Danh sách bài viết

Thiền học Phật giáo – phương tiện cách mạng của người Marxist thế kỷ 21

Cập nhật: 29/12/2017

Thiền học Phật giáo – phương tiện cách mạng của người Marxist thế kỷ 21

Phật giáo là khởi đầu cho sự kết thúc của tư duy tôn giáo hữu thần và đại diện cho một sự mở rộng trong tiến trình tư tưởng thực sự của Marx và Engels.

Trích đăng bài viết của Tiến sĩ Adrian Chan-Wyles, người sáng lập kiêm Giám đốc của Học viện Thiền Phật giáo ở London, Anh quốc.

Nguồn: A Marxist Critique of Buddhist Meditation, Adrian Chan-Wyles, Buddhist-Marxism Alliance (UK), 2016.

Biên dịch: Hồng Quân / Redsvn.net. Các tiêu đề phụ do Redsvn.net đặt.

“Tất nhiên, chúng ta sẽ không chuốc rắc rối để khai sáng các triết gia khôn ngoan của mình bằng cách giải thích với họ rằng ‘sự giải phóng’ con người không phải là bước đi đơn giản bằng cách giảm dần triết học, thần học, vật chất và mọi thứ rác rưởi để ‘tự ý thức’ và bằng cách giải phóng con người khỏi sự thống trị của những cụm từ này, thứ mà chưa bao giờ họ níu giữ trong lòng. Chúng ta cũng sẽ không giải thích cho họ rằng chỉ có thể đạt được sự giải phóng thực sự trong thế giới thực bằng cách sử dụng các phương tiện thực sự, rằng chế độ nô lệ không thể hủy bỏ mà không có động cơ hơi nước, máy quay sợi và máy dệt, không thể hủy bỏ chế độ nô lệ mà không cải thiện nông nghiệp, và nói chung, người dân không thể được giải phóng một khi họ không thể có được thức ăn và đồ uống, nhà ở và quần áo với chất lượng và số lượng thích hợp. ‘Giải phóng’ là một hành động lịch sử chứ không phải là hành động tinh thần, nó được tạo ra bởi các điều kiện lịch sử, sự phát triển của công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, sự kết hợp của các điều kiện đó …”.

 

(Hệ tư tưởng Đức – Karl Marx) [1]

.

“Theo các quan niệm của Phật giáo, trong khi hoạt động tinh thần có cơ sở vật chất, cái mà chúng ta gọi là tâm của một người cũng bị quy định bởi môi trường vật chất. Các đối tượng vật chất của thế giới bên ngoài trong số các yếu tố khác kích thích các giác quan, tạo ra hoạt động tinh thần, nuôi dưỡng tâm trí và thúc đẩy hành vi của một người. Tâm trí tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những tác động này, tạo thành một phần trong kinh nghiệm tinh thần tích luỹ của một người”.

 

(Thông điệp của Đức Phật – KN Jayatilleke) [2]

.

 “Đôi lời về ý nghĩa của ‘tâm’ (manas) trong triết học Phật giáo có thể hữu ích ở đây. Cần phải hiểu rõ rằng tâm trí không phải là tinh thần đối lập với vật chất. Cần phải nhớ rằng Phật giáo không thừa nhận tinh thần đối lập với vật chất, như được chấp nhận bởi hầu hết các hệ thống triết học và tôn giáo khác. Tâm chỉ là một giác quan hay bộ phận (indriya) như mắt hay tai. Nó có thể được kiểm soát và phát triển giống như bất kỳ bộ phận nào khác, và Đức Phật nói khá thường xuyên về giá trị của việc kiểm soát và chấn chỉnh sáu giác quan [Lục căn – Chú thích của người dịch]. Sự khác biệt giữa mắt và tâm là ở chổ, giác quan trước cảm nhận được thế giới của màu sắc và các hình dạng có thể nhìn thấy, trong khi giác quan thứ hai cảm nhận thế giới của ý tưởng và suy nghĩ và các đối tượng tinh thần”.

 

(Những gì Đức Phật dạy – Walpola Rahula) [3]

.

