Danh sách bài viết

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Cập nhật: 27/12/2017

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối với các thiền sư, xưa nay các ngài không có bất cứ một pháp nào, khả dĩ làm tiêu chuẩn để trao cho mọi người cả. Bởi vì pháp dạy người đó, luôn luôn tùy thuộc vào căn bệnh của người đối thoại mà các ngài cho thuốc. 

Như Tăng Chí thành hỏi Lục tổ Huệ Năng về pháp dạy người, Tổ dạy: "Nếu bảo rằng ta có pháp để trao cho người, thì ta nói dối với nhà ngươi. Ở đây, chỉ tùy thuộc vào chỗ bị trói mà cởi mở, tạm gọi là Tam muội".
 

Như vậy, rõ ràng ở đây các ngài chỉ làm một công việc là cho thuốc hay mở trói mà thôi. Đây là phương pháp đối trị bệnh chấp ngã, chấp pháp do vọng tâm điên đảo, phân biệt sinh ra và tùy theo căn nghiệp của mỗi chúng sinh mà các ngài cho pháp mở trói. Ngoài phương pháp này ra, các thiền sư cũng thường sử dụng phương pháp chỉ thẳng. Đây là cốt tủy của Thiền tông trong:"Trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật". Cả hai phương pháp này đều nhằm vào đầu Đệ nhị mà sử dụng, vì trong cuộc sống của chúng ta, từ lời nói, cử chỉ, hành động, mọi thi vi động tác đều phát xuất từ tự tâm của mọi người. Do đó trong cuộc sống của chúng ta, các ngài y cứ vào sự thể hiện bên ngoài mà mở trói, mà chỉ thẳng. 

 

Cũng trong chiều hướng này, Thiền sư Pháp Loa tuy biết rằng đối với Đệ nhất nghĩa đế suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm; nhưng ngài vẫn đặt ra và tìm hướng giải quyết theo chỗ thấy của ngài. Thật sự việc này đối với những gười chưa ngộ đạo như chúng ta, thì khi khởi tâm suy nghĩ để mở miệng, hay bất cứ thi vi động tác nào đi chăng nữa, thì việc làm đó đều sai lầm. Đối với cảnh giới thực chứng của người đạt đạo; vì cảnh giới này không lệ thuộc vào suy nghĩ, ngôn thuyết của thế giới phân biệt chấp trước, thuộc vào hệ thống nhân quả đối đãi nhị nguyên của chúng ta. 

 

Thế giới thực chứng này, không tùy thuộc vào hệ thống nhân quả, mà chúng chỉ được nhận biết nếu được, qua hệ thống duyên khởi mà thôi, vì tất cả mọi thi vi động tác ở đây đều biểu thị chi trí vô phân biệt. Do đó đối với thế giới thực chứng của người ngộ đạo, chúng ta không thể dùng luật tắc nhân quả mà đánh giá được. Gần đây chúng tôi nhận thấy có một số người có tham vọng muốn dùng ngôn ngữ phân biệt tri thức, để khám phá thế giới thực chứng của Thánh trí, đây là một việc làm sai lầm tai hại. Sai lầm vì những kiến giải của chúng ta, những người chưa đạt đạo khác nào kiến giải của bọn mù? Ở đây, người chưa đạt đạo khi diễn tả thế giới thực chứng của các bậc Thánh trí, cũng giống như người mù từ lòng mẹ khi diễn tả thế giới quanh họ mà thôi, vì họ chỉ nghe nói mà tưởng tượng theo cái tư duy trừu tượng để rồi thủ đắc chứ không phải chính mắt họ nhìn thấy.
 

Thế giới thực chứng của Thánh trí là thế giới vô phân biệt, chỉ có người chứng ngộ mới diễn tả được. Cũng bằng vào ngôn ngữ, cử chỉ, hành động như chúng ta, nhưng ở đây ngôn ngữ và động tác của các ngài không bị lệ thuộc vào giá trị nhân quả, chúng vượt thoát không bị trói buộc vào bất cứ điều kiện nào của giá trị đối đãi nhân quả nhị nguyên. Do đó, mọi đánh giá của chúng ta đều sai lầm, chỉ có những vị đạt đạo mới có thẩm quyền nói về thế giới mà các ngài đã thân chứng. Từ những đòi hỏi mà khả dĩ nhờ đó các ngài có thể dùng ngôn ngữ của Thế đế để nói về thế giới thân chứng của Thánh trí mà không mắc phải những sai lầm như chúng ta. 

