Danh sách bài viết

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Cập nhật: 28/12/2017

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì Phật giáo đã vượt quá xa khoa học. Ngược lại, khoa học chưa hoàn toàn nhận thấy được hào quang thâm diệu của Phật pháp để dựa vào cái trí tuệ anh minh, viên diệu quảng đại, vô biên vô lượng đó của Phật giáo mà giải thoát được cố chấp nhị nguyên (dualism). 

Chúng sinh là gì? 

 

Chúng sinh bao gồm nhân sinh, những vật hữu tình, những động vật lẫn vạn vật trong cõi sắc giới?

 

Chúng sinh cũng còn có nghĩa thâm diệu hơn: “Tùy chúng duyên nhi sinh”.

 

Kinh Kim Cang ghi:“Chúng sinh không phải là chúng sinh nên gọi là chúng sinh” (chúng sinh tức phi chúng sinh thị danh chúng sinh)”.

 

“Chúng sinh ở đây chỉ có nghĩa là những gì do nhiều (chúng) yếu tố tạo thành (sinh) thì gọi là chúng sinh”. (Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc)

 

Điều này đã sáng tỏ, chúng sinh là những phân tử (ngũ uẩn) tạo ra thân ta. Như vậy, chúng sinh là một mình ta (duy ngã độc tôn) và cũng là 7 tỷ nhân sinh cùng các chúng sinh khác trên trái đất kể cả vạn tỷ vật trong vũ trụ. Ta và chúng sinh tuy hai (nhị nguyên) nhưng thực tại là một (bất nhị).

 

Tổ Mã Minh nói: Khi không nhận rõ sự nhất thể (Chân Như) thì vô minh và phân biệt liền hiện, và tất cả mọi dạng của tâm ô nhiễm liền phát… Tất cả mọi hiện tượng trong thế gian đều do vô minh vọng tâm của chúng sinh mà tồn tại, nên tất cả các pháp đều không có thật thể. 

 

Ngược lại, khi tánh bất nhị hiện tiền, vô minh diệt, kiến được chân như, nhận rõ nhất nguyên, kỳ tâm tái sinh... tri kiến Phật?

 

Tử sinh, Sinh Tử

 

Thượng đế luôn luôn được ngụy tạo hóa để giải thích huyền bí. Thượng đế luôn bị lợi dụng để giải thích những gì mà ta không hiểu. Khi đã biết chắc, lúc mà ta cuối cùng khám phá ra phương cách của vài sự việc thì ta đặt thành vài luật lệ, cướp công của tạo hóa; ta không cần trời nữa. Nhưng ta vẫn cần thượng đế cho những bí mật khác. Bởi thế cho nên ta để yên cho ông ta sáng tạo vũ trụ bởi vì chúng ta chưa tìm ra nguyên nhân của nó; ta cần ông ta hiểu dùm cho ta những thứ đó dù ta không tin những luật đó sẽ giải thích được công án tâm linh, hoặc tại sao đời sống quá vô thường, ngắn ngủi và đau khổ – sinh và tử – ba cái thứ rắc rối khó hiểu đó. Ông trời thường được giao du với những thứ mà ta không hiểu biết. Cho nên, tôi không nghĩ rằng những luật như thị đó có thể được tin theo như là ‘ý Chúa’ (to be like God) bởi vì chúng đã từng được tuần tự tri kiến.

 

“God was always invented to explain mystery. God is always invented to explain those things that you do not understand. Now, when you finally discover how something works, you get some laws which you're taking away from God; you don't need him anymore. But you need him for the other mysteries. So therefore you leave him to create the universe because we haven't figured that out yet; you need him for understanding those things which you don't believe the laws will explain, such as consciousness, or why you only live to a certain length of time — life and death — stuff like that. God is always associated with those things that you do not understand. Therefore I don't think that the laws can be considered to be like God because they have been figured out”.

 

Interviewed Dr. Richard Feynman, published in Superstrings: A Theory of Everything? (1988) edited by Paul C. W. Davies and Julian R. Brown, p. 208-209 ISBN 0521354625.