Phê phán nhận thức thần học Do Thái-Thiên Chúa dưới cái nhìn của thiền

Phật giáo ở phương Tây bị phá hoại bởi các diễn giải điển hình có nguồn gốc vững chắc trong thần học Do Thái-Thiên Chúa giáo. Điều này xuất phát từ thần thoại ngược đời rằng “tư tưởng” (nghĩa là “thần”) tạo ra sự tồn tại vật lý (nghĩa là “vũ trụ”). Tính không hợp lý của điều này là “tư tưởng” vốn phát sinh từ “não”, lại có thể tạo ra một “bộ não” có khả năng tạo ra “tư tưởng”.

Chuỗi sự kiện chính xác và hợp lý của sự kiện là đầu tiên phải phát triển một bộ não vật lý, và thứ hai là, một bộ não đã được phát triển sẽ dẫn đến sự suy nghĩ. Khoa học chưa từng ghi nhận hiện tượng “tư tưởng” có thể “tạo ra” vật chất vật chất từ sự “không có gì”. Vị thần của đạo Do Thái-Thiên Chúa được cho là đã tạo ra sự tồn tại từ hư không, như một hành động của ý chí. Thiên Chúa trong trường hợp này, là một tư tưởng được tạo ra trong tâm trí bị nhận thức sai lạc như là một đối tượng xác định tồn tại trong thế giới vật chất.

Lý do không ai có thể nhìn thấy thần thánh trong đời sống, là bởi vì thần thánh không tồn tại trong môi trường vật lý. Sự hiện diện của Thiên Chúa trên thế giới là niềm tin không được chứng minh, và sự vắng mặt của các bằng chứng vật lý chỉ tạo nên các giải thích phi lý nhằm minh chứng cái mà nó không đại diện.

Không có bằng chứng nào được coi là “bằng chứng”, và không có thần nào được coi là “thần”. Tuy nhiên, trong thực tế, tư tưởng được tạo ra trong tâm trí đã không rời khỏi tâm trí đã tạo ra nó. Nó chỉ đơn giản được bao quanh bởi trí tưởng tượng thuần túy và “chiếu” vào môi trường – như thể nó tồn tại độc lập với tâm trí mà a) tạo ra và b) nhận thức sự hiện diện của nó. Trong trạng thái lý tưởng này, không có gì xảy ra cả, nhưng với người chìm trong lý tưởng, mọi thứ đã xảy ra.

Khi Phật giáo bị bóp méo vào một hệ quy chiếu sẵn có, Đức Phật trở thành hiện thân của một vị thần, và những lời dạy của Phật trở thành một thông điệp thần thiêng với khả năng được giả định là có thể biến đổi vật chất bằng tác động của tâm.

Đức Phật bác bỏ thứ chủ nghĩa duy tâm này và định nghĩa các giáo lý của chính mình như “nama-rupa”, hoặc một hệ thống tích hợp tâm trí – thể xác.

Dù không công nhận các hệ thống triết học tìm cách giải thích thế giới bên ngoài thông qua “tâm”, Phật chắc chắn không phủ nhận vai trò của tâm trí. Phật giải thích rằng sự sai lệch chức năng nhận thức của tâm trong mối liên hệ với thế giới vật chất đã chất góp phần gây ra sự đau khổ cho con người.

Tâm thường nhần lẫn giữa những điều tồn tại và không tồn tại. Đây là lối tư duy đảo ngược của tôn giáo hữu thần, vốn không không có cơ sở về tính thực tế khách quan. Câu trả lời của đức Phật đối với tình trạng bế tắc này không phải là thoát khỏi thế giới vật chất, mà thay vào đó là định hình lại nhận thức để giải thích thế giới bên ngoài một cách chính xác.

Điều này đạt được bằng cách tái cấu trúc lại chức năng bên trong tâm trí để nó không còn nhầm lẫn những suy nghĩ trong đầu đối với các vật thể trong môi trường và những vật thể trong môi trường với những ý nghĩ trong đầu. Quá trình kỷ luật tâm trí và thân thể thông qua nỗ lực tập trung (tức là “thiền định”), tâm trí được làm dịu và tách rời khỏi điều kiện trước đó của nó và khôi phục lại đúng vị trí mặc định.