 

Ngược lại mọi sinh hoạt trong cuộc sống bị chi phối bởi luật tắc nhân quả đối đãi của chúng ta, theo các ngài chúng đều bị trói buộc ngăn cách, chướng ngại. Cho dù, ngay những quan niệm thuộc về Chân thiện, hay bất cứ bất cứ quan niệm gì đi nữa chúng vẫn mang tính sai lầm. Vì vậy, tất cả mọi hành động, cử chỉ, lời nói gì gì của chúng ta đều bị các ngài khám phá ra tất cả, các ngài biết chúng ta đang bị kẹt ở chỗ nào và không bị kẹt ở chỗ nào trong cuộc sống, theo đó các ngài mở trói hay cho thuốc đối trị.

 

Như chúng ta biết, tất cả mọi biểu tượng trong cuộc sống, qua cử chỉ, hành động của chúng ta, đều phát xuất từ tự tâm, như chính đức Phật đã dạy trong kinh Hoa Nghiêm: "Nhất thiết duy tâm tạo", thì trong cuộc sống chúng ta, chúng được thể hiện qua hai biểu thị Vọng và Chân. Như thường thường thì chúng ta chỉ nhận biết cái vọng qua pháp phủ định của các ngài, để từ đó chúng ta nhận thấy cái sai lầm, chứ chưa hề nhận thấy cái chân được thể hiện hằng ngày và ở đây pháp chỉ thẳng nhằm vào chúng.
 

Ngoài phương pháp phủ định các Vọng ra, các thiền sư cũng thường sử dụng pháp chỉ thẳng và cũng theo đó Thiền sư Pháp Loa dạy: "Đại đạo rỗng suốt nào có buộc, nào có ràng, bản tánh lặng trong không thiện không ác. Bởi do lựa chọn cho nên sinh ra tắt ngang lắm nẻo; chỉ cần quáng mắt, cũng thành cách xa trời đất. Thánh phàm vốn cùng chung một lối, phải quấy nào phải hai đường. Cho nên biết rằng tội phước vốn không; cứu cánh nhân qủa chẳng thật. Mọi người đầy đủ, kẻ kẻ trọn thành. Phật tánh với thân như hình với bóng, tùy ẩn tùy hiện, chẳng tức chẳng ly. Lỗ mũi thẳng xuống, chân mày nằm ngang mặt ở phía trên mắt, nhưng không dễ gì nhìn thấy. 

 

Cần phải truy tầm, chẳng thấy nói sao: Ba ngàn pháp môn cùng về vuông tấc, hà sa diệu dụng thảy tại nguồn tâm. Nên bảo ba cửa Giới – Định - Tuệ các ông không thiếu, cần phải quán nơi chính mình. Phàm những tiếng ho, tiếng tằng hắng, nhướn mày chớp mắt, tay cầm chân đi, đó là tánh gì? Khi biết được tánh này rồi thì đó là tâm gì? Tâm tánh đều rỗng sáng. Vậy cái nào phải, cái nào chẳng phải?"

 

Qua những lời dạy này, Thiền sư Pháp Loa đã nói lên được hai mặt một thực tại, mà trong cuộc sống chúng ta luôn luôn thể hiện, qua cử chỉ, hành động cùng lời nói, chỗ nào bị vướng và chỗ nào không bị vướng. Ở đây, rõ ràng Thiền sư Pháp Loa dùng lý Duyên khởi làm phương pháp phủ định luật nhân quả nhị nguyên như: Đúng - sai, thiện - ác, phàm - thánh, tội - phúc v.v… do vọng tâm phân biệt đẻ ra và chúng ta chấp nhận nó như là một cứu cánh cho tư duy hành động, mà chúng ta không biết rằng, những việc làm này là sai lầm; nên luôn luôn bị chúng lôi kéo chạy theo, để rồi một ngày nào đó tự mình bỏ quên chính mình, chính trong cuộc sống qua tiếng ho, tiếng tằng hắng, hay trong những động tác nhướn mày, chớp mắt, tay cầm, chân đi, đó là tánh gì? Khi đã biết được tánh này rồi, thì đó là tâm gì? Tâm tánh đều rỗng sáng. Vậy cái nào phải, cái nào chẳng phải? Đây chính là phần ngài Pháp Loa chỉ thẳng cho chúng ta. Vậy thì chúng ta đã nhận ra cái bản lai diện mục của ta chưa?
 