 

Satan asserted:“God knows that in the very day of your eating from it your eyes are bound to be opened and you are bound to be like God, knowing good and bad”.—Genesis 3:1-5.

 

Sa-tan quyết đoán: “Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác”.—Sáng-thế Ký 3:1-5.

 

Đức Chúa Trời muốn chúng ta vĩnh viễn mù lòa vì không muốn chúng ta mở mắt ra để thấy thiên đường đầy đau khổ vì biết thiện ác, bound to be like God, như Đức Chúa Trời?

 

Thì ra, ngay cả đấng sáng tạo cũng đã mở nhục nhãn cận thị ra và cũng như chúng ta, bound to be like us, thấy rõ ràng thiên đường đầy đau khổ vì bởi vô minh sinh ra phân biệt nhị nguyên, kỳ thị thiện ác.  

 

Hình như ý Sa Tăng, trong Tây Du Ký, Sa Tăng tượng trưng cho cái si muội. Sau khi, chịu quy y theo Đường Tăng Tây độ thỉnh kinh được Phật Quan Âm đặt cho pháp danh là Sa Ngộ Tịnh, và ý của Ngài sa vào tịnh ngộ ngụy như ri, “Trời (Ngọc Hoàng Thượng Đế) biết rằng hể ngày nào các ngươi (Âm Dương hợp nhất) ăn quả kiến thức, trong có độc nhất cái nhân nguyên thủy bất tử đó, và từ không tướng, không mắt, không tai, mũi, lưỡi, cảm, thức... các ngươi sẽ trở thành hữu tướng rồi sẽ bị ảnh hưởng và gò bó bởi 18 căn trần thức.  Các ngươi sẽ mở được nhục nhãn thiển cận và tức khắc chúng ngươi sẽ bị tụt xuống hạng chúng sinh tầm thường với kiến thức giới hạng, và trí tuệ lu mờ, y chang như Trời, ‘bound to be like God’ trở nên vô minh, lòng đầy tham sân si, tâm phan duyên nhị nguyên, biết kỳ thị thiện ác”. 

 

Từ giai không trở thành chúng sinh sa đọa xuống trần. Cũng từ đó mà bị lọt vào vòng tử sinh, bị đau biết khổ rồi ‘đâm ra’ ngóng mộng thiên đường, sợ hải địa ngục và cầu Trời cứu rỗi. 

 

Swami Vivekananda viết: Phật giáo và Kỳ Na giáo không thần phục Thượng Đế, nhưng mọi nỗ lực của mỗi tôn giáo này là trực chỉ chân tâm, để ‘phóng thích’ thượng đế ra khỏi con người.

 

“The Buddhists or the Jains do not depend upon God, but the whole force of their religion is directed to the great central truth in every religion, to evolve a God out of man” – Swami Vivekananda, Selected Speeches and Writings, Edited and with an Introduction by Bimal Prasad, Vikas paperbacks, 1994, p. 15.

 

Ngay khi mà chúng ta tự tách rời khỏi vũ trụ thì tâm phan duyên, tư duy, nghi ngờ, và cái ngã hiện sinh rồi thì cái lòng sợ hải xuất hiện làm chúng ta trở thành kém tự tin, quên mất cái bản lai thượng đế và diện mục vũ trụ của mình.

 

Luân hồi

 

Tôi không ưa kiếp sau vì tôi ghét chết hai lần. Vì không muốn chết lần nữa cho nên tôi ghét tái sinh.  

 

“I'd hate to die twice. It's so boring”. last words (15 February 1988), according to James Gleick, in Genius: The Life and Science of Richard Feynman (1992), p. 438

 

Hay ngược lại, tôi ưa luân hồi tái sinh nhưng không ưa luân hồi tái tử. Nhất là cái đáng ghét già bệnh ở giữa chu kỳ sinh và tử. Tuy nhiên, nếu không có tái... tê thì tôi không thể tái... sống? Chán chết!

