên.
 

Đồ Hình

 
 

CHƯƠNG II

 

ĐIỆN NÃO KHỐNG CHẾ NHÂN LOẠI ĐÁNG SỢ

 

Ở vào thời đại 80 của cuối thế kỷ 20, điện não ứng dụng trong các nghề nghiệp đã tràn ngập vô cùng rộng lớn, sự sinh hoạt của con người chả ai mà không chịu quan hệ điện não. Con người ỷ lại vào điện não thì càng nhiều, cho nên đối với thế kỷ 21, sự sinh hoạt triển vọng của họ đều nhận thấy sẽ điện não hoá hoàn toàn. Nơi trong gia đình, công tác nấu cơm rau vô cùng trọng yếu, nào sử dụng khoa ăn uống và phương pháp nấu nướng cũng do điện não quyết định tất cả, thêm nữa máy ghi thời gian trong hệ thống điện não chỉ cần ấn nút bật điện là công việc nấu, hấp, rán, nướng đều thích hợp đến chỗ tốt đẹp. 

Còn việc quét dọn sạch sẽ thì có cơ giới của điện não không từ khó nhọc thay thế con người khống chế lấy và mỗi ngày 24 giờ công tác không đình chỉ cũng nên sử dụng nó. Lúc bấy giờ con người hoàn toàn không phải đi làm, chỉ cần ở trong nhà ráp mở cho xong hệ thống điện não, trong đó bao gồm cả truyền hình và dụng cụ chuyên chở cho đến không luận hội họp hoặc thảo luận không cần ra khỏi nhà mà vẫn có thể hoàn thành. 

Danh từ bưu điện đã thành công trên lịch sử, nguyên vì tất cả thông tin đều có thể trao lại qua hệ thống điện não mà đi lại nhanh chóng. Không chỉ mau lẹ mà lại còn có hệ thống phiên dịch, người giao việc có thể dùng bất cứ ngôn ngữ gì để truyền vào điện não, khi truyền ra đến nơi quốc gia nào, ngôn ngữ này cũng được phiên dịnh thành văn tự của quốc gia đó. Còn thứ điện não phiên dịch này cũng được đặt nơi trên máy điện thoại, con người cũng có thể dùng bất cứ ngôn ngữ nào để nói chuyện, đối phương khi tự nhận được liền phiên dịch và truyền đạt ngay.

 

Lúc bấy giờ dùng con mắt làm mật mã trong việc chi tiêu hoặc rút tiền, hoàn toàn không phải chỉ là sáng tạo của điện ảnh mà còn sắp thành phương pháp sử dụng phổ thông. Lúc đầu giác mạc con mắt của con người hoàn toàn giống như chỉ mô, mỗi cá nhân đều không giống nhau. Đặc biệt máy móc trước hết cầm bức ảnh của giác mạc đem xuống, sau đó truyền vào trong cực nhỏ của điện não, điện não liền tiếp nhận tự động bắt đầu cất giữ. Đến khi ứng dụng bước chi tiêu hoặc rút tiền chỉ cần đem bức ảnh của giác mô tạo nên một thứ sản xuất phim, máy móc đối chiếu của điện não liền tiếp nhận tra xét đến là có phải hay không và công việc ghi chép tồn trử trước kia có giống nhau không. Như thế thì mục chi tiêu liền mở rộng hoặc đưa ra khoản tiền, còn như không phải thế là mất phản ứng.
 

Vấn đề chuông, lò nướng, xe hơi nói chuyện đối với đông và tây hoàn toàn cũng chẳng phải là hiếm có. Hiện thời công việc đòi hỏi sức người sinh hoạt rất nhiều, đến lúc cũng nên sữ dụng điện não để điều khiển. Thí dụ như việc “lái xe hơi” liền biến thành trực tiếp “hướng dẫn lái”, tức là sử dụng tiếng nói hướng dẫn điện não, khiến xe hơi lái đến chỗ mục đích. Còn điều trọng yếu hơn nữa là đổi mới về phương diện y dược. Phương thuốc và chẩn mạch thì giống nhau, riêng phân tích bệnh tình đưa đến giải phẩu.v..v..., tất cả đều sử dụng điện não để đảm đan, mà hơn nữa ở trên đặc tính chính xác, đặc tính tinh vi và tốc độ tỷ số ngưởi giỏi xuất hiện rất nhiều. Một nhóm gia đình y sĩ đã không còn trọng yếu nữa, các y sĩ đều biến thành chuyên gia y học điện não cũng từ sự phát minh hoàn toàn cao cấp của hệ thống điện não điều trị.
 

Như thế cùng một thời đại điện não, con người sinh hoạt một thân có thể kiêm nhiều chức vụ mà cũng không cảm thấy bận rộn nhàm chán. Nguyên vì rất nhiều việc đều dùng đến điện não khống chế, tính toán cho được hoàn thành. Tức là khiến chỉ một ông Vương Lão Ngũ chạy hiệu ở bên ngoài suốt ngày mà đến khi chiều về nhà cũng sấp xếp được bữa cơm tối mùi vị thơm ngon để dùng, lý do điện não trong nhà bếp của ông ta sớm đã làm xong tất cả hoàn hảo đúng giờ.

