Danh sách bài viết

TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ (2): PHẬT GIÁO

Cập nhật: 28/12/2017

Phật giáo có từ 2.500 năm trước được khai sinh vào thời điểm khi quan điểm về luân hồi – vòng tuần hoàn vô tận của sinh, tử và tái sinh – đang lớn mạnh trong đạo Hindu. Phật giáo nhắm vào sự phát triển tinh thần của mỗi cá nhân và cố gắng hiểu thấu các chân lý của cuộc đời. Người sáng lập Phật giáo là Siddhartha Gautama, một hoàng tử trẻ chủ trương sự tinh khiết và điều tốt đẹp như là một cách để thoát khỏi vòng luân hồi.

Siddhartha là con trai của nhà vua Shuddhodana và hoàng hậu Maya, sinh vào năm 563 tr.CN tại Lumbini, gần Kapilavastu, thủ đô của cộng hòa Sakyan, một vùng nằm ở miền nam Nepal ngày nay. Vị hoàng tử trẻ Siddhartha dã bị vỡ tan ảo tưởng về cuộc sống xa hoa và đặc biệt xúc động mạnh mẽ khi nhìn thấy dân tình bệnh tật, chết chóc và chịu đựng đau đớn. Ông nhận ra rằng tất cả mọi sinh linh đều phải trải qua những nỗi đau của sinh, lão, bệnh, tử và chịu đựng nỗi đau đó sau mỗi lần tái sinh. Mong ước giải thoát nhân loại khỏi bể khổ luân hồi ngày càng lớn dần, và vào năm 29 tuổi, Siddhartha rời bỏ cung điện và gia đình để trở thành một nhà tu hành khổ hạnh, từ bỏ tất cả những thú vui trần tục. Khi 35 tuổi, Siddhartha đến Bodh Gaya ở bang miền bắc Bihar của Ấn Độ. Tại đây, ông đã đạt đến trạng thái giác ngộ, tức nirvana, một trạng thái tĩnh tại an lạc hạnh phúc tránh xa tất cả mọi ước muốn khi ngồi thiền dưới một cây bồ đề (bodhi) và trở thành Đức Phật (Buddha).

Trong 45 năm sau đó cho đến khi nhập diệt, đức Phật đã đi khắp đất nước giảng dạy về Vòng luân hồi Dharma bao gồm Tứ diệu đế (bốn chân lý) và Bát Chính đạo. Tứ Diệu đế gồm: Khổ đế (chân lý về sự Khổ: Chân lý thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão, bệnh, tử, xa lìa điều mình ưa thích, không đạt sở nguyện, đều là khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ); Tập đế (chân lý về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muôn, Ái, tìm sự thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được trở thành, thỏa mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi); Diệt đế (chân lý về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt) và Đạo đế (chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ). Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bảt chính đạo, đó chính là: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định. Đức Phật đã truyền bá học thuyết anatta (vô ngã), bác bỏ lại sự tồn tại cùa một cái tôi vĩnh cửu mà ông tin rằng đó là nguyên nhân của những nỗi đau khổ cùa con người. Ồng cũng thuyết giáo về Trung Đạo, là việc tiết chế, điều độ để đối nghịch lại với đam mê lạc thú và nhục dục. Người ta cho rằng đức Phật đã dùng tiếng Magadhi, ngôn ngữ của Magadha để giảng đạo.

Phật giáo có hai hệ phái chính là Theravada (Nguyên thủy) và Mahayana (Đại thừa), dù thực tế có nhiểu hơn được truyền qua các thế hệ, mỗi hệ phái thiết lập nên nhiều trường phái. Phật giáo Mahayana được hình thành vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và được hành đạo rộng rãi ở nhiều quốc gia như Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hệ phái Theravada nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc sống tu viện, sự khắc khổ và tin rằng Siddhartha Gautama là đức Phật duy nhất; hệ phái Mahayana nhấn mạnh sự giác ngộ mở ra cho bất cứ ai tu hành và coi Phật Thích ca là một trong số nhiều đức Phật.

Trong thời kỳ trị vì của hoàng đế Ashoka thuộc triều đại Maurya (272 – 231 tr.CN), Phật giáo được coi là quốc giáo. Ashoka chuyển sang đạo Phật và cố gắng mang về một đức tin về tinh thần và luân lý trong vương quốc mình. Ông cũng được coi là giúp đỡ việc truyền bá đạo Phật trên toàn Ấn Độ. Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ IV và thứ V, Phật giáo ở Ấn Độ suy tàn trong khi đạt được sự phổ biến ở Trung Á và Trung Hoa. Nó chứng kiến một sự phục hưng dưới thời kỳ Gupta (320 – 550), nhưng những năm sau đó lại suy tàn khi hoàng gia không còn bảo trợ và chùa chiền bị tàn phá. Sự nổi dậy của đạo Hindu là một nguyên nhân khác của sự suy tàn này.

Tại Ấn Độ ngày nay, Phật giáo có khoảng 7.9 triệu tín đồ, tức vào khoảng 0,8 % dân số (theo số liệu thống kê năm 2001).

Trích sách “5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ”

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...