Danh sách bài viết

Thần học là gì? Nghe giải thích của người Thiên Chúa giáo

Cập nhật: 28/12/2017

Khước từ thần học là bạn làm khổ chính cuộc đời mình với sự mất phương hướng. Nếu không có thần học, chúng ta lãng phí cuộc đời và bị mất linh hồn của chúng ta. “Thần học” xuất phát từ hai từ Hy Lạp nó có có nghĩa chung là “nghiên cứu về Đức Chúa Trời.” Thần học Cơ đốc giáo chỉ đơn thuần là một nỗ lực nhằm hiểu biết về Đức Chúa Trời như Ngài đã được mặc khải trong Kinh Thánh. Không có nền thần học nào sẽ giải thích đầy đủ Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài bởi vì Thiên Chúa là vô hạn và vĩnh viễn cao hơn chúng ta. Vì vậy, bất kỳ nỗ lực nào để mô tả về Ngài sẽ thất bại (Rô-ma 11: 33-36). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời muốn chúng ta hiểu biết Ngài trong chừng mực mà chúng ta có thể, và thần học là nghệ thuật và khoa học của sự hiểu biết những gì chúng ta có thể biết và hiểu về Đức Chúa Trời trong một cách có tổ chức và dễ hiểu. Một số người cố gắng tránh thần học bởi vì họ tin rằng nó là sự chia rẽ. Tuy nhiên, nếu được hiểu đúng, thần học là sự hiệp nhất. Thực tế, thần học Kinh Thánh là một điều tốt đẹp; nó là sự dạy dỗ về Lời Chúa (2 Ti-mô-thê 3:16-17). Như thế thì việc nghiên cứu thần học không gì hơn là nhằm đào sâu vào Lời Chúa để khám phá những gì Ngài đã mặc khải về chính Ngài. Khi chúng ta làm điều này, chúng ta đi đến sự nhận biết Ngài là Đấng Tạo Hóa của muôn loài, Đấng Quan Phòng (Sustainer) mọi vật, và là Đấng Phán Xét của muôn dân. Ngài là Alpha và Omega, khởi đầu và kết thúc của vạn vật. Khi Môi-se hỏi ai là người đã gửi ông đến Pharaoh, Đức Chúa Trời phán rằng: “TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU, HẰNG HỮU” (Xuất Ê-díp-tô ký 3:14). Danh TA LÀ, chỉ ra tính cách. Đức Chúa Trời có danh xưng, ngay cả khi Ngài đã đặt tên cho các loài. Danh TA LÀ nói lên sự toàn năng, có mục đích, có thẩm quyền. Đức Chúa Trời không phải là một lực lượng siêu phàm hay một năng lượng vũ trụ. Ngài là Đấng Toàn Năng, Đấng Hiện Hữu, Đấng Phán Xét với một tâm trí và ý chí – “nhân xưng” Đức Chúa Trời là Đấng đã bày tỏ chính Ngài cho nhân loại qua Lời của Ngài, và qua Con của Ngài, Chúa Giêsu Christ. Việc nghiên cứu thần học là để nhận biết Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta có thể làm vinh hiển danh Ngài bằng tình yêu và sự vâng phục của chúng ta. Hãy lưu ý diễn tiến ở đây: chúng ta phải nhận biết Ngài trước khi chúng ta có thể yêu Ngài, và chúng ta phải yêu Ngài trước khi chúng ta có thể mong muốn để vâng lời Ngài. Như là một sản phẩm phụ cuộc đời của chúng ta vô cùng phong phú bởi nguồn an ủi và hy vọng mà Ngài ban cho những người nhận biết Ngài, yêu Ngài, và vâng theo Ngài. Thần học nghèo nàn và hời hợt, hiểu biết sai trật về Đức Chúa Trời sẽ chỉ làm cho cuộc sống chúng ta tồi tệ hơn thay vì có được sự thoải mái và hy vọng mà chúng ta khao khát. Hiểu biết về Đức Chúa Trời là hết sức quan trọng. Chúng ta độc ác với chính chúng ta nếu chúng ta cố gắng sống trong thế giới này mà không biết về Đức Chúa Trời. Thế gian là một nơi đau khổ, và sự sống trong đó là thất vọng và buồn khổ. Khước từ thần học là bạn làm khổ chính cuộc đời mình với sự mất phương hướng. Nếu không có thần học, chúng ta lãng phí cuộc đời và bị mất linh hồn của chúng ta. Mọi tín hữu Cơ Đốc cần phải nghiền ngẫm thần học – mãnh liệt, nghiên cứu một cách cá nhân về Đức Chúa Trời để hiểu biết, yêu thương và vâng phục Ngài là Đấng mà chúng ta sẽ hân hoan hưởng sự sống đời đời với Ngài.

Theo GOTQUESTION

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...