Khi đó, những suy nghĩ phát sinh được hiểu rõ là “sự trồi lên” trong tâm, và các đối tượng được từ môi trường bên ngoài sẽ được phản chiếu vào tâm trí một cách khách quan như thông qua một tấm gương. Điều này sẽ loại bỏ nhận thức sai lầm về sự chia tách giữa hai thế giới, một ở bên trong và một ở bên ngoài tâm trí.

Thiền và sự phê phán từ chủ nghĩa Marx

Việc thực hành thiền định của Phật giáo có hợp lý theo nghĩa Marxist không? Nó là hợp lý nếu nó vẫn tuân thủ giáo huấn ban đầu của Đức Phật, nhưng sẽ không hợp lý nếu nó được sử dụng để biện minh và duy trì một hệ thống niềm tin tôn giáo được đặt lên trên các thực thể thần thánh và đức tin mù quáng. Chẳng hạn như ở phương Tây, thiền định đã khiến nhiều người theo Phật giáo về bản chất trở thành “kẻ trốn chạy” và có xu hướng bắt chước các tu sĩ Thiên Chúa đang từ bỏ bản thân mình để ngập chìm trong ân sủng của thượng đế.

Việc lấp đầy bằng ân sủng của Thiên Chúa đã thay thế cho cách tiếp cận có tính chất thế tục của Đức Phật đối với sự phát triển của tâm trí. Loại Phật giáo này chỉ đơn giản là một sự mở rộng tư duy thần học Thiên Chúa giáo đội lốt tôn giáo phương Đông. Như trường hợp này, bất kỳ hình thức Phật giáo nào theo đuổi một mục tiêu thần học đều phải chịu sự chỉ trích về tôn giáo, được phát triển bởi Marx và Engels trong lý thuyết chủ nghĩa xã hội của họ.

Đây là một thứ Phật giáo dựa trên đức tin mù quáng và một vị Phật đã bị những người theo chủ nghĩa tôn giáo đánh cắp và biến đổi thành một nhân vật đại diện cho họ. Loại Phật giáo này là một phần của hiện trạng tư bản, được đầu tư đầy đủ cho công cuộc bóc lột và áp bức người nghèo. Trong trường hợp này, một Phật giáo bị bóp méo như vậy không phải là Phật giáo, mà là một trò lừa đảo được được khuyến khích bởi các thành viên của giai cấp tư sản.

Khi giới tư sản có an ninh tài chính, họ lẫn lộn giữa sự ổn định tương đối và sự bình an trong tâm trí mà sự giàu có mang lại trong xã hội với sự bình an trong tâm trí có được qua thực hành Phật giáo. Trong thực tế, thứ Phật giáo bị bóp méo mà họ thực hành chỉ đơn giản là một dạng Thiên Chúa giáo được biến đổi để phản ánh những điều kiện sống mà họ hưởng.

Sự bình an và thanh thản trong căn nhà của họ – với những khu vườn sang trọng – được phản ánh trong tâm tư của giai cấp tư sản một cách tự nhiên, và không liên quan gì đến việc thực hành Phật giáo, hay sự cải biến tâm trí. Đạo Phật bị bóp méo của giai cấp tư sản phản ánh chính xác các điều kiện bên ngoài của giai cấp tư sản và rất ít liên quan đến Phật giáo chính thống hay “phương Đông”. Thứ Phật giáo tư sản này là một tôn giáo thần học không thực tế và xứng đáng bị phê phán nghiêm túc theo phương pháp Marxist.

Phật giáo tư sản thực sự là một loại thuốc phiện không thể đem lại sự thay đổi, và được thiết kế để duy trì hiện trạng không công bằng trong xã hội tư bản. Điều này dẫn đến việc giải thích sai lạc các kinh điển của Phật giáo, và đi kèm với sự phân biệt chủng tộc đối với các nền văn hoá Châu Á, nơi từ đó Phật giáo được truyền đạt đến phương Tây. Đây là một thứ Phật giáo bất hợp lý.