 

Cái chết này buồn chán chết được. Có thể, vì ‘chán đời’ nên không muốn sống. Cho nên, ‘chán chết’ nên không muốn chết?  

“This dying is boring”, last words (15 February 1988), recalled by sister Joan Feynman, in Christopher Sykes, editor, No Ordinary Genius: The Illustrated Richard Feynman (1994), p. 254

 

Tôi không ưa bước qua cửa tử nhưng trong khoảng không-thời gian tử và sinh vô thường đó có thể là giai đoạn đẹp nhất của luân hồi?

 

Hình như, chết như thật và sống như mộng? Sống như ở trọ, tù túng. Thác về nhà, giải thoát. Vậy mà đa số ai ai cũng sợ chết, kể cả tớ?  

 

Có thể, bản năng tự nhiên của con người chỉ có sợ cái mình không biết và chưa từng trải qua như là cái chết nhưng không có sợ cái mình đang kinh nghiệm trong cuộc sống đầy đau khổ này? 

 

Cho nên, thà sống khổ như bị đày xuống địa ngục chung đụng với yêu quái còn hơn chết sướng như được lên thiên đường ở chung với thượng đế?

 

Nhân loại miệng thì đeo đẻo yêu thượng đế mong được lên thiên đường nhưng chỉ muốn lên thiên đường mà vẫn còn sống nhăn răng chứ không phải chết trước như là điều kiện tiên quyết.

 

Tôi sẽ không bao giờ lầm lỗi nữa, lỡ nghe theo ý kiến của chuyên gia. Dĩ nhiên, ta chỉ sống một đời, ta tạo ra tất cả lỗi lầm, rồi học tránh lầm lỗi, và như thế là cuối cùng của đời ta.

 

“I'll never make that mistake again, reading the experts' opinions. Of course, you only live one life, and you make all your mistakes, and learn what not to do, and that's the end of you”. Part 5: "The World of One Physicist", "The 7 Percent Solution", p. 255, Feynman

 

Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật.

Thế cho nên tất bật đến bây giờ!

Ta cứ ngỡ xuống trần chỉ một chốc.

Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay!

(Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật, Bùi Giáng)

 

Tôi chỉ muốn thử sống một kiếp người này nữa thôi; và nếu như làm thiện tri thức mà cứ lo sợ những nguyên nhân, luôn cố tránh vấp phải lỗi lầm, hay làm kẻ phàm phu mà cứ học cách tránh né hậu quả của những tội lỗi đó. Làm tài tử diễn tuồng ‘gieo nhân gặt quả’ mà cứ phập phòng lo nhân duyên hợp, sợ trái quả sinh thì có thể đây là kiếp nghệ sĩ cuối cùng của tôi vì đời sống này quá hoàn hảo, không có gieo nhân gặt quả, không hí trường để hỉ nộ ái ố. Nó không khác với nơi mà ‘bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả’ và nếu thật sự như vậy thì cõi đời này ngẫm quá nhàm chán để tái sinh.

 

Kẻ chưa bao giờ gặt quả là kẻ chưa bao giờ gieo nhân cũng là kẻ chưa bao giờ vô minh nên chưa bao giờ giác ngộ?

 

Người không gieo nhân gặt quả trên đời này là người không làm bất cứ chuyện gì cả.

 

Albert Einstein (1879-1955), nhà vật lý lý thuyết vĩ đại người Đức, "cha đẻ" của Thuyết Tương đối đã nói: Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả.

 

Cho nên, muốn không lầm lỗi thì đừng làm gì cả. Đừng tái sinh làm người và đã lỡ làm người thì đừng nên tham sinh húy tử nữa?

 

Chúng ta không nên quá bận tâm để không vấp lỗi lầm mà hãy quyết tâm sống có giá trị cho nhân quần xã hội dù phải phạm lỗi lầm.

 

Chúng ta không nên lo sợ và hối hận đã lầm lỗi trong đời, nhưng nên biết ơn đời đã rộng lượng với những lỗi lầm đó của chúng ta.