Vì sao ở đây ngài Pháp Loa, chỉ những động tác hằng ngày mà chúng ta coi thường không bao giờ để ý đến nó, bảo chúng ta phải tư duy nó? Phải nhìn thấy nó, phải biết nó là gì? Ở đây, nếu chúng ta nhận ra những động tác như: tiếng ho, tiếng tằng hắng, nhướn mày chớp mắt, tay cầm chân đi v.v… cho là Chân tâm, là bản lai diện mục, thì cái thấy này sẽ làm mù mắt chúng ta, vì tiếng ho, tiếng tằng hắng, nhướn mày, chớp mắt, tay nắm chân đi, không phải là chân tâm, không phải là diện mục. Cái được gọi là chân tâm, là bản lai diện mục nó chỉ thể hiện bên trong, hay ở đằng sau tiếng ho tằng hắng, nhướn mày chớp mắt, tay nắm chân đi v.v… 

 

Vậy thì cái thể hiện qua các động tác đó, vì sao gọi là Chân tâm, là bản lai diện mục? Chúng ta hãy tự tìm hiểu, tự tư duy nơi sự thể hiện của chúng. Ngược lại, nếu chúng ta bảo nó không phải là chân tâm, không phải là bản lai diện mục, thì cũng không được. Vì sao? Vì tất cả những thi vi động tác nơi chúng ta thể hiện ra bên ngoài không ngoài tự tâm. Đây là hai vấn đề mà ngài Pháp Loa muốn đánh thức cái tâm chân thật nơi chúng ta, và phải nhìn như thật chính nó. Nghĩa là cái được thể hiện trong những động tác đó không khác với cái thấy nơi chúng ta. Chúng không phải hai cũng không phải khác, vì chúng luôn luôn tự thể hiện bình đẳng vô phân biệt không có sự ngăn cách, chướng ngại nào. Đó chính là pháp chỉ thẳng của ngài Pháp Loa trong pháp dạy người của ngài đối với chúng ta. Và đây chúng ta tiếp tục nghe Thiền sư Pháp Loa dạy:
 

"Một hôm sư nghe đồ chúng tụng kinh, bè hỏi chúng đang làm gì?".

Có vị Tăng thưa: "Chúng niệm Phật tâm".

Sư bảo: "Nếu nói là tâm thì tâm không Phật, nếu bảo là Phật thì Phật không tâm. Vậy cái nào gọi là tâm?".

Vị tăng không đáp được, sư lại hỏi một vị tăng khác nữa: "Chúng đang làm gì?".

Tăng thưa: "Niệm Phật".

Sư bảo: "Phật vốn không tâm thì niệm cái gì?".

Tăng thưa: "Chẳng biết".

Sư bảo: "Ngươi đã chẳng biết, vậy ai nói đó?".

Tăng không đáp được.

 

Qua công án này Thiền sư Pháp Loa đã dùng phương pháp Duyên khởi phủ định, để bít hết mọi con đường nhân quả có thể có, theo lối kiến giải tri thức nhị nguyên phân biệt của người đối thoại mà đả thông cho họ; nhưng căn cơ của họ chưa lãnh hội được lý duyên khởi, nên chỉ có cách là chỉ thẳng. Đây là cú đòn tối hậu để lay chuyển, đánh thức cơ mê, và chỉ cho gút trói mà tự mở vào. Nhưng than ôi! Thế là công dã tràng, người đối thoại vẫn còn ngủ mê.
 

Một hôm Huyền Quang đứng hầu lúc sư bị bệnh, trong lúc sư đang ngủ Huyền Quang nghe sư hỏi: “Hồng, hồng…”. 
Huyền Quang liền thưa: "Tôn giả mớ chăng?"

Sư đáp: "Ngủ thì nói mớ còn không ngủ thì chẳng nói mớ!"

Huyền Quang thưa: "Không thể ngủ với thức là một được?"

Sư bảo: "Ngủ với thức là một"

Huyền Quang thưa: "Không thể bệnh cùng chẳng bệnh là một được"

Sư bảo: "Bệnh có can hệ gì đến Y, không bệnh cũng chẳng can hệ gì đến Y"

 

Cũng như trong công án trên, Thiền sư Pháp Loa trong pháp dạy người, cùng lúc đã sử dụng hai cách để đánh thức đệ tử mình, nhưng người đệ tử chưa đủ lanh mắt để tiếp nhận những lời dạy, nên giở trò đôi co với ông và cuối cùng cũng phải dùng cách chỉ thẳng. Thế mà người đệ tử đầu tay của ngài vẫn không chuyển não.

 

Ở đây, chúng ta đã thấy được chỗ chỉ thẳng của Thiền sư Pháp Loa qua từ "Y" trong câu: "Bệnh cũng chẳng quan hệ gì đến Y". Từ “Y” ở đây không phải là một từ tầm thường, vì nói vượt ra mọi liên hệ nếu có trong cuộc sống và đến khi nào muốn giải thoát thì phải tham thấu lọt qua khởi nó mới được, còn nếu không thì luôn luôn trói buộc trong khổ đau, sinh tử và dưới đây chúng tôi xin trích dẫn một công án cũng thuộc loại chỉ thẳng của Thiền sư Pháp Loa nhân khi bệnh nặng trở lại.
 