Vậy Phật giáo hợp lý là gì?

Nhận diện Phật giáo hợp lý

Phật giáo hợp lý là sự áp dụng thích hợp thông điệp chính xác của Đức Phật về giải phóng nhân loại (cả bên trong và bên ngoài) khỏi sự dốt nát của các tôn giáo hữu thần và cơ sở đức tin mù quáng. Phật giáo hợp lý là các công trình khoa học, được thiết kế như một phương pháp để thu thập kiến thức đúng đắn về tâm trí và môi trường của nó. Phương pháp của Đức Phật là làm sáng tỏ tâm lý học và triết học của nhận thức. Phật bác bỏ văn hoá Bà La Môn và xã hội của Ấn Độ cổ xưa vì hiểu rằng tất cả đều dựa vào lời nói dối tôn giáo.

Cũng giống như vị thần Bà La Môn không tồn tại (theo Đức Phật), tất cả các truyền thống của hệ thống phân chia đẳng cấp là không hợp lý bởi chúng không được đặt nền tảng trên một chân giá trị. Đức Phật cho rằng các vị thần chỉ xuất hiện nếu các cá nhân có điều kiện để “tin tưởng” thần thánh đã tồn tại, và Phật cũng dạy rằng sự “tái sinh” dường như chỉ xảy ra khi một “tư tưởng” cá nhân tồn tại.

Với Đức Phật, sự giác ngộ là một trạng thái không có khát khao tạo ra tham lam, hận thù và ảo tưởng. Đó là trạng thái liên tục và vĩnh viễn nhận thức về không gian vô hạn, ba chiều và có thể phản chiếu một cách hoàn hảo bên trong tất cả những gì được cảm nhận như xảy ra trong thế giới vật chất bên ngoài. Trong Phật giáo chân chính không có thần để thờ phụng và không có đức tin mù quáng để truyền bá.

Phật giáo đúng đắn là một giải thích khoa học, phi tôn giáo về sự tồn tại bên trong và bên ngoài, giải thoát tâm trí khỏi sự dính mắc vào tất cả các hệ thống kinh tế và chính trị. Phật giáo xem tất cả các thời kỳ lịch sử là tạm thời và liên tục thay đổi, và bằng nhiều cách, đã tiệm cận định nghĩa không thể đảo ngược về chủ nghĩa Cộng sản như như Marx và Engels diễn giải.

Mấu chốt của vấn đề đối với Phật giáo là Marx nói rằng “giải phóng” thật sự không phải là “hành động tinh thần”. Điều đó có nghĩa là gì? Marx đã chỉ trích các triết lý tư sản cơ bản bắt chước thần học Do Thái – Thiên Chúa và khuyên những người ủng hộ của họ “bỏ qua” mọi khái niệm về thay đổi điều kiện ngoài, và đơn giản là chấp nhận tất cả các điều kiện hiện tại bằng cách tạo ra một thái độ bên trong nhằm bóp méo việc giải thích cái gì đã thực sự xảy ra bên ngoài thế giới vật chất.

Ngay khi tâm trí “nghĩ” nó “tự do” khi tồn tại trong một thế giới bên ngoài hoàn toàn không tự do, nó sẽ thoái hóa về một thứ tự huyễn xa rời nhân tính, và đẩy mình vào vị trí của một thứ “tinh thần” nằm ngoài tiến trình lịch sử.

Đối với thể xác – vẫn còn chịu sự bất bình đẳng từ môi trường bên ngoài của nó – hoàn toàn không có gì thay đổi. Marx đã phê bình một cách chính xác thái độ tự do “bên trong”, được phổ biến trong nhà thờ Do Thái-Thiên Chúa giáo đã đảm bảo quyền lực chính trị bên ngoài bằng cách loại bỏ mọi mối đe dọa từ bên ngoài, bao gồm việc tạo ra một định nghĩa về “tự do” không có liên quan gì đến tự do trong thực tế – nghĩa là “tự do” khỏi việc bị áp bức bên ngoài.