 

“Chúng ta có thể phàn nàn vì trong bụi hoa hồng có gai, hoặc là vui mừng vì trong bụi gai có hoa hồng”. Abraham Lincoln (1809-1865) Tổng thống thứ 16 của Mỹ

 

Trái lại với kinh nghiệm từng trải của Lincoln, tôi không phàn nàn vì trong bụi hoa hồng có gai, hoặc thất vọng vì trong bụi gai không có hoa hồng.

 

Tôi không hoài nghi là trong đời không đau khổ nhưng nghi ngờ là có đau khổ trong đời?

 

Tôi sống không bất mãn hay vui mừng. Tôi không thắc mắc tại sao tôi sống. Tôi chỉ sống vậy thôi.

 

Những công trình vô giá của đức Phật

 

Đức Thế Tôn không sáng tạo ra luật nhân quả (cause and effect,) lý nhân duyên (law of attraction, law of vibration,) luật nhân quả (sinh trụ hoại diệt, law of conservation,) ngay cả lập ra Phật giáo ngày nay... Những luật trên, khoa học chỉ mới khám phá ra trong vòng 150 năm nay. Tất cả những kiến thức này chỉ là đạo như nhị tri kiến (as is) của vũ trụ mà đức Phật đã kinh nghiệm và từng trải qua, giác ngộ được và đã chỉ dạy cho chúng sinh 2600 năm về trước qua trí tuệ đại giác ngộ của một đại khoa học gia siêu phàm, một đại sư vương vĩ đại nhất của nhân loại đã từng đặt gót chân trên trái đất. 

 

Ðức Phật không phải là của ‘riêng’ người phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài. (Một học giả Hồi giáo) 

 

Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cừu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn Độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ.  (Albert Schweizer, một nhà lãnh đạo triết học Tây phương) 

 

Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông điệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông diệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sinh khí và chân lý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). (Tổng thống Ấn Độ Nehru)

 

Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm. (Tiến Sĩ Radhakrisnan, Ðức Phật Cồ Ðàm)

 

Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại. (Tiến Sĩ S. Radhakrisnan, Ðức Phật Cồ Ðàm)

 

Ðức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn. (Giáo sư Lakshimi Narasu, Tinh Hoa Của Phật Giáo)

 

Quan trọng của Phật giáo

 

Nhà triết học và toán học nổi tiếng hoàn cầu, Bertrand Russell, trong cuốn “Lịch sử triết học Tây phương” (History of Western Philosophy) đã viết: "Phật giáo là một tổng hợp của chiêm nghiệm và khoa học triết lý. Phật giáo cổ vũ phương tiện khoa học để theo đuổi mục đích cứu cánh thuần lý. Phật giáo tiếp tục dẫn dắt khoa học đi xa hơn khi khoa học bị bịt lối bởi những khả năng giới hạn của những dụng cụ vật lý hiện đại”.

 

“...Buddhism is a combination of both speculative and scientific philosophy. It advocates the Scientific method and pursues that to a finality that may be called rationalistic... It takes up where science cannnot lead because of the limitations of the latter's physical instruments”.

 

Một số nhà khoa học và vật lý gia đã trở về nghiên cứu những tư tưởng huyền diệu của đạo lý Ðông phương nhất là đạo Phật. Thomas Cleary với cuốn, “Entry into the Inconceivable” (Bước Vào Thế Giới Không Tưởng,) đã bừng tỉnh thoát khỏi cái mê lậu của khoa học bằng cách cổ vũ việc ngộ nhập vào thế giới huyền nhiệm của đạo lý Ðông phương. Ken Welber với “The Hollographic Paradigm” (Mô Hình Ảo Ảnh,) và Michael Talbot với “The Hollographic Universe” (Vũ Trụ Ảo Hay Pháp  Giới Như Huyễn) đã giác ngộ cái lẽ Sắc Không của đạo Phật. 