"Huyền Quang thưa: Xưa nay đến chỗ đó, không hay giữ cái nào tốt?

Sư bảo: Tất cả đều không can hệ.

Huyền Trang thưa: Khi tất cả đều không can hệ thì thế nào?

Sư bảo: Tùy chỗ mà an sống".

 

Vị đệ tử thấy tình trạng bệnh của thầy khó vượt qua, nên ướm thử lời bán rao sinh tử ra vào nhân quả để xem thầy mình như thế nào? Ở đây cả hai điều ông muốn có đáp án chính xác nơi thầy, nhưng ông chả nhận được gì qua lời đáp của thầy cả. Tất cả đều không can hệ, đây là một trạng thái hoàn toàn tự tại, giải thoát không bị lệ thuộc vào luận tắc nhân quả của buông hay giữ. Vậy trạng thái này chỉ cho cái chi? Nếu ở đây người đệ tử thấy được nó thì có lẽ không bao giờ ông ta buông ra câu hỏi tiếp để rồi nhận lãnh một đáp án không như mình mong muốn.
 

Tóm lại để thay lời kết luận chúng tôi muốn liên hệ hai câu chuyện thiền, mà nó đã trở thành một công án đối với bất cứ người học thiền nào cũng đều biết cả: "Từ Pháp hội Linh Sơn đức Thế tôn cầm cành hoa giơ lên. Bấy giờ mọi người làm thinh, chỉ có ngài Ca Diếp mặt rạng mỉm cười, Phật dạy: Ta có chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm niết bàn, thực tướng vô minh, pháp môn vi diệu. Nay trao lại cho Ma Ha Ca Diếp".

 

Qua cành hoa đức Thế tôn cầm giơ lên, ngài Ca Diếp đã lĩnh hội gì nơi đó? Có người giải thích công án này là đức Phật nhằm truyền tâm cho ngài Ca Diếp qua Tánh Thấy theo kinh Lăng Nghiêm. Ở đây chúng tôi không đặt vấn đề đúng hay sai, vì đúng hay sai đều lệ thuộc vào luật tắc nhân quả, nhưng chúng tôi muốn nêu vấn đề Tánh Thấy này nó như thế nào? Chúng ta đã thấy nó chưa? Hay nó chỉ là một danh động từ không hơn không kém, có nghĩa là nó được hiểu nhờ vào dùng từ định nghĩa từ.
 

Tánh thấy này nó ở nơi cành hoa đức Phật giơ lên, hay nó ở nơi ngài Ca Diếp? Nếu nói nó ở nơi cành hoa đức Phật giơ lên nhằm trao cho ngài Ca Diếp, thì cành hoa này trở thành tướng (bị) thấy của ngài Ca Diếp chứ không phải tánh thấy của ông. Nếu bảo rằng ngài Ca Diếp nhân cành hoa đức Phật giơ lên mà thấy được Tánh Thấy của mình. Vậy thì Tướng thấy kia nó phải như thế nào mới đủ khả năng tác động Tánh Thấy của ngài chứ? Chúng ta nên biết Thiền tông tối kỵ việc đem ngôn ngữ, thuật ngữ của kinh giáo mà gán cho thiền, vì theo Thiền tông, những thuật ngữ đó là những thuật ngữ chết, không chuyên chở được gì ngoài luật tắc nhân quả. 

 

Theo chúng tôi, cái mấu chốt ở đây được đức Phật thể hiện qua cành hoa, từ đó mới tác động lên cái nhìn của ngài Ca Diếp. Cái nhìn này là một cái nhìn xuyên suốt vỡ tung cành hoa chứ không phải cái nhìn chạm tới bên ngoài của cành. Vậy thì cái gì chứa đựng bên trong cành hoa đó? Đây là một dịp để chúng ta suy nghiệm.

 

"Ngài A Nan hỏi ngài Ca Diếp: Ngoài bộ y vàng, Thế tôn còn truyền chi cho ngài nữa?

Ca Diếp gọi: A Nan!

A Nan: Dạ!

Ca Diếp nói: Hãy lật ngược cây sát can ngoài cửa!"

 

Cũng như công án trên, ở đây có người dùng tiếng "dạ"của ngài A Nan để làm Tánh nghe (theo kinh Lăng Nghiêm). Thật sự tiếng dạ này chúng ta tham thấu lọt qua khỏi nó thì tánh nghe, tánh thấy gì gì đi nữa cũng trở thành một trò hí luận, vì chúng thể hiện cho tâm vô phân biệt qua nó, chứ không phải tay cầm hoa hay tiếng dạ là cứu cánh. Đó cũng là những gì Thiền sư Pháp Loa muốn nhắn gửi những người hậu thế chúng ta qua phương pháp chỉ thẳng qua ngài.

 

Đại Lãn

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...