Các triết gia thế tục đã sao chép định nghĩa nghịch đảo về “tự do” này và cho rằng các cá thể biệt lập có thể “tự do” bất kể tình trạng nhân loại và những đau khổ tập thể mà nó trải nghiệm. Marx cho rằng lý tưởng “tự do” này hoàn toàn không “tự do” mà chỉ là một ảo ảnh được thiết kế để giam giữ nhân loại trong tình trạng áp bức chung.

Thiền và người Marxist

Nếu thiền định Phật giáo được sử dụng để cô lập các cá nhân khỏi những đau khổ lớn hơn của quần chúng trong xã hội, thì nó sẽ trở thành một phương tiện tư sản để tách và cô lập các thành viên của giai cấp công nhân với nhau. Theo nghĩa này, thiền định của người theo Phật giáo sẽ là “phản cách mạng” về bản chất và không hề có ý nghĩ cách mạng như quan điểm của Marx.

Tuy nhiên, nếu thiền Phật giáo được xem như một phương pháp tự giáo dưỡng, thì nó trở thành một phương pháp cách mạng. Nếu thiền định được sử dụng như là một “hành động lịch sử” để giải phóng khỏi sự đàn áp của điều kiện xã hội tư sản, thì như một hành động, nó trở thành một phương pháp để “giải phóng” tầng lớp lao động.

Thiền biến tâm trí và thể xác trở thành phương tiện hoàn thiện hơn cho tư tưởng và hành động tiến bộ. Về bản chất, đó là hành vi cách mạng thực sự và có hiệu quả. Người Phật tử không nên thiền định vì những lý do tôn giáo thần bí, mà thiền để làm sạch tâm trí khỏi các nghịch lý và biến nó trở thành sự phản chiếu hoàn hảo quá trình lịch sử bên ngoài với xu hướng biện chứng và tiến bộ về một thế giới Cộng sản đại đồng.

Bằng cách này, Phật giáo là khởi đầu cho sự kết thúc của tư duy tôn giáo hữu thần và đại diện cho một sự mở rộng trong tiến trình tư tưởng thực sự của Marx và Engels. Do đó, thiền quán nên được hiểu như là một hành động tự giáo dục của người lao động, chứ không phải là một hành động tôn giáo. Đức Phật không phải là một vị thần mà là một con người bình thường, người đã phát triển sự “tự ý thức” thực sự từ hàng ngàn năm trước. Sự chứng ngộ của người không gì khác lời cáo chung cho các tôn giáo và lối tư duy đảo ngược.

Không chỉ có vậy, Đức Phật đã bác bỏ bản chất của sự tồn tại tư sản – đó là “cái tôi” hoặc “linh hồn” vĩnh cửu và không thay đổi. Đây là một điểm của sự giải thoát thực tế mà Marx liên tục gợi ý – nhưng Đức Phật đã xây dựng và phát triển đầy đủ. Một Phật tử thực sự không phải là một “Phật tử” nào cả, mà đúng hơn là một cá nhân, thông qua việc sử dụng thiền quán đúng đắn, giải phóng tâm trí khỏi mô thức tư sản và xây dựng một phương tiện hoàn hảo cho sự thấu hiểu về điều kiện của quần chúng lao động.

Đây là cách thực hành phi tôn giáo của thiền học Phật giáo nhằm giải thoát giai cấp vô sản khỏi những khía cạnh trực tiếp và rõ ràng nhất của sự đàn áp từ những điều kiện bên trong và bên ngoài của giai cấp tư sản. Tất cả những người theo chủ nghĩa Marx nên thiền định dưới hình thức này hoặc hình thức khác, và thực hành thiền học Phật giáo phải được hiểu như một công cụ thiết yếu cho việc truyền bá cách mạng có hiệu quả trong quần chúng.

Thiền định không biến đổi thực tế theo một cách thức bí ẩn. Nó chỉ khuyến khích việc đạt được và duy trì một mô hình sức khoẻ tinh thần cụ thể, có lợi cho hạnh phúc cá nhân, duy trì hành động cách mạng trong thế giới bên ngoài để hỗ trợ giai cấp công nhân. Thiền học Phật giáo không giúp con người đến với thần linh mà cho phép người thực hành nhận thức thực tại như thực tế, chứ không phải là một thứ giả định về một thế giới mơ hồ và đầy sai lạc.