 

Ðiển hình nhất là vật lý gia người Mỹ gốc Áo Fritjof Capra đã làm chấn động giới khoa học Tây phương sau khi ông xuất bản cuốn “The Tao of Physics” (Ðạo Của Khoa Vật Lý) năm 1974. Trong đó ông trình bày những sắc thái đặc biệt của đạo Lão, đạo Phật và Thiền.  Trong nhiều năm trời, ông đi diễn thuyết ở nhiều nơi, nêu lên những cái bất quân bình của xã hội Tây phương như trọng khoa học hơn tôn giáo, và ưa thực nghiệm hơn huyền nhiệm… Trong chương kế chót, “Những Mẫu Hình Mới Trong Tư Duy Khoa Học”, của “Đạo Của Khoa Vật Lý”, Capra đã nói đến nguồn cội tập quán nhị nguyên từ hơn 2000 năm về trước của Tây phương và những khám phá tương đối của khoa học dùng lý tính dựa trên một căn bản giai đoạn như dã tràng xây cát biển Đông, xây lâu đài trên cát.  

 

Trong khi đó vũ trụ quan của Phật giáo dựa trên tương quan vững chãi vượt không gian lẫn thời gian của lưới Đế Châu để giải thích thực tại của vũ trụ và nhân sinh quan tương tự như cosmos webs mà khoa học hiện đại mới biết đến... Ông kêu gọi giới khoa học và dân chúng Tây phương cần tìm hiểu những tư tưởng siêu việt và huyền nhiệm của đạo lý Ðông phương vì những đạo lý này có thể làm khuôn mẫu tốt đẹp và thường hằng cho những lý thuyết tuyệt đỉnh nhất của giới vật lý Tây phương.

  

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì Phật giáo đã vượt quá xa khoa học. Ngược lại, khoa học chưa hoàn toàn nhận thấy được hào quang thâm diệu của Phật pháp để dựa vào cái trí tuệ anh minh, viên diệu quảng đại, vô biên vô lượng đó của Phật giáo mà giải thoát được cố chấp nhị nguyên (dualism).  

 

Hy vọng, trong vài năm nữa khi mà quantum computer sẽ đưa Tâm Thức của chúng ta qua những chiều không gian song song khác nhanh hơn tốc độ của ánh sáng. Thì may ra, chúng ta có thể dùng những kỹ thuật này để giải thích và chứng minh những hiện tượng nhiên nhiên và luật tự nhiên như thị mà kỹ thuật hiện đại và khoa học nhân văn chưa đủ trình độ trí thức để tìm ra lẫn có đủ dụng cụ tối tân để đo đạt được thực tại.

 

Từ nay cho đến đó, khoa học vẫn bị giam hãm (confinement) trong quan niệm nhị nguyên khó giải thoát được. Phật giáo gọi hiện tượng giam hãm (incarceration) đó là Tâm Cố Chấp hay còn gọi là Trước Tưởng sau khi đã khởi nhất niệm vô minh. Cho nên, khoa học chỉ thấy có vật chất (sắc tướng,) nguyên tử và vũ trụ vạn vật. Khoa học cũng đã mới đoán biết trên lý thuyết (hypothesis) về không tướng lực đó chiếm tới 95% trong vũ trụ vì nhờ đã đo đạt được những sóng trọng trường (gravitational waves) nhưng khoa học chưa chứng minh được cái vô sắc tướng đó bản lai diện mục như thế nào để chỉ mặt, điểm tâm nó?

 

Thực tại, khoa học hiện đại chưa biết ứng dụng trí tuệ Bát Nhã bẩm sinh để giải thoát khỏi suy luận vô minh dựa vào cơ bản sai lạc của 18 căn trần thức được cấu tạo từ ngũ uẩn, vô thường (impermanent) thay đổi (change) động (motion) vô sở vô trụ (none locality and gravity free) cho đến khi chúng ta suy ra được chân lực của vô sắc tướng (dark matter and dark energy) qua đo đạt được sóng trọng lực (gravitational waves) mới đây. Như được đề cập ở trên, con người mới nhận thức được những gì khoa học biết về thiên văn, vũ trụ vật lý từ trước đến nay chỉ có 5% của sắc tướng (observable forms,) còn lại 95% là ‘vô sắc tướng công lực’ (dark matter & dark energy) mà con người đến bây giờ mới gián tiếp đoán biết được chút đỉnh nhờ cảm nhận được lực trọng trường (gravitational wave).