 

Con người trong thời đại ngày nay hoàn toàn giống nhau là đều ỷ lại vào điện lực và dầu xăng, con người trong thế kỷ 21 này hầu như cùng nhau trông cậy vào điện não thay thế sinh hoạt. Đúng như trường hợp trên nhân loại sẽ không biết không giác ngộ được trong thời gian hoàn toàn chịu sự khống chế của điện não. Rất nhiều phương thức sinh hoạt đều đòi hỏi theo sự khống chế của điện não. Rất nhiều phương thức sinh hoạt đều đòi hỏi theo sự khả năng tính cho phép và phạm vi làm việc của điện não. Trên thị trường buôn bán tất cả đều do khả năng và hệ thống điện não phối hợp làm chuẩn. 

Mặt ngoài xem đến điện não giúp cho nhân loại mang đến sự tiến bộ và tiện lợi, nhưng khi phát triển quá độ, nhân loại trở nên bị nô lệ mà không tự biết. Đến lúc nào đó, vật thực quá nhiều không thể phối hợp với hệ thống điện não nhà bếp đều bị đào thải hết, y phục không hợp với hệ thống điện não giặt áo thì không còn chế tạo trở lại lần nữa. Đồ dùng trong học đường, máy móc của y viện, thiết bị của quân sự, công cụ giao thông, đồ vật vui chơi không có vật nào mà không chịu sự khống chế của điện não cả.
 

Cứ như thế phát triển về sau, bổng nhiên có một ngày toà án xử tội lại cũng sử dụng đến điện não để làm công việc duyệt xét và dựa vào hồ sơ của diện não để phân tích xét sử. Điện não là máy móc vô tư. “Pháp luật không ngoài nhân tình”câu nói này hoàn toàn không thành lập trở lại, con người thường biến thành vô tài làm khả năng, cho nên có khổ mà nói không 19 được và cũng không biết cách để mở điện não vì thế một khi mỏi mệt lại tiết lộ bực tức. Thứ tình hình này ở trong thời đại ngày nay có lúc cũng có thể thường gặp. 

Giống như ngân hàng bổng nhiên gởi lại biên bản nói về khoản tiền đã chi tiêu vượt quá số thu, như thế không khiến người ta chấn động sao? Dưới đây chỉ cần tra xét sự phát xuất sai lầm của điện não. Nhưng hiện nay sự sinh hoạt của con người chưa đến nỗi hoàn toàn ỷ lại vào trình độ của điện não, cho nên chịu ảnh hưởng không lớn. Chỉ chờ đến khi nhân loại phần lớn ỷ lại vào điện não, sẽ có một sai sót là nó ảnh hưởng nhất định rất lớn. 

Nói về phương diện cá nhân, điện não trong nhà hoàn toàn hư hỏng khiến không có cơm ăn, không có điện xem xét, lại nữa hoặc không thể mở được xe hơi, hơn nữa nhơn cung cấp sai lầm khiến cho uống lộn thuốc..v..v.... Về phương viện xã hội, điện não sinh ra tình trạng hổn loạn từ đó khiến giao thông xảy ra tai nạn, công xưởng sản xuất giảm thiểu, kinh tế thất thu..v..v.... Về phương viện quốc tế, điện não sinh ra việc không may lại không được chi cả, nếu nhẹ có thể khiến cho quốc tế phát sinh tình trạng khẩn trương và hiểu lầm, nếu nặng lại có thể gây ra chiến tranh thế giới. 

Cho nên nơi trong thế giới điện não sau này, sự an nguy của con người không thể dự biết, cũng không phải chỗ con người có thể thao túng. Con người sinh hoạt ở trong thời đại như thế, mặc dù có kỳ vọng điện não hằng ngày đừng có thác loạn. 

Tuy nhiên nó sẽ khiến không phát sinh thác loạn nhưng lại phát sinh sự đe dọa tổn hại. Sự tổn hại ở đây là điện não hoàn toàn không thể chuyển đổi, sẽ hình thành nhiều sự bất tiện, khiến con người bị kim tiền, thời gian, công tác, thậm chí tổn thất trên ái tình cũng có thể nói là bất định. Sinh hoạt như thế tự nó có một mặt đáng sợ, mà Phật giáo nói rằng “Các thọ là khổ” đến lúc đó con người có thể cảm thọ được trọn vẹn, khác nào chân đã lún sâu vào đất, ngoại trừ hoàn toàn tiếp thọ sự chi phối của văn minh vật chất, bằng như không thế con người có khả năng nêu ra biện pháp gì để giải quyết.


Trích trong: Duy thức học với máy vi tính điện tử
Tác giả: Trương Thông Văn
Việt dịch: Thích Thắng Hoan

Còn nữa...

Trương Thông Văn trước tác

Thích Thắng Hoan việt dịch

Trương Thông Văn trước tác

Thích Thắng Hoan việt dịch

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...