Theo một ý nghĩa rất thực tế, phương pháp thiền của Phật giáo là một phương tiện để giải phóng tầng lớp lao động khỏi ảo tưởng về tôn giáo, và ảo tưởng về thần học của nó. Về mặt này, việc thực hành thiền trở thành một hành động có ý nghĩa lịch sử chứ không chỉ đơn thuần là sự lựa chọn hẹp hòi và cá nhân.

Liên minh Phật – Marx trong thế kỷ 21

Thiền định có thực sự cần thiết? Theo một nghĩa nào đó “có”, và theo nghĩa khác “không”. Thiền là cần thiết khi xã hội hoàn toàn đảo lộn, nhưng thiền không phải là yêu cầu nếu xã hội đã chuyển đổi thành một trạng thái Cộng sản hoàn hảo. Một trạng thái hoàn hảo của chủ nghĩa Cộng sản tự nó là trạng thái hoàn hảo của sự khai sáng Phật giáo. Vì ảo tưởng không còn là điều cốt lõi – thuốc giải độc cho ảo giác không còn cần thiết nữa.

Tuy nhiên, khi ảo tưởng vẫn còn tồn tại, thiền Phật giáo là không nhất thiết là một phương pháp mà giai cấp vô sản phải sử dụng đồng loạt, mà được sử dụng nếu hoàn cảnh cho phép. Trong thế giới hậu hiện đại, phương pháp thiền Phật giáo nên là sự lựa chọn cho giai cấp vô sản quốc tế, chứ không chỉ ở các bộ phận cấu thành trong các bối cảnh văn hoá Á Châu.

Đối với giai cấp vô sản phương Tây, khả năng hội nhập của Phật giáo và chủ nghĩa Marx hiện giờ chỉ là lý thuyết hơn là thực tế. Đó là bởi vì giai cấp vô sản phương Tây đang phải bận rộn trong việc tự giải phóng bản thân mình khỏi thứ tư duy đảo ngược của thần học chính trị hóa theo truyền thống Do Thái-Thiên Chúa giáo.

Tuy nhiên, thiền quán như một phương pháp tu dưỡng thế tục có thể được chứng minh là một vũ khí rất có giá trị trong cuộc chiến chống lại sự áp bức tư sản và trong cuộc đấu tranh cho việc thiết lập chủ nghĩa Cộng sản. Đây không phải là vấn đề chuyển đổi các nhà Marxist phương Tây sang các Phật tử phương Đông. Ngược lại, nếu thiền định được sử dụng ở phương Tây, nó hoàn toàn giúp những người đã theo chủ nghĩa Marx trở thành những người sẽ theo chủ nghĩa Marx một cách “tốt hơn”.

Ở Châu Á, nhiều Phật tử đang cố gắng thoát khỏi những hạn chế của chính đạo Phật để tìm lại một Phật giáo chân chính, và ngày càng trở nên gần hơn với những người theo chủ nghĩa Marx thế tục.

Có một điều mà tất cả những người thiền định phải nhớ, đó là Phật giáo không phải là “Phật giáo” mà là một phương pháp để trở nên tự do trong mọi hoàn cảnh. Điều này có nghĩa là nếu thiền định được thực hành một cách chính xác – “Phật giáo” – như là một phương pháp riêng biệt sẽ tự “tan biến” và không còn tồn tại nữa.

—————————————–

Chú thích:

[1] Tucker, C, Robert, Editor, The Marx-Engels Reader, Norton, (1978, Page 169 – The German Ideology.
[2] Jayatilleke, KN, The Message of the Buddha, George Allen & Unwin Ltd, (1975), Page 75.
[3] Rahula, Walpola, What the Buddha Taught, Gordon Fraser, (1978), Page 21.

HỒNG QUÂN – REDSVN.NET / BUDDHIST-MARXISM ALLIANCE

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...