  

“Chân khí là một khái niệm trườu tượng.  Nó rất, rất khó để giải thích chính xác”.

 

“Energy is a very subtle concept. It is very, very difficult to get right”.

 

Dr. Richard Feynman addressed "What is Science?", presented at the fifteenth annual meeting of the National Science Teachers Association, in New York City (1966), published in The Physics Teacher, volume 7, issue 6 (1969), p. 313-320

 

Điều quan trọng nên biết rằng trong vật lý ngày nay, chúng ta không hiểu năng lượng là gì.  Chúng ta không có một ấn tượng như năng lượng phát ra đếm được như nhỏ giọt. Nó không đúng như vậy.  

 

“It is important to realize that in physics today, we have no knowledge of what energy is. We do not have a picture that energy comes in little blobs of a definite amount. It is not that way”. volume I; lecture 4, "Conservation of Energy"; section 4-1, "What is energy?"; p. 4-2, Feynman, far more about modern problems of psychology than they have been given credit for.

 

Nhà phân tâm học nổi tiếng của Anh quốc Tiến sĩ Graham Howe đã nói như sau:

 

"Đọc một chút về Phật giáo là để nhận thức rằng những phật tử đã tận tường, từ 2500 năm trước, vấn nạn hiện đại của tâm lý học vượt xa hơn cả họ được công nhận. Họ nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và cũng đã tìm ra giải đáp. Chúng ta bây giờ đang tái khám phá cái trí tuệ thông thái cổ xưa của Đông phương".

 

“To read a little Buddhism is to realize that the Buddhists knew, 2,500 years ago, far more about modern problems of psychology than they have been given credit for. They studied these problems long ago and found the answers also. We are now rediscovering the ancient wisdom of the East”.

 

Những điều như thị ở trên cho thấy, khoa học có giá trị thực hành tạm bợ vì khoa học luôn đổi ý theo thời gian. Khoa học vật chất (physical science) không chứng minh được triết lý siêu phàm (supramundane) lẫn khoa học tâm linh (spiritual science) của Phật giáo mà ngược lại. Đa số, những khám phá của khoa học về vũ trụ quan thực ra chỉ là những tái khám phá của nhân loại vì đức Thế Tôn đả chứng minh những điều đó hơn 2600 trước. Điều thú vị và đáng lưu ý nhất là dù thế nào đi nửa thì các khám phá mới của khoa học không có ảnh hưởng trái ngược hay mâu thuẫn đối với tư tưởng Phật giáo, chưa kể là trong nhiều bộ môn khác tư tưởng Phật giáo còn đi trước khoa học khá xa.

 

Trong quyển “Phật Giáo dưới mắt các nhà trí thức” (Buddhism in the Eyes of Intellectuals) của Tiến sĩ Sri Dhammanand, trang 117, Egerton C. Baptist nói: 

 

“Khoa học không thể đưa ra một sự đoán chắc trong vấn đề này. Nhưng Phật giáo có thể đối diện sự thách đố của Nguyên Tử, bởi vì kiến thức siêu phàm của Phậtvgiáo bắt đầu nơi khoa học ngưng tiến bộ”. 

 

“Science can give no assurance herein. But Buddhism can meet the Atomic Challenge, because the supramundane knowledge of Buddhism begins where science leaves off”.

 

Tóm lại, khoa học hiện đại chưa thể chứng minh hoàn toàn và không thể đoán chắc (can not assure herein) chân lý của vô sắc tướng (dark mattter & dark energy), và đồng nhất thể, nói chi đến vô nhất vật vì khoa học chưa đạt tới bất nhị (nondualism) cho nên khoa học còn lâu mới có thể rốt ráo ‘giác ngộ siêu khoa học’.

Còn nữa...

Lê Huy Trứ

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...